Trương Nhân Tuấn - Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm theo tiêu chuẩn nào?

Vụ đại biểu quốc hội « bỏ phiếu tín nhiệm » thành viên
chính phủ nghĩ thấy cũng tức cười. Họ bỏ phiếu theo tiêu
chuẩn nào?

Kỳ trước, số phiếu « tín nhiệm cao » cho bà Nguyễn Thị Kim
Ngân nhiều nhất. Nhưng bầu bà này với tiêu chí gì ? Bả đã
làm được điều gì mà bầu ? Nói ra không phải là « ém tài
» chị Ngân, mà vì muốn nói lên một điều vô lý.

Lý ra, bỏ phiếu trên tiêu chuẩn « tín nhiệm » là bỏ cho
người đã thành công trong công việc của họ. Làm sao anh «
tín nhiệm » một người chưa thấy làm được việc gì ?

Xét lại việc « bỏ phiếu tín nhiệm » kỳ trước, rõ ràng
các đại biểu bỏ phiếu theo « phe đảng » chứ không căn cứ
theo « năng lực » hay « thành quả » của thành viên trong chính
phủ.

Theo tiêu chí này thì bỏ phiếu làm chi cho mệt ?

Phải bỏ phiếu theo tiêu chí, tức thành quả số phiếu thể
hiện mức thành công (hay thất bại) của thành viên trong chính
phủ.

Thí dụ, theo tôi, để việc bầu bán có ý nghĩa, lấy trường
hợp ông Phạm Bình Minh. Ông này hoàn thành tốt đẹp, trên
mức dự tính, công việc của ông. (Như giải quyết vụ giàn
khoan 981, vụ Mỹ bán vũ khí sát thuơng v.v…). Dĩ nhiên bỏ
phiếu tín nhiệm cao cho ổng, phải không?

Tương tự, bỏ phiếu cực kỳ thấp cho ông Phùng Quang Thanh.
Nguyên soái gì mà chuyên trị « sân golf », bỏ lỏng kỷ cương
quân đội khiến tướng tá kiêu binh. Vụ bẻ cong đường ở
Hà Nội là hiện tượng kiêu binh, cần phải trừng phạt. Ông
Thanh là anh cả đầu đàn, trừng phạt anh để làm gương.
Ngoài ra còn các tuyên bố vớ vẩn của ông, làm sao có thể so
sánh cái trò xâm phạm lãnh thổ với chuyện xích mích gia đình
? Xét cho cùng điều này mới làm « nhục quốc thể ».

Cũng bỏ phiếu cực thấp cho những người trách nhiệm về an
ninh (vì để xảy vụ biểu tình, đốt phá các xí nghiệp ở
Bình dương nhân vụ giàn khoan 981). Lý ra, việc đền bồi các
xí nghiệp là phải trích từ ngân sách của bộ này. Vụ đốt
phá vừa rồi cho thấy yếu điểm của chế độ. Ai có tiền
chỉ cần tung ra vài triệu đô la mướn du đảng, cho chúng cầm
đầu đi xách động và đốt phá, việc gì cũng xong.

Bỏ phiếu càng thấp hơn cho phía phụ trách việc xây dựng
đường xá, cầu kiều, xa lộ… Mấy anh làm kiểu này nợ dân
gánh càng lớn, vừa nợ do xây dựng, vừa nợ do sửa chữa.
Phía công an muốn chuộc tội thì cần phải điều tra làm rõ
các vụ đấu thầu xây dựng, xem công trình nào hư hỏng do rút
ruột thì phải bắt chủ thầu bồi thường.

Cũng bỏ phiếu cực thấp cho phía y tế. Cho đến thuốc men
cũng hối lộ thì hệ quả đương nhiên là "chích đâu chết
đó".

Còn bộ giáo dục, lý ra nên giải tán bộ này, để tụi nhỏ
nó học sao thì học, các trường dạy sao thì dạy, không chừng
tụi nó sẽ khá hơn. Sinh viên ra tường tìm không ra việc làm,
cuối cùng quẩn quá tìm về trường cũ tự vận. Bộ học chớ
đâu phải bộ « chặt chém », đưa ra bản dự tính làm sách
giáo khoa ai cũng đầu bật ngữa. Ăn chi mà vô hậu vậy?

Trường hợp đặc biệt: anh Ba Dũng. Theo thông lệ các nước
thì anh phải chịu trách nhiệm về kết quả của chính phủ.
Vì anh là Thủ tướng. Nhưng mà, trong cái cơ chế này, điều
gì cũng do đảng « bố trí », nhất là nhân sự. Muốn cách
chức ai trong chính phủ cũng đâu có dễ ? Nếu ai cũng như các
anh Bình Minh, Chí Vịnh… thì bao nhiêu phiếu tín nhiệm của
quốc hội vào anh hết rồi. Nhưng 80% nhân sự trong chính phủ
anh là vô dụng, phá hoại nhiều hơn là xây dựng. Trách nhiệm
(của đảng), không lẽ anh lãnh ? Nếu là tôi thì tôi bỏ
phiếu « ok » cho anh, vì các tuyên bố nghe « lọt tai ». Nhưng
mà anh nói mà không làm thì cũng như không. Vụ đi kiện TQ, anh
ủng hộ, cả nước ủng hộ, cuối cùng quyết định là do «
bộ chính trị ». Vậy bỏ phiếu làm sao đây ? Người có trách
nhiệm trực tiếp sao không thấy chường mặt ra để quốc hội
bỏ phiếu?

Vì vậy, bỏ phiếu kiểu này, tôi sợ đó chỉ là dịp các phe
trong đảng phơi bày lực lượng để tranh ghế kỳ tới.
Rốt cục người tài thì bị « ém », chỉ có gian hùng mới
nổi lên được thôi.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141114/truong-nhan-tuan-quoc-hoi-bo-phieu-tin-nhiem-theo-tieu-chuan-nao),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét