Đào Tuấn - Chỉ biết học thôi, chẳng biết gì!

<center><img src="http://www.danluan.org/files/u5311/chi-biet-hoc_pfjv.jpg"
width="400" height="250" alt="chi-biet-hoc_pfjv.jpg" /></center>

Học chính khóa buổi sáng. Ôn luyện buổi chiều. Làm bài tập
buổi tối. Thời gian rảnh để học thêm. Để luyện thi. Ca 1.
Ca 2. Ca 3. Chỉ biết học. Học. Và học. Như một cái máy.

Có 45/45 em đi học bằng xe đạp. Trong đó 3 em phân biệt
được líp và đĩa, có 10 em phân biệt được săm và lốp. Và
không có em nào biết sửa xe.
Có 41/45 em thường đi qua sông, suối. Trong đó chỉ 4 em biết
bơi, kiểu bơi "chó ngoi nước lụt". Số còn lại chỉ biết
"lặn", kiểu lặn "xuống nước, ba ngày sau mới nổi".

Có 45/45 em thường xuyên ăn cơm. Trong đó chỉ 15 em biết nấu
cơm, nhưng trong 15 em biết nấu thì chỉ 5 em thường xuyên nấu
cơm cho gia đình. Có 17/45 em thỉnh thoảng rửa bát.

Có 45/45 em nhớ sinh nhật của 3 người bạn thân trở lên. Trong
đó, chỉ 4 em là nhớ ngày sinh của bố mẹ mình.

Có 45/45 em đọc sách (nhưng là đọc các sách giáo khoa). Trong
đó 5 em có đọc sách truyện, nhưng lại bị bố mẹ cấm
đoán, phải đọc lén. Có 2 em đã đăng ký mượn sách thường
xuyên tại tủ sách miễn phí của thầy Trợ, nhưng sau khi bị
bố mẹ phát hiện, lại xin thôi. Có 45/45 em thường xuyên đi
học thêm. Có 45/45 em có khả năng vào ĐH và 45/45 em mong muốn
trở thành cán bộ nhà nước.

Đây là kết quả khảo sát nhỏ và vui của một thầy giáo ở
Hà Tĩnh từ mấy ngày hôm nay đang gây sóng gió trên mạng xã
hội.

Vâng, chỉ là một khảo sát nhỏ và vui, nhưng là về một tình
trạng không nhỏ và không vui mà tất cả những người lớn
phải suy ngẫm.

Còn những từ ngữ "ông cụ non", "rô bốt thế hệ mới"
chỉ biết học, học, và học, những "mụ mẫm", những lo
toan "không khéo rồi đến lúc loạn chữ", xuất hiện ngay
sau đó, hôm qua, ở nghị trường, nơi các vị ĐBQH bàn về
chuyện đổi mới chương trình SKG.

Tất cả những ông cụ non đang mụ mẫm vì học và học không
khéo rồi đến lúc loạn chữ ấy nào phải ai xa lạ. Chúng
chính là học sinh, là con em của chúng ta. Chúng chính là sản
phẩm của một nền giáo dục, nói như GS Đào Trọng Thi- chỉ
thiên về dạy chữ mà không quan tâm đến dạy người.

Học chính khóa buổi sáng. Ôn luyện buổi chiều. Làm bài tập
buổi tối. Thời gian rảnh để học thêm. Để luyện thi. Ca 1.
Ca 2. Ca 3. Chỉ biết học. Học. Và học. Như một cái máy.

Thực tế Hà Tĩnh, hay Nghệ An, hay Hà Nội cũng là thực tế
chung.

Và chẳng có gì quá lời khi nói đó là một sự thật chua xót
cho nền giáo dục chạy theo thành tích. Nơi người lớn đang
đào tạo ra một thế hệ rô bốt mới chỉ biết học và
chẳng biết gì.

Cách đây vài hôm, khi chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GDĐT về
việc cấm giao bài tập về nhà được ban hành, dư luận cũng
lại đã đúng một cách chua chát: Cách mạng giáo dục có thể
bắt đầu chính từ việc không có bài tập về nhà. Cách mạng
giáo dục đôi khi chỉ là không làm gì cả.

Đào Tuấn

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141114/dao-tuan-chi-biet-hoc-thoi-chang-biet-gi),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét