Dân Luận ngừng đăng bài trên blog

Kính báo,

Mời độc giả ghé thăm trang www.danluan.org hoặc facebook.com/danluan.org để đọc tin tức mới nhất. Blog này sẽ ngừng được cập nhật trừ trường hợp có sự cố với trang chủ danluan.org.

Xin liên hệ với banbientap@danluan.org nếu bạn muốn gửi bài vở hoặc góp ý cho Dân Luận.

Mến,
Nguyễn Công Huân

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nền giáo dục miền Nam 1954-1975

Tôi là một "sản phẩm" của nền giáo dục miền Nam thời
trước 1975 (VNCH). Nhưng dữ liệu về nền giáo dục đó rất
khó tìm. Hôm nay đọc được một bài về giáo dục miền Nam
của tác giả Trần Văn Chánh. Bài viết có vài số liệu, nên
tôi muốn cóp về trang blog để tham khảo. Bài rất dài, nên
tôi xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn quan tâm. Tôi trích
dưới đây vài dữ liệu trong bài viết của tác giả TVC.

Bây giờ nhìn lại và nói cho công bằng, những bậc tiền nhân
VNCH đã tạo được "nền nóng" tốt cho nền giáo dục thời
VNCH. Trường học phát triển khắp nơi. Thời đó đã có những
trường cao đẳng cộng đồng (kiểu Mĩ) ở nhiều tỉnh vùng.
Mỗi tỉnh có một trường kĩ thuật (như Nông Lâm Súc – đại
học Nông Lâm ngày nay). Sinh viên được tuyển chọn thích hợp
và khắt khe, nên đến năm 1975 cũng chỉ có 150 ngàn người.
Sinh viên sư phạm được tuyển chọn rất nghiêm ngặt, và khi
tốt nghiệp họ được xã hội kính trọng, đúng với tinh
thần "tôn sư trọng đạo". Các giáo sư (rất ít) được tiến
phong đàng hoàng. Đặc biệt là giáo dục đại học đã được
tự chủ (khái niệm mà bây giờ VN đang bàn cãi!) Đặc biệt
quan trọng là nền giáo dục đó có tự do học thuật khá tốt,
chứ không bị chính trị hoá như hiện nay. Đọc đoạn cuối
(tôi trích trong note) chúng ta thấy ngay cả ông tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu cũng phải chào thua quyết định của hiệu
trưởng Đại học Đà Lạt. Thời đó dĩ nhiên không có chuyện
"cử tuyển" hay "nâng cấp". Chúng ta còn nhớ Gs Phạm Biểu Tâm
không nhận con gái của ông Ngô Đình Nhu vào học trường y vì
cô ấy thiếu điểm.

Nhìn lại mà thấy luyến tiếc. Nếu nền giáo dục đó còn
tồn tại, biết đâu ngày nay VN đã thành "rồng" hay "cọp" theo
cách nói của báo chí phương Tây.

<strong>Nguyễn Văn Tuấn</strong>

<blockquote>P/S: Tôi nhớ hoài thời tôi vào học đại học thời
đó. Ngày đầu tiên vào lớp học tôi thấy một tay ăn mặc
rất ngon lành, áo vô quần, hắn ngồi chễm chệ trên bàn chỗ
thầy ngồi, và phía sau lưng là tấm bảng đen. Tôi là một sinh
viên nói theo cách nói thời nay là gốc Hai Lúa, mới lên thành
chẳng bao lâu, tôi thấy hắn sang quá và tưởng hắn là thầy
nên cung kính chào. Hắn nhìn tôi cười cười và chẳng nói gì.
Đến khi thầy thật vào tôi mới biết hắn là học trò như
mình. Tôi vừa tức anh ách, vừa giận mình sao mình quê mùa
đến thế. Thế mà sau này tôi và hắn trở thành bạn thân. .
</blockquote>
====

http://tuanvannguyen.blogspot.com.au/…/nen-giao-duc-mien-na…

"Về bậc Tiểu học, trong niên khóa 1960-1961, sĩ số học sinh
ghi danh học bậc Tiểu học là 1.277.802 em, đến niên khóa
1969-1970, con số này lên tới 2.422.701 em, đã tăng thêm được
1.144.899 học sinh tiểu học. Số giáo viên tiểu học cũng đã
tăng từ 24.335 vị lên 46.554 vị. Trường ốc tiểu học từ
6.111 tăng lên 7.452 trường.

Về bậc Trung học, sĩ số học sinh cũng đã tăng từ 203.760 em
lên đến 6.36.921 em đồng thời với số giáo viên tăng từ
16.607 lên 17.249 vị. Số trường trung học đã từ 418 trường
vào năm 1961 tăng lên 804 trường vào cuối năm 1970.

Về Trung học Kỹ thuật và Chuyên nghiệp, niên khóa 1960-1961 là
3.634 em, đến niên khóa 1969-1970 đã tăng lên 10.315 em. Giáo sư
từ 231 vị trong niên khóa 1960-1961 tăng lên 1.200 vị vào cuối
năm 1970. Số trường ốc tăng từ 11 lên đến 44 trường trong
thập niên vừa qua.

Về ngành Đại học phổ thông, sĩ số ghi tên theo học đã
tăng từ 13.035 sinh viên trong niên khóa 1960-1961 lên đến 46.054
sinh viên trong niên khóa 1969-1970. Giáo sư đại học tăng từ 465
vị lên đến 1.247 vị. Số viện đại học trong nước từ 3
viện tăng lên đến 5 viện trong niên khóa 1969-1970.

Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở
miền Nam là khoảng 150.000 người, không tính các sinh viên theo
học ở Học viện Quốc gia Hành chánh và ở các trường đại
học cộng đồng (Nguyễn Văn Canh, Vietnam Under Communism 1975-1982,
tr. 156, dẫn lại theo "Giáo dục Việt Nam Cộng hòa", Bách
khoa toàn thư mở Wikipedia)."

Nhận xét của tác giả:

" Mức lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250,
giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư Trung học Đệ nhất
cấp hạng 4 là 400, giáo sư Trung học Đệ nhị cấp hạng 5 là
430, hạng 4 là 470. Với mức lương căn bản này, cộng thêm
phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố thời Đệ nhất
Cộng hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể thuê được
người giúp việc trong nhà. Tình hình tốt đẹp này có thể
nói chỉ bắt đầu sa sút với đời sống chật vật tăng dần
từ khi chiến tranh leo thang ác liệt đi cùng với những cuộc
xào xáo chính trị nội bộ diễn ra liên tục từ sau cuộc
đảo lộn chính trị năm 1963. Tuy vậy, một cách chung, giới
nhà giáo miền Nam căn bản vẫn giữ được lòng tự trọng và
cung cách mô phạm, từ cách ăn mặc cho đến nói năng, giao
thiệp với mọi người trong xã hội."

"Nền giáo dục miền Nam vận hành trên cơ sở chế độ dân
chủ tự do. Do Hiến pháp công nhận, các viện đại học cả
công lẫn tư được quyền hoạt động độc lập và tự chủ,
gọi là tự trị đại học (tương đương với khái niệm
"tự chủ đại học" bây giờ), đặc biệt về học vụ
không có sự can thiệp từ ngoài, không có bộ nào chủ quản,
kể cả Bộ Quốc gia Giáo dục. Hội đồng Khoa (đứng đầu là
Khoa trưởng) của mỗi trường đại học gồm những giáo sư,
học giả uyên bác có nhiệm vụ soạn thảo chiến lược và
chương trình đào tạo của trường mình.

Nhà trường hoạt động theo cơ chế tập thể lãnh đạo (Hội
đồng Khoa) và cá nhân phụ trách (Khoa trưởng). Viện trưởng
chịu trách nhiệm lãnh đạo chung toàn viện về học vụ, hành
chánh, tài chánh, ngoại giao và kỷ luật, cũng như về đường
hướng/ kế hoạch phát triển tổng quát.

Trong khuôn khổ tự trị đại học, sinh viên được sống trong
môi trường học tập và sinh hoạt khác hẳn so với thời trung
học. Ở hầu hết các trường/ phân khoa đại học, sinh viên
không bị ràng buộc vào khuôn khổ, không bị điểm danh (nghĩa
là không bắt buộc phải dự lớp nghe giảng), mà chỉ cần sự
tự giác với kết quả học tập được đánh giá qua các kỳ
thi quy định. Sinh viên được xem là trí thức trẻ, nên với
truyền thống dân chủ học đường, nhà trường tạo mọi
điều kiện cho họ được tự do hoạt động trong khuôn khổ
nội quy của trường và không can thiệp vào việc nội bộ của
họ. Bên trong nhà trường đại học, người sinh viên được
quyền tự do nói lên tiếng nói của mình về mọi vấn đề
của đất nước và của xã hội đương thời, miễn không trái
quy định của luật pháp là được.

Với tinh thần tự trị đại học, ít nhất về phương diện
học vụ, các trường đại học đều được tự do thiết lập
chương trình giảng dạy và học tập/ nghiên cứu riêng, không
bị lệ thuộc bởi bất kỳ một kiểu "ban tuyên giáo" nào.
Điều này có nghĩa cả ở các môn khoa học xã hội (Văn
chương, Sử học, Triết học …), giáo sư được quyền tự
biên soạn giáo trình tùy theo lĩnh vực tâm đắc của mình,
muốn dạy gì dạy nhưng phải được sự chấp thuận của Khoa
trưởng, và đương nhiên, do sự đối đầu giữa hai hệ thống
ý thức hệ Nam-Bắc lúc bấy giờ, miễn không lợi dụng giảng
đường để tuyên truyền trực tiếp cho "cộng sản" là
được! Nhờ vậy, ngành Đại học phát triển khá tự do, tạo
điều kiện cho mọi giáo sư, sinh viên được quyền nghiên
cứu, sáng tạo, phát biểu tư tưởng và thậm chí… lập
thuyết! Sinh viên nào làm bài thi trái ý thầy trong các bộ giáo
trình, có khi còn được điểm cao hơn.

Đương nhiên, tính độc lập của một viện trưởng viện
đại học đối với nhà cầm quyền còn phải cao hơn. Trong
một tập hồi ký (chưa xuất bản) của mình, Dương Văn Ba,
cựu dân biểu Hạ viện phái đối lập thời Việt Nam Cộng
Hòa, kể chuyện khoảng tháng 9.1968, Viện Đại học Đà Lạt
tổ chức lễ tốt nghiệp khóa đầu tiên (1964-1968) của
trường Đại học Chính trị Kinh doanh (thuộc Viện Đại học
Đà Lạt). Trong buổi lễ, Viện mời tác giả với tư cách cựu
sinh viên về họp mặt và phát biểu cảm tưởng, đồng thời
cũng có mời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đến tham dự. Khi
biết có kẻ "đối lập" sắp phát biểu trước mặt mình,
ông Thiệu lễ phép tỏ ý không hài lòng với linh mục Viện
trưởng Nguyễn Văn Lập, nhưng linh mục vẫn lịch sự thưa
lại rằng chương trình đã lỡ sắp đặt: "Với tư cách
Viện trưởng Đại học, tôi không thể hủy bỏ việc đó
[tức việc phát biểu cảm tưởng của Dương Văn Ba] vì phải
tôn trọng danh dự cựu sinh viên, cũng là bảo vệ danh dự của
Viện trưởng Đại học Đà Lạt. Xin Tổng thống tha lỗi".
Rồi tác giả tập hồi ký kết luận cho câu chuyện mình vừa
kể: "Thái độ của cha Lập đối với người đứng đầu
chính quyền Sài Gòn lúc đó rất thẳng thắn, nói lên quan
điểm về tự trị đại học, truyền thống của nhiều quốc
gia trên thế giới. Đại học đào tạo nên những con người
cho tương lai, chứ không phải đào tạo nên con người thời
vụ…" (Dương Văn Ba, Những ngã rẽ, tr. 123-125). "

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20150104/gs-nguyen-van-tuan-nen-giao-duc-mien-nam-1954-1975),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Hung Phan - Học Viện Khổng Tử – Sự xâm lăng ngọt ngào

<center><img
src="http://www.triethocduongpho.com/wp-content/themes/grido/themify/img.php?src=http://www.triethocduongpho.com/wp-content/uploads/2015/01/9-credit-1.jpg&w=670&h=&zc=1&q=80
" width="550" /></center>

<h2>Chỉ là tàn dư của lịch sử</h2> Học Viện Khổng Tử
được khai trương ngay trong trường Đại Học Hà Nội là
chuyện đã rồi. Nó được sử dụng làm gì (ngoài dạy ngôn
ngữ) thì ai cũng biết, tiếng xấu đã đồn khắp từ những
trường ĐH McMaster, ĐH Waterloo đến cả ĐH Chicago. Ngoài cái
tên Học Viện Khổng Tử gợi nhớ đến bộ quy tắc sống của
một người dân điển hình trong chế độ Phong kiến gồm "tu
thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" vốn không còn hợp
thời bởi có khả năng gợi mở, kích động tính hiếu chiến
trong một thế giới đề cao hoà bình, tự do hiện tại. Cái
tên Học Viện Khổng Tử không mang nhiều mục đích hơn là
giúp phân biệt tổ chức này giữa hàng trăm triệu cái tên
khác loài người có thể nghĩ ra.

Những gì Khổng Tử đã làm và đúc kết được sinh ra trong
thời loạn lạc, cùng cố gắng biểu dương tư tưởng của ông
trong hơn nửa cuộc đời đi thuyết phục các đế vương sử
dụng nó làm phương tiện cai trị mang lại lợi ích nhiều
nhất cho các đế vương. Thời của các đế vương đã qua và
thế giới hướng đến mô hình quản lý quyền lực phân bổ
đồng đều – tam quyền phân lập, giá trị nó mang lại vì
thế, chỉ giới hạn trong thời kỳ Phong kiến quân chủ độc
quyền. Hiện nay dù Khổng giáo là chủ đề để nghiên cứu
học thuật, không nhà nước nào đem đi áp dụng vào xã hội
hiện tại. Khổng Tử có gì và các sản phẩm của ông giờ là
lịch sử. Chuyện chỉ trích Học Viện Khổng Tử ở Việt Nam
phần nhiều chuyển hướng thành chỉ trích Khổng Tử và Khổng
giáo không làm mọi việc tốt đẹp hơn, vì thế không làm
giới hạn hoặc giảm thiểu nỗi lo Trung Quốc mưu đồ thống
trị Việt Nam thành hiện thực nếu họ thực sự muốn sử
dụng Khổng giáo như một công cụ.

<h2>Chiêu bài của nước lớn</h2> Học Viện Khổng Tử mọc
lên ngay tại trường đại học mang tên thủ đô và được ông
Du Chính Thanh cắt băng khánh thành trong một chuyến công tác
chóng vánh. Tại sao là Du Chính Thanh và điều đó có ý nghĩa
gì thì cần xem xét vai trò của người cắt băng ở nước sở
tại. Vai trò cuả nhân vật này có thể nói lên khá nhiều
điều dù vẫn chỉ giới hạn ở sự hoài nghi:

Trong quan hệ ngoại giao, mỗi cá nhân đại diện và chức vụ
cá nhân đó đang nắm giữ đều có một hàm ý đi kèm giúp làm
rõ hay nhấn mạnh mục đích hành động mà cá đó thực hiện
trong quan hệ giữa các quốc gia. Khác với Việt Nam do Đảng
Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo và là đảng phái duy nhất
được công nhận, Trung Quốc là quốc gia có "bề ngoài" đa
đảng – thông qua Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân
Trung Quốc (Chính Hiệp), Đảng Cộng Sản Trung Quốc công nhận
và lãnh đạo tất cả các đảng phái còn lại theo một mô
mình có thể hiểu là "đảng trên đảng". Đảng Cộng Sản
Trung Quốc vì thế có quyền lực hơn với các đảng phái còn
lại và xuất phát điểm của quyền lực mang ít nhiều tính
chất áp đặt. Ông Du Chính Thanh với vai trò chủ tịch Chính
Hiệp xuất hiện tại Việt Nam để mở cửa Học Viện Khổng
Tử – Cơ quan được thế giới coi như là nơi thể hiện tinh
thần của Đảng Cộng Sản Trung Quốc vì vậy dấy lên hoài
nghi cho rằng Trung Quốc đang tìm kiếm một sự áp đặt mới
lên Việt Nam.

Đây chính là những gì Trung Quốc đã làm hàng nghìn năm
trước và dù gánh xiềng xích đã bị người Việt đập tan
năm 938, mục tiêu chính trị của người bạn phương Bắc chưa
bao giờ có dấu hiệu từ bỏ. Dù ngoại giao hai nước chưa có
xuất hiện căng thẳng không thể hoà giải, Trung Quốc chưa bao
giờ thống nhất những gì họ nói và những gì họ làm bởi
họ xử sự theo kiểu miệng nói hoà bình, tay cầm súng. Đến
lúc nào biết Trung Quốc thật sự muốn gì vẫn chỉ là những
câu hỏi<a
href="http://www.triethocduongpho.com/2015/01/02/hoc-vien-khong-tu-su-xam-lang-ngot-ngao/"
target="_blank">.</a> Theo lẽ thường, khi những câu hỏi mọc lên
xung quanh nỗi sợ hãi, nỗi sợ hãi lập tức được nhân lên
nhiều lần – Trung Quốc dường như đang thực hiện chiến
lược xâm lược mềm Việt Nam từ bên trong hơn là sử dụng
vũ lực.

Những tổ chức đều sống bởi con người nên mấu chốt sự
tồn tại Học Viện Khổng Tử sẽ vô nghĩa nếu như không có
những con người làm nên nó và những người chịu ảnh hưởng
nó hướng đến. Người Việt có lẽ đã chịu thừa ảnh
hưởng của Khổng giáo để phải cần thêm một tổ chức
khuếch trương những điều đã có sẵn trong tư tưởng như
bất bình đẳng nam nữ hay chữ "trinh" đứng ngang hàng nhân
phẩm. Cổ vũ những điều đó cứ như bơm thêm không khí vào
không khí vậy.

Thời điểm Học Viện Khổng Tử hoạt động đồng nghĩa sẽ
có nhiều người Trung Quốc đến Việt Nam làm việc. Tất cả
chúng ta đều không biết họ nuôi ý định gì trong đầu ngoài
việc biết họ có một nền tảng văn hoá chung, nếp nghĩ của
giới lãnh đạo và họ vì vậy sẽ có nhiều điểm trùng
khớp. Dưới góc độ âm mưu mà nói sẽ chẳng có vỏ bọc nào
hoàn hảo hơn một cơ quan văn hoá để làm nhiệm vụ tình báo
vì điều kiện nghề tình báo là hoà nhập vào văn hoá của
mục tiêu. Mặc nhiên, khi đã là người Trung Quốc được cử
đến, mọi quyết định lựa chọn đều sẽ đưa về lợi ích
quốc gia.

Không phải ngẫu nhiên mà Cơ quan tình báo Canada (CSIS) thực
hiện các cuộc điều tra phản gián nhằm vào Học Viện Khổng
Tử, nếu họ nghi ngờ ta cũng phải có tâm lý đề phòng. Nhưng
điều đó không đáng sợ bởi tất cả các cơ quan giao lưu văn
hoá dù từ quốc gia nào đều sẽ quan tâm đến lợi ích quốc
gia trước nhất, dù đó là Le'space của Pháp, Viện Geothe của
Đức hay Japan Foundation của Nhật Bản. Tất cả đều đã
được chào đón bởi người Việt, không lý do gì chúng ta bỏ
mặc một cơ hội nếu nó mang lại hiểu biết lẫn nhau giữa
hai dân tộc, tình bạn và tri thức. Vậy mà chúng ta chỉ không
chào đón Học Viện Khổng Tử. Hoặc có lẽ chúng ta không chào
đón những gì Trung Quốc tìm kiếm?

<h2>Họ đã xâm lăng nơi khác</h2> Người Trung Quốc muôn đời
vẫn sẽ là người Trung Quốc, họ sẽ luôn ở đó và toan tính
những điều khó đoán biết; nhưng người Việt bây giờ và
người Việt mai sau nỗi lo lắng mang tên Trung Quốc có thể sẽ
thể hiện rất khác. Khi đã trải qua một cuộc chiến tranh
biên giới 1989 và mang trong mình một mảnh đạn của kẻ thù,
người ta sẽ không bao giờ quên được cảm giác đau nhói khi
nhắc về kẻ thù. Một số sẽ thù ghét suốt phần đời còn
lại và không tha thứ – điều này không hề tốt nhưng ít
nhất là một lý do hợp lý để liên kết bản thân con người
với nỗi đau dân tộc.

Những người trẻ lại thiếu đi chính sự thấu cảm ấy,
niềm tự hào dân tộc là một thứ vô hình thiêng liêng nhưng
nó đang được dùng để ghét, người ta ghét chỉ vì ghét.
Không hề có một lý lẽ nào biện hộ nổi việc xuống
đường đập phá hàng trăm doanh nghiệp chỉ vì tên nhìn
"giống như là Trung Quốc" khi dàn khoản HD-981 xâm phạm chủ
quyền. Bộ phận rất lớn chúng ta quá thiếu khả năng suy xét
và hành động còn cảm tính. Không ai muốn thờ ơ nhưng đập
phá hay thù ghét là vị kỷ, chỉ biết thoả mãn cảm xúc
riêng, nó thể hiện sự bất lực không có được một suy nghĩ
thông tuệ để giải quyết vấn đề. Mọi vấn đề, chúng ta
để nhà nước giải quyết bằng cái đầu lạnh của họ còn
chúng ta hành động bằng cái đầu nóng. Những gì chúng ta có
thật là sự đoàn kết lỏng lẻo.

Trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, chúng ta đang trở thành
những người "nhập siêu" và họ quả thực đang "xuất
siêu" vào Việt Nam rất nhiều (nhưng không phải tất cả)
những thứ xấu xí. Chúng ta đề phòng thế nào? Nếu ở Mỹ
họ có tư tưởng tự do ngôn luận khiến thời điểm Học
Viện Khổng Tử cấm nói về Tây Tạng họ tẩy chay và đóng
cửa Học Viện Khổng Tử thì ở Việt Nam chúng ta có gì ngoài
sự thù ghét sinh ra từ cảm xúc?

Những điều định nghĩa người Việt giờ đây cần phải kèm
thêm yếu tố nước ngoài: Một người Việt sẽ đi xe máy
HONDA, thích uống nước ngọt Coca-Cola, ghét Trung Quốc nhưng sẽ
chọn đồ Trung Quốc giá rẻ nếu có nhu cầu mua sắm. Ở thời
hiện đại mà chúng ta nghèo khổ vì quá thiếu đặc sản của
riêng mình. Những gía trị người Việt sản sinh ra bằng chất
xám rất thấp – ngay trong khối ASEAN thôi người ta chỉ ra
Việt Nam duy nhất hơn được Campuchia; <strong>trong cùng khoảng
thời gian chúng ta chỉ tạo ra bằng 50% giá trị những gì
Philippines (xếp trên một bậc) làm được</strong>. Thế nhưng
chúng ta chi trả để mua sắm lại đứng hàng đầu khu vực. Khi
việc tiêu thụ nhiều và kiến tạo thấp đã thành một thứ
thói quen, những gì của người Việt lựa chọn sẽ thật mong
manh và chẳng bền vững. Những ảnh hưởng đó như thế nào
chúng ta thấy rõ ngoài xã hội qua những vụ tai nạn, sập
hầm, lở đường bất ngờ và yếu tố Trung Quốc cứ như một
bóng ma.

Họ thậm chí đã thuê một phần rất lớn trong gần 200,000
héc-ta rừng đầu nguồn ở Việt Nam (10 tỉnh quản lý số
diện tích rừng đều là tỉnh biên giới) để sử dụng thời
hạn 50 năm. Phần độc hại của văn hoá Trung Quốc đã xâm
lăng ngay vào chính cách chúng ta cư xử với đồng bào mình mà
chúng ta mặc nhiên thừa nhận chúng tồn tại, chỉ tìm cách né
đi chứ không tìm cách loại trừ: Kinh doanh gian trá, đầu độc
thực phẩm, sùng bái cá nhân…

Tôi – người Viết bài này có lúc đã tâm niệm rằng hình
như ngoài đất là của Việt Nam, những gì có trên mặt đất
đều có dấu ấn Trung Quốc. Một cách khá ngọt ngào mà nói,
về cơ bản, chúng ta đã bị xâm lăng. Chúng ta đang thật sự
gặp nguy hiểm!

<strong>Hung Phan</strong>


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20150104/hung-phan-hoc-vien-khong-tu-su-xam-lang-ngot-ngao),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Minh Văn - Quan điểm chính trị của T.Jefferso và bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay

<center><img
src="http://cdn.history.com/sites/2/2013/12/jefferson_portrait-P.jpeg"
width="550" /></center>

Tômat Giephecxơn (1743 -1826) là nhà tư tưởng và hoạt động
chính trị vĩ đại, nổi bật nhất trong lịch sử đấu tranh
giải phóng nhân dân Mỹ. Ông là tác giả của văn kiện lịch
sử "Tuyên ngôn độc lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ". Thời
đại mà ông sống cách nay đã hơn 200 năm, từ đó đến nay
nước Mỹ đã có những bước phát triển mạnh mẽ và vượt
bậc về mọi mặt, đặc biệt là quyền con người. Những quan
điểm của Giephecxơn về chính trị chỉ còn là nền tảng
lịch sử với nước Mỹ, nhưng so với những quốc gia độc
tài chậm phát triển thì nó vẫn còn mang tính thời sự nóng
hổi.

Trong suốt cuộc đời hoạt động chính trị của mình,
Giephecxơn ủng hộ lập trường học thuyết "Khế ước xã
hội" và các quyền tự nhiên không thể tách rời của con
người, đồng thời phê phán hình thức nhà nước quân chủ.
Tư tưởng chủ quyền nhân dân có nội dung nhất quán trong các
luận điểm chính trị của ông. Ông cho rằng "Nhà nước, và
nói chung của các tổ chức chính trị là phải đảm bảo tự
do và hạnh phúc cho mọi con người. Trong trường hợp lạm
quyền hay bạo lực từ phía chính quyền nhà nước theo đuổi
mục đích áp bức con người bằng nền chuyên chế, thì không
chỉ bằng quyền, mà còn là trách nhiệm tự nhiên của nhân
dân phải lật đổ chính quyền nhà nước đó". Những quan
điểm này phản ánh mối quan tâm và lợi ích của các tầng
lớp dân chủ Mỹ trong việc thiết lập những thể chế nhà
nước mới. Theo Giephecxơn, tư tưởng chủ quyền nhân dân không
thể tách rời với việc nhân dân làm cách mạng. Đây là một
quan điểm hết sức phù hợp với quy luật phát triển, nó đã
và sẽ tiếp tục đóng vai trò tiến bộ.

Về vai trò của nhân dân đối với công việc nhà nước,
Giephecxơn cho rằng nhân dân tham gia vào việc điều hành các
công việc nhà nước thông qua các đại diện của mình. Mọi
quan chức được bầu ra với nhiệm kỳ hạn chế và phải bị
nhân dân kiểm tra. Ông đòi hỏi những quyền lực thực tế cho
nhân dân tham gia vào đời sống chính trị đất nước, đồng
thời cũng thúc đẩy tự do ngôn luận, tự do báo chí…; về
thái độ của nhân dân đối với nhà nước, ông có một câu
nói nổi tiếng: "Nếu có một lúc xẩy ra rằng dân chúng trở
nên lơ đãng với việc nước thì bạn và tôi, và Quốc hội,
và những hội đồng, những vị thẩm phán, những vị thống
đốc, chúng ta tất cả sẽ trở thành những con chó sói".
Một câu nói nữa cũng là của ông: "Có một vài hình thức
chính phủ được tổ chức hoàn hảo hơn những chính phủ khác
để bảo vệ cá nhân trong sự sử dụng tự do những quyền
tự nhiên của họ. Những hình thức chính phủ này cũng được
giữ gìn kỹ càng hơn để chống lại sự thoái hóa. Tuy nhiên,
kinh nghiệm đã chứng tỏ rằng, ngay dưới thời chế độ
đẹp đẽ nhất, những kẻ nắm quyền hành trong tay, su một
thời gian và do sự tiến triển chậm chạp đã trở thành
những kẻ chuyên chế".

Nói chung, nội dung quan điểm chính trị của Giephecxơn là tiến
bộ và có đóng góp rất lớn vào tư tưởng chủ quyền nhân
dân. Ông đặc biệt đề cao tính dân chủ và quyền lực nhân
dân trong việc điều hành xã hội và bộ máy nhà nước.

Liên hệ với bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, thì những
quan điểm của Giephecxơn vẫn còn là niềm mơ ước đối với
nhân dân và những người hoạt động dân chủ. Chúng ta có
thể thấy tư tưởng chủ quyền nhân dân của ông là động
lực để nhân dân Việt Nam đứng lên làm cách mạng, vì đó
không chỉ là quyền, mà còn là trách nhiệm của họ đối với
lịch sử. Nhân dân có quyền nổi lên chống lại và lật đổ
ách thống trị áp bức của kẻ độc tài bạo chúa. Đó là
câu trả lời thích đáng và hợp pháp của người dân đối
với một chế độ theo đuổi mục tiêu áp bức con người.
Những quyền tự nhiên của con người mà ông nêu ra, hiện nay
vẫn chưa được nhà cầm quyền Việt Nam đáp ứng và tôn
trọng. Điều đặc biệt thú vị, nếu dựa vào câu nói của
Giephecxơn thì bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay đúng nghĩa
là một hang ổ chó sói, vì thực sự người dân đã hoàn toàn
thờ ơ với việc nước bởi những bất công phi lý tràn đầy,
vì lo sợ bị đàn áp.

Trên thực tế, những quan điểm chính trị của Giephecxơn với
hoàn cảnh lịch sử Việt Nam hiện nay vẫn còn nguyên giá trị.
Như còn tươi nét mực khi đọc đến, vì rằng nó vẫn mang
tính thời sự và là niềm mơ ước của dân tộc Việt Nam
chúng ta trong thời điểm này.

<em>04/01/2015</em>


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20150104/minh-van-quan-diem-chinh-tri-cua-tjefferso-va-boi-canh-xa-hoi-viet-nam-hien-nay),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Phạm Thanh Nghiên - Tôi nhớ Nguyễn Ngọc Già

Cho đến hôm nay, tôi phải thừa nhận điều ấy khi anh vắng
bóng trên Dân Làm Báo và có tin anh bị bắt hôm 27 tháng 12 với
tên thật là Nguyễn Đình Ngọc.


Việc đọc Dân Làm Báo đã trở thành thói quen của tôi kể
từ những ngày đầu mới ra tù. Sau này, những cái tên như
Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Bá Chổi, Vũ Đông Hà, Đặng Chí
Hùng, Phan Châu Thành, Trần Quốc Việt, Huỳnh Thanh Trúc, Nguyên
Thạch... đã rất tự nhiên đi vào trong cảm xúc của tôi. Bút
danh Nguyễn Ngọc Già nghe thật lạ và ấn tượng. Không ít
lần đọc bài viết của Nguyễn Ngọc Già xong, tôi tự hỏi:
<b><i>"Ông ấy là ai, ở đâu?"</i></b>. Tôi thật sự "kết
anh" (trong lòng) như cách thổ lộ của Phan Châu Thành, một
cây viết khác trên Dân Làm Báo mà tôi cũng rất ngưỡng mộ.

Giống như nhiều bạn đọc khác của Dân Làm Báo, tôi cũng
thảng thốt trước tin (cho rằng) Nguyễn Ngọc Già bị bắt và
cảm nhận được khoảng trống không nhỏ anh để lại trong
thôn. Đi cùng với khoảng trống ấy là sự lo lắng pha chút
hoang mang. Một lần nữa câu hỏi <b><i>"Anh là ai?"
</i></b>được thốt lên trong sự xót xa. Chúng ta đã quá quen
thuộc với sự có mặt của anh và dường như chưa chuẩn bị
tinh thần đón nhận tình huống xấu này. Mặc dù tôi tin,
Nguyễn Ngọc Già đã luôn ở tư thế sẵn sàng cho chuyến công
tác tại "nhiệm sở bất đắc dĩ". Chúng ta quá hiểu chí
hướng, tình cảm và khát vọng của anh, nhưng không ai trong số
chúng ta biết về anh dù chỉ là khuôn mặt, dáng vẻ qua một
tấm hình. Cho đến lúc này, Nguyễn Ngọc Già có lẽ là blogger
duy nhất bị bắt với nghịch lý <b><i>"ông rất nổi tiếng
nhưng không ai biết ông là ai"</i></b>.


Là một blogger đối lập ẩn danh, Nguyễn Ngọc Già hẳn ý
thức được cơn cuồng nộ "tìm và diệt" của chính quyền
cộng sản cũng như hiểu được "sự tò mò" của những
người yêu mến anh. Anh từng viết: <i>"..."bức chân dung" hay
"tiểu sử" của bạn chính xác tới đâu, không phải do họ mà
do bạn đã để lộ những thông tin của mình như thế nào qua
các bài viết. Vậy viết sao vẫn đảm bảo trung thực, nhưng
đừng vô tình cung cấp toàn bộ thông tin, thay vào đó, bạn
hãy dẫn họ đi lòng vòng trong cánh rừng nguyên sinh mà chỉ có
bạn biết rõ. Đó là giữ vững thế chủ động. Hãy trao thế
bị động cho hacker". </i>


Trong 6 năm, những kẻ truy lùng anh đã phải "đi lòng vòng
trong cánh rừng nguyên sinh" đồng nghĩa với sự căm thù dành
cho anh càng lớn. Song tôi tin, dù bị bắt, chịu tù đày hay ở
bất kỳ hoàn cảnh khắc nghiệt nào đi chăng nữa, Nguyễn
Ngọc Già vẫn luôn "giữ vững thế chủ động". Tôi quả
quyết như thế vì tôi tin anh, tin ở những gì anh viết. Hay nói
như ông Mặc Lâm, biên tập viên đài Á Châu Tự Do thì:
<i>"Bắt giữ một người đã chuẩn bị tư thế bị bắt là
một thất bại của những kẻ tham mưu... Ông Nguyễn Ngọc Già
chỉ có tư duy, sự khao khát tự do và một chiếc computer nhỏ
bé. Dù vậy chống lại guồng máy khổng lồ để được lên
tiếng đã là một thắng lợi không nhỏ."</i>


Cũng như những Blogger yêu nước khác, Nguyễn Ngọc Già bị
bắt vì anh không chấp nhận viễn cảnh Việt Nam sẽ trở thành
chư hầu hay một tỉnh lỵ của Trung cộng. Vì anh không chấp
nhận đất nước này bị chìm đắm trong nghèo nàn lạc hậu.
Vì anh khát khao Tự do và Dân chủ cho Dân tộc mình.


Giá có được một tấm hình của anh để giải mã về chân
dung Nguyễn Ngọc Già - Nguyễn Đình Ngọc thì tốt biết mấy.
Ý nghĩ này chắc không của riêng tôi mà của tất cả những
người yêu mến anh. Nhưng tôi tin: tôi - anh - và tất cả chúng
ta đã đến với nhau qua sự dun rủi của định mệnh. Đến
với nhau trong nỗi thăng trầm của thời cuộc, trong từng lời
thở than của đất mẹ. Đến với nhau dù phải chứng kiến
máu, nước mắt, chia ly, ngục tù, để đón nhận những vết
thương trên da thịt. Đến với nhau để cùng đi tới Tự do.
Tự do thật sự.


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20150104/pham-thanh-nghien-toi-nho-nguyen-ngoc-gia),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Viết từ Sài Gòn - Nguyễn Bá Thanh, cốt cách và số phận

<center><img
src="https://aotrangoi.files.wordpress.com/2015/01/nguyen-ba-thanh2.jpg"
width="550" /></center>

Với người dân Đà Nẵng nói riêng, và với người dân miền
Trung, thậm chí người dân Việt Nam nói chung, Nguyễn Bá Thanh
là một nhân vật chính trị khá đặc biệt. Tính đặc biệt
này nằm trong nhiều khía cạnh nhưng rõ nét nhất vẫn là cốt
cách và số phận của ông. Dù nói gì, đứng trên chính kiến
nào thì Nguyễn Bá Thanh cũng là một lãnh đạo thành phố có
cốt cách hơn người và là nhà chính trị có số phận khá
hẩm hiu, trên mọi nghĩa.

Sở dĩ nói ông có cốt cách đặc biệt, có lẽ cũng nên nhắc
đến người cha của ông, tức ông Nguyễn Bá Tùng, một trong
những công thần khai quốc của Việt Minh, sau này là công thần
của đảng Cộng sản tại miền Trung. Nguyễn Bá Tùng là một
trí thức, có phong cách điềm đạm, dáng người quắc thước
(ông Thanh không bằng cha ở điểm này). Sau biến cố 1975, không
hiểu sao ông Tùng lại lui về ở ẩn khá sớm trên núi Túy Loan
để làm vườn, chăm sóc con cái. Ông Thanh là thành quả nuôi
dạy con của ông Tùng.

Có lẽ vì sống ở nơi hoang vắng, núi rừng, gần với thiên
nhiên nên cốt cách ông Thanh rất khác người với cá tính
mạnh mẽ, quyết đoán và hành xử đôi khi rất bản năng, nói
là làm, gần với khí cốt của giới giang hồ hơn là giới
lãnh đạo chính trị. Ngay từ thời làm chủ nhiệm nông
trường Quyết Thắng, thay vì trồng thơm để cải thiện đời
sống, ông xem việc này là việc của kẻ "trí ngu", tại sao
sống ngay trên mảnh đất có nhiều quặng vàng mà không khai
thác, đãi lấy vàng, cứ đào lên lại lấp xuống? Ông Thanh âm
thầm cho đàn em khai thác vàng ở đây.

Kết quả là năm nào nông trường Quyết Thắng cũng đóng thuế
đầy đủ, công nhân mập mạp, có rượu bia để uống và có
nhà để ở. Đương nhiên việc ông làm là cái gai trong mắt
của nhiều lãnh đạo bảo thủ, trong đó có chú ruột của ông
là Nguyễn Bá Lấn (em ruột ông Nguyễn Bá Tùng), hễ cứ đi
đâu, gặp ai hỏi về ông Thanh thì ông Lấn đều chê "thằng
đó hí hố…".

Khi lên làm chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, ông
gặp cũng không ít mũi dùi (trận chiến với trung tá công an
Trần Văn Thanh là cú đánh vỗ mặt đầu tiên Nguyễn Bá Thanh
nghênh chiến với thế lực ẩn nấp sau lưng ông Trần Văn
Thanh). Đó cũng là cái giá của một con người quen sống với
cá tính và dám làm dám chịu khi đương đầu với một hệ
thống (dù là cấp thành phố) vốn quen chạy theo lối mòn.

Và sau vụ này, ông Thanh tiếp tục xây dựng thành phố Đà
Nẵng trở thành hòn ngọc miền Trung. Thiết nghĩ, chuyện này
không cần bàn thêm nữa. Vấn đề là với cá tính như vậy,
ông Thanh sẽ làm được gì? Đương nhiên, đứng đầu một
thành phố, đứng mũi chịu sào, ông Thanh sẽ làm được rất
nhiều việc vì ông là người quyết đoán, quyết liệt và dám
làm dám chịu. Thành phố Đà Nẵng như đang thấy là thành quả
của tố chất này.

Nhưng, cá tính này chỉ hợp với vị trí lãnh đạo, đứng
đầu, nếu cấp thành phố thì đương nhiên ở hàng Thị
trưởng, Chủ tịch… Nếu ở cấp trung ương, cũng không nằm
ngoài vị trí ông ta phải đứng đầu, tư duy của ông ta sẽ
làm mất lòng không ít người, tham vọng của ông ta sẽ làm
thay đổi nhiều thứ và làm tổn thương cũng không ít nhưng
thành tựu của ông ta thì chắc chắn không nhỏ chút nào, nếu
không muốn nói là rất lớn.

Rất tiếc là chức danh Trưởng Ban Nội chính trung ương chỉ
là cái chức danh có chức mà không có vị, có quyền mà không
có lực. Chính vì thế, ông Thanh mau chóng trở thành con bù nhìn
khó ưa ở Hà Nội. Mặc dù cố gắng cựa quậy, bứt thoát
để làm một điều gì đó tốt đẹp hơn cho đảng Cộng sản
nhưng có vẻ như ông càng cố gắng, càng nỗ lực thì càng có
nhiều kẻ thù.

Và dĩ nhiên là kẻ thù của ông thừa sức để biết rằng ông
chỉ hô mây gọi gió khi ông đứng ở vị trí thủ lĩnh, nếu
ông đứng ở vị trí lính lác, cá tính của ông sẽ hại ông.
Nhất là lúc ông làm việc ở Hà Nội, giữa một bộ sậu đa
tính cách, khác biệt về văn hóa bản địa, ông càng dễ bị
"chiếu tướng". Hơn hết, chẳng ai muốn một con người cá
tính mạnh như Nguyễn Bá Thanh lên ngồi ghế lãnh đạo để
chỉ huy, điều hành mình. Chính vì thế, con đường hoạn lộ
của Nguyễn Bá Thanh trở nên hẩm hiu khi ông ra Hà Nội.

Ngay tại quê nhà của ông, cũng lắm kẻ muốn chơi lại ông cho
bõ ghét bởi trước đây, khi làm lãnh đạo, ông từng đe nẹt
họ nhiều lần. Và những kẻ từng là đàn em thân tín của
ông mau chóng trởi thành đàn em của những kẻ có nguy cơ thành
đối thủ, thậm chí thù địch với ông.

Có thể nói, Tết năm 2013 – 2014 là cái Tết buồn nhất của
gia đình Nguyễn Bá Thanh tại Đà Nẵng. Nếu như khi ông còn
làm việc tại Đà Nẵng, Tết đến, người ta xum xoe, bợ đỡ
ông bao nhiêu thì khi ông ra Hà Nội, người là ghẻ lạnh với
ông bấy nhiêu. Nguyên một cái Tết, chỉ có lèo tèo vài bằng
hữu đến thăm gia đình ông, khác với con số vài trăm người
vào ra chúc tụng thời ông làm "vua Đà Nẵng".

Và khi ông Thanh ra Hà Nội nhậm chức cũng là lúc ông rơi vào
tình trạng cô thế trên mọi nghĩa, số phận chính trị rất
hẩm hiu của ông ngày càng rõ nét. Cho đến thời điểm bây
giờ, khi những thông tin về bệnh nhân Nguyễn Bá Thanh đang
chuẩn bị lên máy bay cứu thương để bay về quê (mà chưa
chắc đã được bay về nhà!) chẳng khác nào vết thương cuối
cùng của một chiến binh trước khi anh ta ngã quị, giã từ sự
sống!

Có thể trong cuộc đời làm chính trị của mình, ông Nguyễn
Bá Thanh từng phạm không ít sai lầm, như vụ Giáo Xứ Cồn
Dầu chẳng hạn! Nhưng công tâm mà nói, khi vứt bỏ mọi biên
kiến về đảng phái, chủ nghĩa, thì Nguyễn Bá Thanh là một
con người có cốt cách và tính khí đặc biệt, sự hiện hữu
của ông rất cần thiết cho Việt Nam, cho một dân tộc vốn
chìm đắm quá lâu trong sợ hãi và lạc hậu!

Rất tiếc, khí cốt chỉ là chuyện tính cách con người nhưng
hệ thống anh theo đuổi lại quyết định số phận của anh và
cả những con người, rất nhiều người chịu sự chi phối
của anh! Nguyễn Bá Thanh, đến thời điểm này, chỉ biết nói
một câu: Tiếc cho ông, số phận ông thật là hẩm hiu!

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20150104/viet-tu-sai-gon-nguyen-ba-thanh-cot-cach-va-so-phan),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Nguyễn Nhật Ánh - Những cấm kỵ tuổi thơ

Hồi tôi còn nhỏ, tuổi thơ tôi như bất cứ đứa trẻ nông
thôn nào khác, chỉ có chơi u, chơi cướp cờ, chơi bắn bi,
chơi đánh trận giả... Những trò chơi đó hấp dẫn thì hấp
dẫn thật nhưng không khiến trẻ con chơi từ giờ này qua giờ
khác như các trò game online nên các bậc phụ huynh không phải lo
lắng hay cấm đoán.


<strong>1. Trẻ con bao giờ cũng bị cấm đoán.</strong>

Trẻ con bây giờ thường bị ba mẹ cấm chơi game sa đà, cấm
đi chơi về khuya.<br > Ở thôn quê, ba mẹ không sợ con cái đi
chơi khuya, vì cùng lắm con nít chỉ chơi lòng vòng trong sân nhà
hàng xóm. Thậm chí ngủ lại nhà bạn cũng là chuyện bình
thường, miễn là xin phép trước. Hồi đó gọi là "ngủ
lang".



<strong> 2. Chúng tôi chỉ bị cấm tắm sông tắm suối, vì sợ
chết đuối.</strong>

Chúng tôi cũng bị cấm trèo cây, sợ té ngã gãy tay gãy chân,
ghê nhất là... gãy cổ. "Mày nghịch vừa thôi chứ, té gãy
cổ bây giờ!" là câu răn đe cửa miệng của người lớn

Dĩ nhiên, thời nào cũng vậy cái gì càng bị cấm thì trẻ con
cố lén lút làm cho bằng được. Các gia đình thời đó lại
đông con, các bậc phụ huynh chỉ ban lệnh cấm, trên thực tế
không sao quản lý xuể. Nhà nào cũng bảy, tám đứa con, có nhà
mười mấy đứa, canh đứa này thì sểnh đứa kia, chăn con
vất vả chẳng khác gì chăn vịt bầy.<br > Vì vậy mà bọn
trẻ chúng tôi thường trốn ba mẹ kéo nhau ra sông ra suối,
trèo cây hái trái và sục sạo các tổ chim. Bạn bè tôi chưa
đứa nào gãy cổ, chỉ có tôi suýt chết đuối và thằng Thời
gãy tay do ngã từ cây xoài xuống. Ba mẹ tôi và ba mẹ thằng
Thời lập tức ca cẩm: "Cá không ăn muối cá ươn/ Con cãi cha
mẹ trăm đường con hư".



<center><img
src="http://images.motthegioi.vn/uploaded/hoachopmua/ngay%204%20thang%201/tro-choi-tuoi-tho-hinh-anh_2_oyuu.jpg?width=550"></center>



<strong>3. Cũng có những lệnh cấm có lẽ trẻ con bây giờ
cảm thấy kỳ cục.</strong>

Chẳng hạn bọn tôi hồi nhỏ bị cấm ăn chân gà. Lý do: Đứa
nào ăn chân gà tay sẽ run, chữ viết quều quào, lên bờ xuống
ruộng. Đến bây giờ, tôi chẳng biết cấm kỵ đó có từ khi
nào và do ai nghĩ ra đầu tiên. Có thể do thành ngữ "chữ
xấu như gà bới" mà người lớn không cho con nít ăn chân gà
chăng?

Thứ hai là cấm con trai vào bếp. "Bếp núc là chỗ của đàn
bà con gái, con trai mà luẩn quẩn trong bếp học sẽ không ra
chữ". Lệnh cấm này rõ ràng mang màu sắc phong kiến, chắc
còn sót lại từ thời các nho sinh dùi mài kinh sử ra kinh ứng
thí. Sự cấm kỵ này dĩ nhiên cũng bị bọn nhóc tì chúng tôi
vi phạm thường xuyên. Cấm ăn chân gà thì không sao, vì chân
gà xét ra cũng không lấy gì làm ngon. Nhưng nhà bếp với các
tủ chạn, nồi niêu xoong chảo chứa thức ăn là nơi quyến rũ
nhất trong nhà, cấm léng phéng vô đó làm sao trẻ con có thể
ăn vụng được.

Thứ ba là con trai không được đi ngang dưới dây phơi đồ,
đặc biệt khi trên dây phơi đang toòng teng quần áo của phụ
nữ. "Cháu không được chui qua chui lại dưới dây phơi đồ.
Con trai chui dưới dây phơi đồ thế nào cũng... ngu", bà tôi
dặn tôi không chỉ một lần.

Tôi sợ ngu. Tôi sợ học dốt. Học dốt sẽ bị bọn con gái
coi thường. Con Phương hàng xóm sẽ không chơi đồ hàng với
tôi nữa. Con Mai ngồi cùng bàn sẽ không cho tôi ăn chung cà rem
vào giờ ra chơi. Bụng bảo dạ như thế nhưng nhiều lúc mải
chạy nhảy chơi đùa, tôi quên béng nhìn lên trời, chui qua chui
lại dưới dây phơi cả chục lần mới phát hiện ra. Dây phơi
ở thôn quê thường giăng ngang sân, nối từ cột nhà đến
gốc mít, gốc ổi, chơi đùa ngoài sân thế nào cũng có lúc
chui qua, đố đứa nào tránh khỏi.

<center><img
src="http://images.motthegioi.vn/uploaded/hoachopmua/ngay%204%20thang%201/tro-choi-tuoi-tho-hinh-anh_1_fytv.jpg?width=560"></center>

Những lúc lỡ phạm điều cấm kỵ, tôi lo lắng lắm. Hôm nào
không thuộc bài hoặc làm bài tập không được, tôi lại tin
là do tôi không làm theo lời dặn dò của bà tôi.



<strong>4. Khi lớn lên, ngồi nhậu với bạn bè, thỉnh thoảng
tôi cũng gặm chân gà. </strong>

Và lần nào tôi cũng nhớ lại điều cấm kỵ thuở xưa. Từ
khi có gia đình, tôi cũng thường xuyên vào bếp phụ vợ, không
chỉ nấu cơm, luộc trứng mà còn rửa cả chén bát. Lúc trời
chuyển mưa, lại ba chân bốn cẳng chạy ra dây phơi rút quần
áo, không chắc mình có chui dưới sợi dây hay không. Nhưng dù
có, chắc chắn tôi cũng không thấy mình ngu đi. Tôi chỉ thấy
buồn cười. <br > Hồi nhỏ, trời vừa lắc rắc vài hạt mưa,
mẹ tôi đang bận tay thế nào cũng sai tôi ra dây phơi lấy
quần áo, luôn kèm theo lời dặn y hệt bà tôi "Coi chừng kẻo
rúc dưới dây phơi đồ đó con". Thế là tôi phải vừa nhón
chân kéo từng cái quần cái áo, vừa cẩn thận nhớn nhác dòm
chừng sợi dây, đến khi đem được quần áo vô nhà, mọi thứ
đều ướt sũng.



Dù sao, những cấm kỵ tuổi thơ tuy kỳ cục, phảng phất màu
sắc mê tín, nhưng cụ thể - để ý một chút là tránh được
dễ dàng. Nhiều lúc tôi lẩn thẩn nghĩ. Khi đã là người
lớn, con người ta phải đối diện với bao cấm kỵ vô hình,
có ngước mắt lên trời suốt ngày cũng chả biết sợi dây
nằm ở chỗ nào để tránh.

Hèn gì ngày càng có nhiều người... xin vé đi tuổi thơ!



<strong>Nguyễn Nhật Ánh</strong>

<em>(Sài Gòn giải phóng)</em>


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20150104/nguyen-nhat-anh-nhung-cam-ky-tuoi-tho),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Dân Luận điểm tin thời sự Chủ Nhật ngày 4/1/2015

<blockquote><strong>Dân Luận:</strong> Phần điểm tin sẽ được
cập nhật thường xuyên từ 8h sáng tới 12h khuya mỗi ngày.
Độc giả có thể gợi ý tin cần điểm cho Dân Luận bằng
cách bấm vào đây: <a
href="https://docs.google.com/forms/d/1SlFNrIDpwEy2Vfn7YKsOmo1yPsMOUlEawdRAGCDetm4/viewform"><strong>Gợi
ý điểm tin</strong></a>.</blockquote>

<h1>Chính trị - Xã hội</h1>

- [news][ntitle]Đi xe buýt riêng cho nữ, tôi rất... xấu
hổ[/ntitle][nsource]Vietnamnet[/nsource][nurl]http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/214504/di-xe-buyt-rieng-cho-nu--toi-rat-----xau-ho.html[/nurl][nlevel]1[/nlevel][/news]:
Vấn đề là phụ nữ và xã hội phải biết phản ứng và
chống lại quấy rối tình dục chứ không phải giải quyết
bằng cách mở tuyến riêng cho nữ. Tôi sẽ rất xấu hổ nếu
phải đi tuyến xe bus riêng vì nguyên nhân này!

- [news][ntitle] TPHCM: Ăn xin kiểu nào cũng bị
"gom"[/ntitle][nsource]Một Thế
Giới[/nsource][nurl]http://motthegioi.vn/xa-hoi/tphcm-an-xin-kieu-nao-cung-bi-gom-140166.html[/nurl][nlevel]1[/nlevel][/news]

- [news][ntitle]Còn tai nạn tức là còn bất cập
[/ntitle][nsource]Hà Nội
Mới[/nsource][nurl]http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Luan-ban-Hanh-dong/732991/con-tai-nan-tuc-la-con-bat-cap[/nurl][nlevel]1[/nlevel][/news]:
Chừng nào còn nhiều tai nạn thì vẫn còn bất cập. Nếu các
cơ quan chức năng không giải quyết triệt để những bất cập
đang tồn tại thì sẽ không có kỳ nghỉ lễ, tết nào trọn
vẹn.

- [news][ntitle]2.300 cuộc thanh tra, chỉ có 1 vụ tham
nhũng[/ntitle][nsource]Một Thế
Giới[/nsource][nurl]http://motthegioi.vn/xa-hoi/2300-cuoc-thanh-tra-chi-co-1-vu-tham-nhung-140215.html[/nurl][nlevel]1[/nlevel][/news]:
Con số phát hiện 1 vụ sai phạm trong hơn 2.300 cuộc thanh tra ở
một địa phương vừa bị "nhắc nhở" đang đặt ra cầu
hỏi lớn. Thanh tra không phát hiện sai phạm hay thanh tra nhiều
nhưng phát hiện rất ít sai phạm khiến dư luận không khỏi
bàn tán.


<h1>Kinh tế</h1>

- [news][ntitle]Petrolimex xin chi Quỹ bình ổn xăng dầu khi giá
giảm[/ntitle][nsource]Dân
Trí[/nsource][nurl]http://dantri.com.vn/kinh-doanh/petrolimex-xin-chi-quy-binh-on-xang-dau-khi-gia-giam-1015595.htm[/nurl][nlevel]1[/nlevel][/news]

- [news][ntitle]Đề xuất thanh toán NDT tại Việt Nam: Cần một
cái lắc đầu dứt khoát[/ntitle][nsource]Dân
Trí[/nsource][nurl]http://dantri.com.vn/dien-dan/can-mot-cai-lac-dau-dut-khoat-1015556.htm[/nurl][nlevel]1[/nlevel][/news]:
Với đề nghị giao dịch chính thức bằng NDT phải được hồi
đáp ngay bằng cái lắc đầu dứt khoát nếu chúng ta còn tôn
trọng đồng tiền Việt Nam, một sự tôn trọng cần thiết như
coi trọng độc lập quốc gia.

- [news][ntitle]12 tỉ USD kiều hối chuyển về nước, cán mức
kỷ lục[/ntitle][nsource]Một Thế
Giới[/nsource][nurl]http://motthegioi.vn/kinh-te/12-ti-usd-kieu-hoi-chuyen-ve-nuoc-can-muc-ky-luc-140201.html[/nurl][nlevel]1[/nlevel][/news]:
[<strong>Dân Luận:</strong> Kiều hối nhiều, chắp vá những
mảng tối kinh tế hiện nay nhưng vẫn không thể cứu vãn nổi
nền kinh tế hiện nay!]

- [news][ntitle]Lạm phát thấp kỷ lục vẫn cao hơn Thái Lan,
Malaysia[/ntitle][nsource]Vef[/nsource][nurl]http://vef.vn/diem-nong/2014-12-31-lam-phat-thap-ky-luc-van-cao-hon-thai-lan-malaysia[/nurl][nlevel]1[/nlevel][/news]:
Lạm phát thấp nhất trong vòng 13 năm là một chỉ báo tích
cực cho vĩ mô. Tuy nhiên, trong khu vực, lạm phát của Việt Nam
vẫn cao hơn nhiều nước như Thái Lan, Singapore...


<h1>Khoa học - Kĩ thuật</h1>

- [news][ntitle]300 tỷ đồng dành cho hoạt động Khoa học Công
nghệ[/ntitle][nsource]Dân
Trí[/nsource][nurl]http://dantri.com.vn/suc-manh-tri-thuc/300-ty-dong-danh-cho-hoat-dong-khoa-hoc-cong-nghe-1015625.htm[/nurl][nlevel]1[/nlevel][/news]:
[<strong>Dân Luận: </strong> Chi Khoa Học Công Nghệ rất nhiều,
nhưng thành quả chẳng được bao nhiêu!]

<h1>Giáo dục</h1>

- [news][ntitle]Khi trẻ phải học quá nhiều[/ntitle][nsource]Một
Thế
Giới[/nsource][nurl]http://motthegioi.vn/khoa-hoc-giao-duc/khi-tre-phai-hoc-qua-nhieu-140172.html[/nurl][nlevel]1[/nlevel][/news]:
Không có thời gian giải trí, vui chơi và sinh hoạt văn hóa
cộng đồng, những ngày thường phải học kín mít, đến thứ
bảy, chủ nhật đáng lẽ là thời gian nghỉ ngơi nhưng học
sinh (HS) lại vùi đầu học thêm. Đó là thực trạng đáng báo
động hiện nay.


<h1>Pháp luật</h1>

- [news][ntitle]Bút tích cuối cùng của những tử tù khét tiếng
[/ntitle][nsource]Phụ Nữ
Today[/nsource][nurl]http://phunutoday.vn/xa-hoi/but-tich-cuoi-cung-cua-nhung-tu-tu-khet-tieng-63698.html[/nurl][nlevel]1[/nlevel][/news]

- [news][ntitle]Cuộc sống hiện tại của con gái trùm giang hồ
Năm Cam[/ntitle][nsource]Người Đưa
Tin[/nsource][nurl]http://www.nguoiduatin.vn/cuoc-song-hien-tai-cua-con-gai-trum-giang-ho-nam-cam-a168636.html[/nurl][nlevel]1[/nlevel][/news]

<h1>Thế giới - Đối ngoại</h1>

- [news][ntitle]Nga cảnh báo Ukraine đang theo đường lối phát xít
Đức[/ntitle][nsource]Một Thế
Giới[/nsource][nurl]http://motthegioi.vn/quoc-te/nga-canh-bao-ukraine-dang-theo-duong-loi-phat-xit-duc-140181.html[/nurl][nlevel]1[/nlevel][/news]:
Cuộc diễu hành bằng đuốc được Ukraine tổ chức tại Kiev
để tôn vinh một nhà lãnh đạo kháng chiến chống Liên Xô,
đã gây ra khó chịu với nước Nga. Moscow cho rằng liệu chính
phủ Ukraine có đi trên con đường phát xít hóa của Đức Quốc
xã trước đây.

<div class="boxcenter500"><img
src="http://images.motthegioi.vn/Uploaded/hangiang/2015_01_04/20131208-anh-it-biet-ve-le-ky-niem-thoi-duc-quoc-xa-2_SGGI.jpeg?width=600&height=350&crop=auto&scale=both"
/><div class="textholder">Nga cáo buộc Ukraine đang đi theo con
đường của Hitler.</div></div>

- [news][ntitle]Giới tài phiệt gây áp lực để Mỹ bắt tay
Nga[/ntitle][nsource]Một Thế
Giới[/nsource][nurl]http://motthegioi.vn/quoc-te/ho-so/gioi-tai-phiet-gay-ap-luc-de-my-bat-tay-nga-140193.html[/nurl][nlevel]1[/nlevel][/news]:
Nếu có một cụm từ lột tả được hết bức tranh thế giới
trong năm 2014 thì không gì chính xác hơn là u ám, một sự u ám
bao trùm toàn thế giới là bức tranh của năm 2014. Khủng hoảng
kinh tế thế giới đã qua nhưng thế giới vẫn đang vật lộn
trong sự phục hồi và giới tài phiệt phương Tây cũng chịu
thiệt hại nặng nề

- [news][ntitle]Trung Quốc trong thế tiến thoái lưỡng
nan[/ntitle][nsource]Pháp
Luật[/nsource][nurl]http://plo.vn/the-gioi/phan-tich-binh-luan/trung-quoc-trong-the-tien-thoai-luong-nan-521830.html[/nurl][nlevel]1[/nlevel][/news]:
Tháng 11-2014 tại Philippines, Tòa án TP Puerto Princesa (tỉnh
Palawan) đã kết án chín ngư dân Trung Quốc (TQ) vì bắt trộm
rùa biển.

- [news][ntitle]Trung Quốc đối mặt với vực thẳm nhân
khẩu[/ntitle][nsource]Một Thế
Giới[/nsource][nurl]http://motthegioi.vn/quoc-te/ho-so/trung-quoc-doi-mat-voi-vuc-tham-nhan-khau-140182.html[/nurl][nlevel]1[/nlevel][/news]


- [news][ntitle]Thảm án sát hại gia đình gốc Việt ở
Canada[/ntitle][nsource]VietQ[/nsource][nurl]http://vietq.vn/tham-an-sat-hai-gia-dinh-goc-viet-o-canada-d49381.html[/nurl][nlevel]1[/nlevel][/news]:
Cảnh sát Edmonton, thủ phủ của tỉnh Alberta – Canada, đã xác
định danh tính của 7 nạn nhân gốc Việt (5 người lớn và 2
trẻ em) bị sát hại trong một ngôi nhà ở phía Bắc thành phố
này.

<h1>Văn hóa - Nghệ thuật - Giải trí</h1>

- [news][ntitle]Những tiên đoán "lạnh gáy" của các nhà tiên
tri cho năm 2015[/ntitle][nsource]Tiền
Phong[/nsource][nurl]http://www.tienphong.vn/the-gioi/nhung-tien-doan-lanh-gay-cua-cac-nha-tien-tri-cho-nam-2015-806245.tpo[/nurl][nlevel]1[/nlevel][/news]:
Các nhà khoa học đã giải mã được những tiên đoán của nhà
tiên tri lừng danh người Pháp Nostradamus (1503 – 1566) cho năm
2015. Theo những tiên đoán của ông, năm nay thế giới sẽ đối
mặt với những thảm họa kinh hoàng.

- [news][ntitle]Khám phá phong tục đón Tết dương lịch của ba
cường quốc thế giới[/ntitle][nsource]Dân
Trí[/nsource][nurl]http://dulich.dantri.com.vn/du-lich/kham-pha-phong-tuc-don-tet-duong-lich-cua-ba-cuong-quoc-the-gioi-1015521.htm[/nurl][nlevel]1[/nlevel][/news]:
Dù đều hướng về những mong ước tốt đẹp và may mắn
nhưng phong tục chào đón năm mới của các nước trên thế
giới có những nét khác biệt. Hãy thử xem người Mỹ, Nga,
Trung Quốc đón năm mới như thế nào.

<center><img
src="http://dantri4.vcmedia.vn/D4RnKkvmf7KWMvllsvXmcccccccccc/Image/2015/01/my-37039.jpg"
width="500" /></center>

- [news][ntitle]10 khoảnh khắc ấn tượng 2014 qua lăng kính hài
hước[/ntitle][nsource]Báo
Mới[/nsource][nurl]http://www.baomoi.com/10-khoanh-khac-an-tuong-2014-qua-lang-kinh-hai-huoc/87/15656596.epi[/nurl][nlevel]1[/nlevel][/news]:
Cùng nhìn lại top 10 khoảnh khắc đáng nhớ nhất dưới góc
nhìn rất ngộ nghĩnh nhưng không kém phần chân thực của họa
sĩ châm biếm nổi tiếng Omar Momani.

<center><img
src="https://mst.24h.com.vn/upload/4-2014/images/2014-12-25/1419525333-bongda-haihuoc-11.jpg"
width="500" /></center>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20150104/dan-luan-diem-tin-thoi-su-chu-nhat-ngay-412015),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Ngô Nhân Dụng - Nên làm gì với Viện Khổng Tử ở Hà Nội?

<strong>Cuối năm 2014, ngày 27 tháng 12 một Viện Khổng Tử đã
chính thức được đặt trong đại học Hà Nội. Mục đích
được nêu ra là "thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy
tiếng Trung Quốc, góp phần củng cố và phát triển quan hệ
Việt-Trung ..." Nhưng giới trí thức Việt Nam không ai tin.
</strong>
Người Việt và người Trung Hoa đều nghi ngờ vai trò của
Viện Khổng Tử. Thí dụ, ông Ngô Đức Thọ, thuộc Viện Hán
Nôm Hà Nội, lo rằng Trung Cộng đang "mang ngay tư tưởng bành
trướng Đại Hán cắm giữa thủ đô Hà Nội!" Bên Trung
Quốc, nhà tranh đấu Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa Bình, cho rằng
hàng động này nằm trong kế hoạch thúc đẩy đầu óc dân
tộc cực đoan trong nước Tàu; để dân quên cảnh chính quyền
độc tài đàn áp; và cũng vì đầu óc muốn làm bá chủ thiên
hạ của đám lãnh đạo Bắc Kinh.

Có thể nói ở nước ta từ đời Lý, Trần đã lập các Viện
Khổng Tử, mà các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng vậy.
Bởi vì từ thế kỷ 19 về trước các dân tộc Á Đông này
đều học kinh điển Khổng, Mạnh, dùng làm nền tảng giáo
dục. Nhưng tại sao bây giờ người Việt phải lo ngại về
một Viện Khổng Tử? Hơn nữa, hiện nay nhiều nước chung quanh
vẫn chấp nhận các Viện Khổng Tử do Trung Cộng đài thọ,
như tại Nam Hàn đã lập 17 viện, tại Nhật Bản có 13, Thái
Lan 12, Indonesia có 7 viện. Tại sao người Việt Nam chúng ta lại
chống? Lý do chính là vì không người Việt nào tin Cộng Sản
Trung Quốc. Chính tuần báo Anh quốc The Economist cũng nhận xét
rằng Viện Khổng Tử là một "cơ quan nhà nước" cho nên nó
sẽ đóng vai thi hành các chủ trương của Cộng Sản Trung
Quốc. Từ năm 1950 đến nay, chủ trương của Trung Cộng vẫn
là muốn Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc Bắc Kinh; mở đầu bằng
viện trợ quân sự, sau là dậy đấu tố, chỉnh huấn, tạo ra
một đảng cộng sản người Việt nằm trong tay Trung Cộng.

Cho nên ông Vũ Cao Phan, người từng giữ vai Phó chủ tịch hội
Hữu nghị Việt Trung, tỏ ý nghi ngờ mục tiêu của Trung Cộng:
"Viện Khổng Tử tại đại học Hà Nội ... sẽ tuyên truyền
những cái khác ngoài văn hóa!" Ông Nguyễn Văn Tuấn nhìn ra,
"Viện Khổng Tử ... mở thêm một cánh cửa để Việt Nam
lọt vào quĩ đạo [của Trung Quốc] lệ thuộc hơn nữa vào
Tàu."

Những phản ứng hoài nghi và chống đối của giới trí thức
thủ đô Hà Nội và trên toàn quốc chắc sẽ không ngăn cản
được quyết định thành lập Viện Khổng Tử. Đảng Cộng
Sản Việt Nam cũng không dám ngăn cản nếu hoạt động của
viện này là tuyên truyền cho "tư tưởng bành trướng Đại
Hán." Nếu Trung Cộng đem sang những bản đồ vẽ cả vùng
Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Đường Chín Đoạn của Trung Quốc
lưu giữ trong cái viện này, thì chắc các ông lãnh đạo đại
học Hà Nội cũng đành chịu! Giả thử có cán bộ Trung Cộng
sang dậy học tại Viện Khổng Tử giảng rằng đời xưa ông
Mã Viện đã sang Giao Chỉ tiêu diệt bọn địa chủ Trưng
Trắc, Thi Sách, để "giải phóng" dân Lạc Việt. Nếu các
bloggers trong nước lên tiếng phản đối thì họ có bị các
ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng bắt giam hay không?
Chắc phải bắt hết, bởi vì trong thế kỷ 20 Việt Cộng đã
học tập Trung Cộng theo đúng bài bản đấu tranh giai cấp đó.

Vậy chúng ta phải làm gì để ngăn chặn âm mưu tuyên truyền
chủ trương Đại Hán?

Có một cách, là dùng gậy ông đập lưng ông.

Giới trí thức Hà Nội, như quý ông Ngô Đức Thọ, Vũ Cao Phan,
Nguyễn Văn Tuấn nên phản công bằng cách mở ra những cuộc
hội thảo, nghiên cứu khoa học về Khổng Tử, Mạnh Tử, theo
tinh thần phê phán khách quan, phương pháp sử học và xã hội
học. Chúng ta có thể đề nghị tổ chức các cuộc thảo luận
đó ngay trong Viện Khổng Tử! Nếu họ từ chối thì cứ tổ
chức tại địa điểm khác, trong các đại học tư, các
trường trung học, mượn các khách sạn, hay ngay tại tư gia.
Mời mọi người tới tham dự, miễn phí, và bảo đảm được
phát biểu tự do! Nếu đại học Hà Nội sợ không dám cho
giới trí thức Việt Nam công khai nghiên cứu Khổng Tử, Mạnh
Tử trong viện, thì chúng ta cứ lập một Hội Nghiên cứu
Khổng Mạnh, một hội tư, ai cũng được tự do tham dự. Nên
nghiên cứu cả Mạnh Tử, vì sách Luận Ngữ thuật lời Khổng
Tử chú trọng đến tu thân nhiều hơn, còn sách Mạnh Tử đặc
biệt bàn nhiều vấn đề chính trị học.

Ở nước ta, trước đây đã nhiều nhà nghiên cứu viết về
Khổng Tử, Mạnh Tử. Như Phan Bội Châu (Khổng Học Đăng), hay
Trần Trọng Kim (Nho Giáo). Nhưng các học giả trên nhìn Khổng
Mạnh từ bên trong, với tư cách là những người học theo
Khổng, Mạnh. Nhìn từ bên ngoài, thì chỉ có các học giả
Trung Hoa phê bình Khổng, Mạnh, phần lớn là đả kích hệ
thống chính trị cổ truyền của nước họ, trong đó các vua
quan nhân danh hai ông Khổng, Mạnh thiết lập những chế độ
tập trung quyền hành và khinh thường dân chúng. Nhưng thực sự
hai ông Khổng, Mạnh có chủ trương như vậy hay không?

Trong cuốn Đứng Vững Ngàn Năm, chúng tôi đã trình bày
đường lối bóp méo Khổng giáo của các vua chúa bên Tàu nhằm
phục vụ chế độ chuyên chế của họ, mà chế độ đó theo
mô hình Pháp gia chứ không phải Nho gia. Từ thế kỷ 15 vua quan
nước ta mới bắt chước mô hình cai trị đó. Các hoàng đế
Trung Hoa đã xuyên tạc Nho Giáo vì nhu cầu chính trị vua, vua
quan nước ta cứ thế đi lạc theo. Nếu hiểu đúng hai ông
Khổng, Mạnh thì chúng ta biết rằng họ không hề chủ trương
tôn quân tuyệt đối như các ông vua đời Tống, đời Thanh bên
Tàu, hay vua Gia Long, Minh Mạng ở nước ta. Hội Nghiên cứu
Khổng Mạnh có thể mời Viện Khổng Tử hợp tác tham gia một
cuộc hội thảo về Khổng Tử hay Mạnh Tử.

Thí dụ, một đề tài đáng thảo luận là: Ai có quyền cai
trị dân? Xin trích dẫn một đoạn trong Lương Huệ Vương,
Thượng, chương 6, như sau:

Mạnh Tử kể chuyện lúc gặp vua Lương, ông vua hỏi, "Khi nào
thiên hạ định?" (Thiên hạ ô hồ định?) Mạnh Tử đáp
rằng, "Khi có một người nắm quyền thì định" (Định vu
nhất). "Ai có khả năng gom vào làm một?" (Thục năng nhất
chi?) Trả lời, "Kẻ không thích giết người thì có thể
thống nhất thiên hạ" (Bất thị sát nhân giả, năng nhất
chi). Ông vua lại hỏi, "Ai ban quyền (thống nhất) cho người
đó?" (Thục năng dữ chi?) Trả lời, "Tất cả thiên hạ
không ai là không có cái quyền (ban cho) này" (Thiên hạ mạc
bất dữ dã).

Qua đoạn văn trên chúng ta biết Mạnh Tử quan niệm chính
quyền là do sự ủy nhiệm của mọi người dân. Ta còn thấy
Mạnh Tử coi tất cả mọi người dân đều bình đẳng trong
quyền ủy nhiệm cho vua cai trị, không ai không có quyền đó
(Thiên hạ mạc bất dữ dã). Tất cả mọi người dân có
quyền chỉ định ai là kẻ đáng nắm quyền trong thiên hạ,
trong một nước hay trong một tỉnh, một quận cũng vậy. Thời
ông Mạnh Tử, trước đây hơn 24 thế kỷ, nước Trung Hoa chưa
biết tổ chức bỏ phiếu, nhưng ngày nay ai cũng biết. Có nên
bỏ phiếu để thực hành việc ủy quyền hay không?

Một đề tài khác đáng đem ra hội thảo, là: Nếu người cầm
quyền không hợp lòng dân thì dân có thể làm gì? Chúng ta cũng
có thể trích Lương Huệ Vương, Hạ, chương 8, sách Mạnh Tử.

Khi Tề Tuyên Vương hỏi về chuyện Thành Thang đánh vua Kiệt,
Vũ đuổi vua Trụ; Mạnh Tử đáp, "Sử chép đúng thế."
Tuyên Vương lại hỏi, "Như vậy thì bầy tôi có thể thí vua
sao?" (Thần thí kỳ quân khả hồ?) Mạnh Tử trả lời, "Kẻ
làm hại điều Nhân, gọi là Tặc; làm hại điều Nghĩa, gọi
là Tàn. Kẻ Tàn, Tặc, nó cũng chỉ là một thằng người mà
thôi. Tôi nghe nói chém đầu một thằng tên là Trụ chứ không
nghe chuyện thí vua." (Tặc nhân giả, vị chi Tặc, tặc nghĩa
giả, vị chi Tàn; Tàn, Tặc chi nhân, vị chi nhất phu. Văn trù
nhất phu Trụ hĩ, vị văn thí quân da...

Trước đây 25 thế kỷ, Nhân và Nghĩa là hai giá trị nền
tảng trong bản "hợp đồng xã hội" giữa vua và dân. Tề
Tuyên Vương vẫn coi Kiệt, Trụ là vua, nên dùng chữ "thí
quân," động từ "thí" chỉ việc giết vua. Mạnh Tử thấy
các bạo chúa phạm nhân nghĩa, không xứng đáng làm vua, cho nên
không dùng động từ "thí" mà dùng chữ "trù," nghĩa là
chặt đầu. Tóm lại, Mạnh Tử công nhận: Người dân có
quyền lật đổ những chính quyền khi chính quyền đó vi phạm
hợp đồng xã hội, làm hại Nhân và Nghĩa. Khi đó người dân
có quyền lật đổ chính quyền, như trong hình ảnh giết vua.

Hội Nghiên Cứu Khổng Mạnh sẽ in thành sách các bài nghiên
cứu về hai đề tài trên, cho đồng bào Việt Nam ta cùng tham
gia ý kiến về hai câu hỏi. Thứ nhất: Lấy gì làm căn bản
cho quyền cai trị của một đảng? Thứ hai: Nếu chính quyền
không làm đúng bổn phận thì dân có quyền lật đổ hay không?
Ngoài ra, có thể mời các luật gia thuyết trình về câu hỏi:
Nếu Mạnh Tử sống vào năm 2015, ở nước Việt Nam, thì khi
ông nói những ý kiến như trên, ông sẽ bị bắt hay không? Ông
Mạnh Tử sẽ bị truy tố theo điều 79 hay Điều 88 bộ luật
hình sự?

Nghiên cứu tư tưởng tôn trọng quyền dân của Khổng, Mạnh
để đóng góp cho Viện Khổng Tử, đó là một cách ngăn chặn
âm mưu tuyên truyền chủ trương Đại Hán của các vị hoàng
đế Trung Hoa thời nay.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20150103/ngo-nhan-dung-nen-lam-gi-voi-vien-khong-tu-o-ha-noi),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Khải Đơn - Cướp hiếp giết

<strong>Nếu bạn nào đam mê việc đọc những bản tin như
"Tài xế taxi thình lình đâm chết bác xe ôm" hay "thiếu
nữ bị giết trên xe bus" thì có lẽ nên xem thử bộ phim
Nightcrawler (Kẻ săn tin đêm).</strong>

<center><img
src="https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/v/t1.0-9/10382652_10204052523887227_2471032622723872671_n.jpg?oh=cdd0d68c81f43c8f9bdf6e1d2a8646dc&oe=5526B097&__gda__=1429667778_388809e9cbf2ad8a47c10642e3e9ca6d"
width="550" /></center>

Trong nghề báo, tại Việt Nam, những người làm bản tin
"cướp hiếp giết" có thể coi là lực lượng phóng viên
vất vả nhất. Họ thường cầm các điện thoại đường dây
nóng, và buộc phải xuất hiện nhanh nhất khi có người dân
gọi báo chuyện gì. Các phóng viên mảng "cướp, hiếp,
giết" phải chạy như ngựa trên đường suốt ngày, phải
căng đầu óc mỗi khi nghe điện thoại báo có vụ việc, phải
chạy như điên đến hiện trường vụ việc và để viết 1
bản tin, có khi chỉ 200 chữ và 1 bức ảnh.

Đổi lại chừng ấy công sức, cũng tại Việt Nam, bản tin
cướp hiếp giết (thông thường) được trả giá khá rẻ, 100k,
200k, 300k, phải siêu siêu ghê ghê huyền ảo diệu vợi gì đó
thì có giá cao hơn. Còn các vụ việc thông thường như 1 vụ
án mạng, 1 vụ cướp, 1 vụ xe bồn lật… thì giá bèo và
chạy cực.

Tuy "được" trả rẻ mạt như thế, nhưng nguy hiểm mà phóng
viên phản ứng nhanh phải đối mặt thì vô cùng nhiều. Tai
nạn giao thông rình rập họ vì phải lái xe rất nhanh. Tại
hiện trường, rất có thể xảy ra chuyện họ bị các lực
lượng liên quan xông vào đánh, hành hung, đập máy ảnh. Khác
với các mảng khác, biết ai là "đối thủ" sẵn rồi, mảng
đường dây nóng thường… khó biết ngay ai là đối thủ khi
phải chạy từ tận đẩu tận đâu, xộc vô cầm máy chụp
ảnh, phỏng vấn lia lịa. Họ cũng dễ bị tòa soạn cảnh cáo
nếu để lọt tin. Sự xử phạt này về cơ bản không có gì
sai, vì mảng nào cũng bị phạt nếu để lọt tin. Nhưng cái
mảng quá phức tạp và độ rộng không biên giới như cướp
hiếp giết + nhuận bút không cao, để lọt tin và bị phạt
cũng là một rủi ro đáng suy nghĩ.

Vậy tại sao có mảng đường dây nóng? – Đầu tiên, để
phản ứng nhanh với các thông tin bất thần, gay cấn do người
dân cung cấp, không để lọt chuyện hay. Thứ 2, về mặt câu
khách, có một lực lượng người đọc cực đông thích chuyện
giết, hiếp, cướp… cộng với các tình huống li kỳ, đẫm
máu. Không duy trì thì coi bộ khó bán báo.

Nói dài vậy để nói tới bộ phim Nightcrawler(Kẻ săn tin đêm).
Bộ phim đã mô tả một cách hấp dẫn, phức tạp và rất
nhiều góc cạnh của nghề phóng viên cướp, hiếp, giết này
trong không gian của tin tức Mỹ. Tất nhiên sẽ khác Việt Nam.
Nhưng có một số thứ không hề khác.

Trong bộ phim, Louis Bloom không có nghề nghiệp (thực ra xuất
thân là ăn trộm), anh nhìn thấy một nhóm phóng viên truyền
hình thắng xe và nhảy xổ vào hiện trường một vụ cảnh sát
cứu người phụ nữ mắc kẹt trong tai nạn xe. Họ quay thật
nhanh, góc quay liều lĩnh, và rời hiện trường chỉ sau vài
phút, trả giá gay gắt với hãng tin và lên xe đến một vụ
khác. Thấy có vẻ ra tiền, Louis Bloom kiếm tiền mua 1 radio nghe
trộm đường điện đài của cảnh sát và 1 máy quay phim. Anh
bắt đầu nghề chạy đường dây nóng.

Liều lĩnh, tham vọng, làm việc có kế hoạch và cực kỳ chịu
học hỏi, Louis bắt đầu bán được những bản tin ra tiền cho
một kênh truyền hình. Anh liều hơn đồng nghiệp, sẵn sàng
lờ đi các giới hạn để lao vào hiện trường vụ án. Anh cay
cú hơn một người quay phim, anh nhảy xổ vào và đi tìm hiểu
căn nguyên của tai nạn, quay tận mặt người chết, quay sát
mặt những góc đẫm máu. Louis đã "bán" một sản phẩm mà
tất cả các kênh truyền hình ao ước: sự thèm khát của
người xem trước những cảnh kinh hoàng đẫm máu anh quay
được.

Nhưng nghề săn tin cướp hiếp giết như ở giữa làn đạn, và
Lou dần tìm ra các đường chuyển động của đạn – khi anh
ghi hình trực tiếp được một vụ xả súng trong khu dân cư
giàu có. Anh ghi tường tận từng người chết, anh đi hết ngôi
nhà và lấy toàn bộ hình ảnh vụ việc. Tệ hơn, anh có cả
hình ảnh kẻ đã xả súng. Câu chuyện tiếp theo đã lái sự
nghiệp của Lou theo 1 lối khác, hãy dành để bạn xem phim.

Bộ phim đã miêu tả trực diện nhất hình ảnh một người
làm bản tin đường dây nóng. Họ có thể không là ai cả,
nhưng họ phải có 100% kỹ năng chuẩn xác nhất, để có thể
xuất hiện tại hiện trường vụ án ngay sau khi nó xảy ra.
Cảnh sát sẽ dọn dẹp hiện trường. Nạn nhân sẽ được
cấp cứu. Ngôi nhà cháy sẽ được cứu chữa. Nếu ko đến
kịp, sẽ chả còn gì để mà viết hay chụp, quay gì ráo. Họ
phải chạy nhanh như đua xe, sẵn sàng bị nghe chửi om sòm, bị
đuổi như đuổi tà, bị gằm ghè lườm nguýt, hỏi nữa có khi
bị người nhà nạn nhân đánh cho vì ồn ào quấy rầy quá.
Nhưng đó là 1 phần của nghề, và họ phải chấp nhận.

Trong phim, Lou đã đi xa hơn các đồng nghiệp của anh (ngoài 1
số mánh lới bẩn thỉu), thì chính anh, đã cực kỳ chăm chỉ
học và dâng hiến bản thân cho cái nghề này. Anh học thuộc
lòng các hiệu lệnh của radio cảnh sát để đánh giá mức
độ sự việc. Anh thuê 1 người chỉ để ngồi đọc bản đồ
cho anh lái xe. Anh lao vào hiện trường dù bị đuổi. Anh im
lặng tìm đường khác khi bị các đồng nghiệp chế diễu. Anh
ghi lại từng bản tin đã phát, nghe BTV nói và học cách quay
một bản tin đúng với mong muốn của hãng truyền hình mua tin
của anh. Anh liều cả sinh mạng mình để có được 1 shot hình
đáng giá. Lou đã thực hiện chức phận của nghề phóng viên
một cách nhiệt tình nhất có thể, để được có tên tuổi
trong nghề.

Song song với sự nghiệp, nghề viết tin cướp hiếp giết cũng
tồn tại đầy rẫy những đường dây đạo đức mà vì quá
đam mê 1 cảnh phim, 1 khung hình, phóng viên có thể vi phạm
đạo đức. Vì quá mê một chủ đề và độ hấp dẫn của nó
với người xem, biên tập viên có thể liều mình bán đổi sự
thật cho một thông tin nói quá. Bộ phim đã trình bày ra hết
các mặt đằng sau của một bản tin cướp, hiếp, giết mà
ngày nào chúng ta cũng xem.

Tại Việt Nam, không có phóng viên cướp hiếp giết nào có
thể trả giá bản tin như Lou đòi khi có 1 khung hình đắt giá.
Làm việc cực khổ, nhuận bút thấp, tên tuổi ít được
xướng danh trong các lễ hội, ngày ghi công, nhưng những phóng
viên làm mảng đường dây nóng – ít nhất là những người
tôi từng quen – đã dạy tôi về cái nguyên thủy nhất của
nghề báo: Đó là chạy tới sự việc, phỏng vấn, chụp ảnh
và viết bài.

Phóng viên cướp hiếp giết không có được cái "diễm
phúc" ngồi nhà gọi điện thoại đã có tin, đi họp báo là
xong bản tin, hay nhận 1 thông tư, nghị định rồi tóm thành
bản tin. Khi bạn đọc 1 bản tin họ viết ra, thì hãy nghĩ là
có 1 anh phóng viên (dù đang ôm bồ hay ngủ ngon), nghe điện
thoại tòa soạn phải tung chăn chạy tới, chụp hình (dù mặt
còn ngái ngủ), phỏng vấn (dù có thể thiên hạ đang chửi um
sùm) và về nhà viết một cái tin còm vài trăm nghìn.

Nhưng họ vẫn làm việc, chăm chỉ và yêu nghề, để bạn có
cái mà bàn tán cho vui mỗi ngày

Phim Nightcrawler đáng xem, Jake Gyllenhaal đóng tròn vai Louis Bloom
tài năng, nghiêm chỉnh, yêu nghề, tham vọng và tàn bạo.

Ai thích xem phim thì xem ở đây:
http://www.phimdata.com/xem-phim/ke-san-tin-den/7401.html

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20150103/khai-don-cuop-hiep-giet), một
số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời độc
giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận
có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng
dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!