Bùi Tín - Joko Widodo - Tống thống của dân nghèo

<center><img
src="http://gdb.voanews.com/A5C21206-6CF0-4245-AAB6-9688A34F1C8E_w640_r1_cx0_cy3_cw0_s.jpg"
width="560" /></center>
<em><center>Tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo.</center></em>

Từ ngày 20/10/2014 nước Cộng hòa Indonesia có tổng thống mới,
ông Joko Widodo. Với diện tích 2 triệu km vuông và dân số 240
triệu người, Indonesia là nước lớn nhất trong tổ chức ASEAN,
có nền kinh tế đa dạng, ổn định, có quan hệ nhiều mặt,
gần gũi với Việt Nam.

Các báo quốc tế có nhận định chung rằng sự kiện ông Joko
Widodo trúng cử đánh dấu một thời kỳ mới trong nền chính
trị của quốc gia theo Hồi giáo này. Trước hết cuộc bầu
cử đã diễn ra rất sôi nổi giữa 2 ứng cử viên. Một bên
là ông Prabowo Sobianto, 63 tuổi, cựu trung tướng chỉ huy một
đơn vị đặc biệt đã rời quân đội và trở thành một nhà
kinh doanh lớn đa ngành đầy thế lực, ông nội là chủ ngân
hàng, bố là bộ trưởng một thời, bản thân ông là con rể
của Tổng thống Suharto (đã ly dị), chủ tịch của đảng
Gerindra chiếm đa số trong quốc hội.

Một bên là ông Joko Widodo, 53 tuổi, xuất thân từ dân nghèo,
bố ông và bản thân ông là thợ mộc, chuyên sản xuất bàn
ghế. Ông tham gia công đoàn các nhà kinh doanh vừa và nhỏ, rồi
tham gia Đảng Dân chủ Indonesia của bà Megawati Sukarnoputri, con
gái ông Sukarno, tổng thống đầu tiên của Indonesia.

Năm 2005 ông Joko Widodo đắc cử chức Thị trưởng thành phố
Surakarta có nửa triệu dân. Từ đó ông nổi tiếng nhiều mặt,
đăc biệt về cung cách cầm quyền. Ông đã giữ lời hứa khi
tranh cử, chăm lo cuộc sống hàng ngày của người dân, đặc
biệt là dân nghèo, ưu tiên giải quyết vấn đề nhà ở, giao
thông vận tải trong nội thành, biến một thành phố "tội
phạm" thành một thắng cảnh du lịch hấp dẫn, ra sức chống
tệ quan liêu bàn giấy và tệ tham nhũng một cách kiên trì có
kết quả rõ ràng. Suốt 7 năm làm thị trưởng ông luôn ăn
mặc giản dị, quần jeans áo sơ-mi, không mang cà-vạt, tuần
nào cũng đến khu nghèo nhất để xem xét và giải quyết tình
hình, nghe dân nói nhiều hơn là "dạy bảo dân". Năm 2012
Đảng Dân chủ lại cử ông ra tranh chức Thị trưởng Thủ đô
Jakarta có 12 triệu dân. Sau khi đắc cử, ông bắt tay ngay vào
nỗ lực làm thay đổi thành phố này và thu được kết quả
có thể thấy rõ. Dân Surakarta luôn ghi nhớ công ơn ông đã
để lại một ngôi chợ mới khang trang, một con đường 7km
rộng thoáng cho người đi bộ, 2 vườn hoa nơi nghỉ ngơi cho
người cao tuổi và trẻ em, 1 nhà họp quốc tế, nhiều phòng
luyện thể thao, một đoàn xe buýt công cộng 2 tầng và chế
độ chăm sóc y tế miễn phí cho những người có thu nhập
thấp nhất. Ông làm những điều đã hứa và luôn đi kiểm tra
đôn dốc tại hiện trường, hành động có kế họach, quy củ.

Cuộc bầu cử diễn ra ngày 9/7/2014, ngay sau đó báo chí của
ông Prabowo Subianto tung tin liên tiếp là người của mình đã
trúng cử, cho đến khi Ủy ban bầu cử đưa tin đầu tiên là
đa số thuộc về ông Joko Widodo, họ liền tố cáo là có nhiều
phiếu gian lận, đòi xóa bỏ cuộc bầu cử, còn tuyên bố rút
khỏi cuộc tranh cử.

Thế nhưng ngày 20 tháng 7 Ban Bầu cử tuyên bố kết quả cuối
cùng ông Joko Widodo đã chính thức trúng cử, đạt 53% phiếu
bầu, ông Subianto đạt 47%. Ông Joko Widodo - được đông đảo
nhân dân thân mật gọi là Jokowi - là Tổng thống thứ 7 của
Indonesia, đã nhậm chức từ ngày 20/9/2014, thay cho tổng thống
tiền nhiệm Susilo Bambang Yudhoyono.

Có thể xem ông Joko Widodo của là một "Tổng thống của
người nghèo", "Tổng thống của Thế kỷ 21," vì các tổng
thống tiền nhiệm của ông đều thuộc giới quân phiệt và
tài phiệt giàu sang. Ông sống giản dị, bình dân, chơi thể
thao với thanh niên, thích nhạc rock, thích chơi đàn guitar.

Mong rằng các nhà lãnh đạo ở VN, các đại biểu Quốc hội
đang họp trong ngôi nhà mới tìm hiểu phong cách làm việc của
Tổng thống Widodo để tự so sánh và học tập.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141108/bui-tin-joko-widodo-tong-thong-cua-dan-ngheo),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét