Tuấn Khanh - Thương nhớ thầy cô

<div class="boxleft300"><img
src="https://nhacsituankhanh.files.wordpress.com/2014/11/hand-in-hand.jpg?w=300&h=222"
/><div class="textholder"></div></div>Mấy đứa nhỏ tan trường về
nhà, kể rằng hôm nay cô giáo bị mất cục nam châm đồ dùng
giảng dạy. Cô giận lắm và hỏi cả lớp rằng ai đã lấy
của cô. Mấy đứa nhỏ mặt mày im re vì sợ, nhìn nhau. Cuối
cùng cô ra lệnh các bạn ngồi cùng bàn với nhau tự khám xét
quần áo và cặp-táp cho ra. Màn kiểm tra đầy căng thẳng cho
tất cả mọi người, nhưng vẫn không ai tìm thấy cục nam châm
ở đâu. Lớp học giải tán sau đó trong vẻ mặt nặng nề như
chì của cả học trò và người đứng lớp.

Anh bạn có đứa con học trong lớp ấy, kể lại câu chuyện
với nét mặt buồn. Đứa bé không đủ từ ngữ để mô tả
sự kiện đó, nhưng chỉ cần nghe qua, có thể hiểu được ngay
việc bị truy xét như một tội phạm, cũng như lo sợ một ai
đó trong lớp mình trở thành tội phạm, đã khiến những đứa
bé mang theo trong trái tim sự tổn thương khó thể chữa lành.

Câu chuyện về cách ứng xử thô thiển trong nhà trường nói
trên, chỉ là một trong vô số những điều mà nền giáo dục
học đường Việt Nam từ vài thập niên nay, cứ nở rộ. Báo
chí hay phân tích về việc sách giáo khoa sai lầm, đóng tiền
trường cắt cổ… nhưng có lẽ vẫn còn chưa đủ, khi thiếu
tìm hiểu sâu hơn về việc trẻ em được giao phó cho nhà
trường sẽ có một môi trường giáo dục tâm lý và ứng xử
như thế nào, năm này qua năm khác.

Trong trường hợp của cô giáo bị mất cục nam châm đó, có
thể thấy rằng từ một trạng thái bất lực về kỹ năng
ứng xử tâm lý giáo dục học đường, cô giáo đó đã chọn
cách mô phỏng hoạt động như một trại trừng giới thanh
thiếu niên để giải quyết vấn đề. Cách thức này, gần 40
năm nay, người ta có thể bắt gặp ở khắp nơi, đơn giản
từ việc tổ chức các thành phần học sinh trong lớp để chỉ
điểm bạn bè về vi phạm nội quy, tổ chức các nhóm kiểm
soát lẫn nhau và tạo ảo tưởng quyền lực như ban tặng danh
hiệu "sao đỏ"… Thoạt nhìn những công thức này có vẻ
hoàn hảo và thuận lợi cho nhà trường, nhưng ở một mặt nào
đó, cũng tước đi những quyền kiểm soát đòi hỏi kỹ năng
ứng xử học đường đầy cao quý của các thầy cô, đồng
thời cũng khiến họ dễ mắc sai lầm khi thực tế bùng nổ
những vấn đề mới.

Và đã nói về ứng xử, chúng ta có không ít những ví dụ
khắp trên đất nước này làm cho bất kỳ phụ huynh nào cũng
phải nhói lòng. Những em nhỏ bị chính thầy cô, nhà trường
của mình đưa đến công an thẩm vấn như tội phạm, thậm chí
có em bị đánh đập đến thương tật chỉ vì bị nghi ngờ
lấy cắp hay nói dối. Mới đây, có em chỉ vì không thuộc bài
bị thầy dùng gậy đánh đến bầm dập một cách ghê sợ chỉ
để thị uy. Thậm chí ghê tởm hơn, còn có cả những chuyện
như hiệu trưởng ở Hà Giang biến học trò thành trò chơi sa
đoạ của mình và các quan chức trong vùng. Nhà trường mất
dần đi dáng vẻ cổ kính hiền hoà, thầy cô mất dần đi hình
ảnh đáng quý mà người Việt vốn đã có trong tâm thức từ
hàng bao đời nay.

Hàng trăm năm nay, người Việt coi thầy cô là bậc trí giả
ngang hàng với cha mẹ. Kẻ không tôn kính người dạy dỗ mình
thường bị chê bai. Nhưng từ những gì đã thấy của cuộc
sống bốn mươi năm nay, chuyện bị tổn thương và dồn ép đã
xảy ra không ít vụ học trò đánh lại thầy ngay trong lớp
học, hoặc thầy trò thanh toán nhau khi vừa bước khỏi cửa
trường. Điều gì đang diễn ra? Môi trường giáo dục có đang
bước vào một cuộc khủng hoảng chưa có tên gọi mà con cái
của chúng ta đang là một trong những nạn nhân?

Có lẽ đã đến lúc cần xét lại khẩu hiệu lâu nay vẫn
được ngành giáo dục hân hoan nâng cao, là việc so sánh thầy
cô như những "kỹ sư tâm hồn". Cuộc sống và nền giáo
dục hoàn toàn tế nhị. Thật khó khăn để dựng được nên
một con người tử tế từ nhà trường, chứ không dễ dàng
như một kỹ sư tạo ra một cỗ máy. Hơn nữa, khi "cỗ máy
tâm hồn" được dàn dựng công nghiệp đại trà cho các thế
hệ Việt Nam, thì quả là đại nạn cho gương mặt xã hội mai
sau. Có lẽ, cũng từ quan niệm giáo dục công thức như vậy mà
nhiều năm nay nhiều lớp giáo viên đã khô chai, bị hụt hẩng
trước cuộc sống thật, ứng xử kém và thô thiển trong vai
trò của mình, vốn có giá trị như cha, như mẹ với học trò.

Đến trường, với bao thế hệ người Việt là điều gì đó
rất thiêng liêng. Nhà văn Thanh Tịnh đã viết về ngày đầu
tiên của một người Việt bước đến thánh đường tri thức
của mình một cách ngọt ngào, đến mức rung động lòng
người mỗi khi đọc lại và thương nhớ. Người thầy đầu
tiên cũng cao quý khôn tả bằng việc truyền lại những gì
nhân ái và tốt đẹp nhất.

Trong truyện ngắn "Thầy học cũ của tôi" được kể lại
bằng ngòi bút của nhà văn Edmond De Amicis, ông thầy già về
hưu khi đi ngang ngôi trường, nghe tiếng trẻ đọc bài đã ứa
nước mắt vì nhớ giáo trạch, nhớ học trò, thước bảng…
và tiếc vì mình đã không còn sức để mang kiến thức đến
cho con người. Khi nào thì chúng ta sẽ tìm thấy lại được
hình bóng những thầy cô vĩ đại đó, thật gần, trong thế
giới con trẻ hôm nay

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141119/tuan-khanh-thuong-nho-thay-co),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét