Phỏng vấn blogger Điếu Cày: Không có thiết chế cho người tù tiếp cận công lý ở Việt Nam

<center>[video:http://youtu.be/a6gnYdFNeZc]</center>

<div class="boxright200"><img
src="http://www.danluan.org/files/u1/sub04/dieu_cay_2.jpg" width="600"
height="1069" alt="dieu_cay_2.jpg" /><div class="textholder">Blogger Điếu
Cày trong căn hộ nơi ông đang ở, tại Los Angeles. (Hình: Vũ Quí
Hạo Nhiên)</em></div></div> Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là
một trong những tù nhân chính trị được thế giới biết
đến nhiều nhất, với những tổ chức như Human Right Watch,
Amnesty International và các chính khách như Tổng thống Hoa Kỳ
Barack Obama từng kêu gọi trả tự do cho ông. Ông bị bắt lần
đầu năm 2008 với tội danh "trốn thuế," và ngay sau khi hoàn
tất án tù đó bị tiếp tục giam giữ và kết tội tuyên
truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa vì những hoạt
động trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Đến ngày 21 tháng 10
năm 2014, ông bất ngờ được thả và được đưa ngay đến Hoa
Kỳ.

Nhà báo Vũ Quí Hạo Nhiên phỏng vấn ông nơi ông đang ở trong
vùng Los Angeles, California.

<i >VQHN: Khi anh đến Los Angeles, một trong những điều ngạc
nhiên là người ta ra sân bay đón anh rất là đông. Cảm giác
anh khi thấy vậy là thế nào?</i>

Điếu Cày: Lần đầu tiên đến Los Angeles, bà con đón thì
đông như vậy, tình cảm thì tôi thấy rất là xúc động khi
bà con ra đón rất là nhiệt tình. Đây là cái điều rất hạnh
phúc với tôi khi tôi được phát biểu trước bà con với
những ý nguyện của mình.

<i >VQHN: Một cái người ta cũng nói tới rất nhiều là anh
tới Hoa Kỳ với đôi dép tổ ong. Hành trang của anh lúc qua
tới Mỹ gồm những gì?</i>

Điếu Cày: Tôi đi ra khỏi nhà tù thì những cái đồ mà còn
sử dụng được tôi đã chia hết cho anh em trong tù. Còn những
đồ tôi mang theo là những cái đồ kỷ niệm thì tôi mang theo,
trong đó có cả những bộ giấy tờ đi suốt trong cái quá
trình điều tra, xét xử của vụ án này nhưng khi ra đến sân
bay thì họ lấy hết.

Cho nên hành trang mà mang được sang tới đây, đó là một cái
mền, của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa gởi cho tôi, cái áo gối,
của cô Phạm Thanh Nghiên gửi, và cái áo con trai tôi gửi cho
tôi. Ngoài ra còn có một số ủy nhiệm của bạn bè tôi đã
phải viết vào trong áo và mặc vào người. Tôi cũng mang
được một bức thư của nhà báo Trương Duy Nhất gửi cho tôi,
và những lời dặn dò mà anh em ủy nhiệm thì rất nhiều.

<center><img src="http://www.danluan.org/files/u1/sub04/belongings.jpg"
width="600" height="450" alt="belongings.jpg" /></center>
<center><em>Hành trang Điếu Cày mang qua có đôi dép tổ ong mang
từ trong tù, tấm mền do nhà văn và cũng là bạn tù Nguyễn
Xuân Nghĩa tặng, và áo gối do cựu tù nhân lương tâm Phạm
Thanh Nghiên tặng. (Hình: Vũ Quí Hạo Nhiên)</em></center>

<i >VQHN: Anh có thể nói sơ về những điều ủy nhiệm hay
nhắn nhủ của các bạn tù?</i>

Điếu Cày: Thực ra tôi đã qua 11 trại tù trong 6 năm rưỡi.
Những cái gì mà những người tù ở Việt Nam cần, đấy là
những điều chỉ có những người đi trong các nhà tù trong
ngần ấy năm mới biết được là thực sự họ cần cái gì.

Vì vậy, họ rất mong muốn là tôi ra được bên ngoài và cất
lên tiếng nói thay cho họ: Đó là việc thực thi pháp lý trong
các nhà tù Việt Nam, cái việc mà người tù trong các nhà tù
Việt Nam bị tước đoạt đi các quyền lợi đã được ghi
trong Hiến pháp, được thể chế hóa ra trong luật thi hành án
hình sự nhưng đã bị tước đi ở trong nhà tù, mà người tù
không có cơ hội để mà cất lên tiếng nói khiếu nại.

Bởi vì các nhà tù Việt Nam cũng không có một cái thiết chế
nào để cho tù nhân tiếp cận công lý. Khi tù nhân bị tước
đoạt những cái quyền lợi được ghi trong luật, họ cất lên
tiếng nói, họ viết đơn khiếu nại, nhưng họ lại phải gửi
những cái đơn đó cho chính những cái người đã tước đoạt
quyền lợi của họ. Lấy gì để bảo đảm rằng những cái
người đã tước đi cái quyền lợi của họ lại đem cái là
đơn đó đi các cơ quan giám sát.

Trong khi các cái cơ quan giám sát quyền lực trong các trại giam
này là Viện Kiểm sát, là các cái cơ quan dân cử, thì lại
không hề có một cái thùng thư hay một cái cuộc tiếp xúc nào
để tù nhân có thể cất lên tiếng nói.

<i >VQHN: Một điều nữa cũng nhiều người thắc mắc là
chuyện anh qua Mỹ hoặc ở lại Việt Nam. Trước đây cả mấy
tháng đã có tin là Việt Nam nói nếu anh chịu qua Mỹ thì
người ta thả và lúc đó tin được đưa là anh không chịu đi
Mỹ.</i>

Điếu Cày: Vấn đề này thì tin mà cách đây mấy tháng thì
tôi không bình luận được vì thục tế là tôi vừa được
lôi ra khỏi nhà tù có mấy ngày thôi, nên những cái dư luận
bên ngoài thì tôi không thể biết.

Nhưng mà tôi xin nói một điều rằng, là đi hay ở là không
thuộc vào cái lựa chọn của tôi. Nó thuộc về chính phủ
Việt Nam và chính phủ Hoa Kỳ. Bởi vì chúng ta thấy rằng, Bộ
Ngoại giao Việt Nam đã trả lời rõ ràng, họ nói rằng họ
đình chỉ thi hành án tôi, chứ không phải thả tôi ra. Vì vậy
việc đi, hay ở lại Việt Nam, tôi không có quyền lựa chọn.

<i >VQHN: Ngày anh biết anh sẽ được ra tù, anh có thể nói
lại chuyện đó xảy ra thế nào và quá trình nó ra sao.</i>

Điếu Cày: Tôi có thể nói thêm về câu hỏi trước như thế
này, là nếu họ nói là họ đình chỉ thi hành án thì họ cũng
phải đưa ra một cái quyết định. Chứ việc họ đưa tôi đi
hoàn toàn không có một cái quyết định, không có một cái
giấy tờ nào hết.

Trong quá trình làm việc với tôi thì họ có đề nghị là
viết đơn xin ra tù trước thời hạn thì tôi dứt khoát không
viết. Họ yêu cầu là viết đơn đề nghị Chủ tịch nước
và Thủ tướng xin tha tù trước thời hạn thì tôi cũng không
viết. Vì vậy, khi mà đi ra khỏi nhà tù là họ chỉ có khám
xét đồ đạc của tôi, và đưa tôi lên xe, rồi đưa thẳng ra
sân bay, chứ không hề có bất kỳ một cái quyết định nào
được đọc, được nói hoặc là yêu cầu tôi ký cả.

vì tôi đã nói trước rồi, tôi có một nguyên tắc bất di
dịch là không nhận tội để được ra tù, cho nên trong bất
kỳ hoàn cảnh nào tôi cũng không có ký vào bất kỳ giấy tờ
nào khác. Vì vậy, tôi được đưa ra tù mà không hề có một
quyết định nào được đọc, hay là yêu cầu tôi ký, cứ tự
nhiên đi thôi.

<i >VQHN: Vậy là từ lúc mà họ nói cho đến lúc anh được
đi, thực sự ra khỏi nhà tù, là bao lâu?</i>

Điếu Cày: Thực ra thì ngày 17 tháng 8, tham mưu của Bộ Công
an xuống, có làm việc với tôi. Họ nói là, họ chỉ nói về
cái việc là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có đang thảo luận với họ
về việc trả tự do cho tôi nhưng không nói rằng tôi sẽ
được đi hay ở lại, vì đó chưa phải là kết quả. Còn ngày
22 tháng 9, đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào gặp tôi. Đại
diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có nói rằng chính phủ Hoa Kỳ yêu
cầu chính phủ Việt Nam thả ông ra vô điều kiện, dù ông có
ở lại Việt Nam hay đi đến Hoa Kỳ, nhưng hiện hai bộ ngoại
giao đã đạt được thỏa thuận rằng ông ra tù sẽ nhập
cảnh vào Mỹ.

<i >VQHN: Ngày 22 tháng 9 hay ngày 22 tháng 10?</i>

Điếu Cày: Ngày 22 tháng 9.

<i >VQHN: Tức là cỡ một tháng trước khi ra tù? Thành ra từ
ngày đó là anh đã biết là sẽ đi?</i>

Điếu Cày: Không. Vì đây chỉ là thỏa thuận hai bên, chưa
biết có đạt được thỏa thuận hay không, có đi được hay
không. Vì trong thân phận người tù, chung quanh là bốn bức
tường, chúng tôi rất thiếu thông tin.

<i >VQHN: Khi anh bị bắt thì ai cũng biết là anh bị bắt vì
tổ chức Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Bây giờ, sau khi đã bị
bắt bị tù xong rồi, thì bây giờ anh có dự tính gì cho CLBNBTD
không?</i>

Điếu Cày: Thực ra là Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, mặc dù
bị đàn áp rất dã man - các anh đã nhìn thấy là CLBNBTD nhiều
anh em trong CLBNBTD bị bắt, gia đình họ bị tấn công, bị phá
hoại về kinh tế, bị sách nhiễu, và đặc biệt thì người
mẹ của blogger Tạ Phong Tần đã tự thiêu để phản đối về
việc các con của mình đang bị giam giữ một cách hà khắc
trong nhà tù cộng sản.

Mặc dù là bị đàn áp dữ dội như vậy, nhưng Câu lạc bộ
Nhà báo Tự do vẫn cứ hoạt động. Những anh em còn ở ngoài
vẫn cứ tiếp tục làm việc. Vì vậy khi tôi ra tù tôi sẽ tham
gia cùng anh em để chúng tôi tiếp tục thực hiện quyền tự do
báo chí tự do ngôn luận của mình, dù là ở trong hay ở ngoài.
Bây giờ tôi không được sát cánh với anh em ở trong nước,
nhưng ra ngoài, tôi vẫn sẽ cứ tiếp tục làm một cái cầu
nối để làm việc mạnh mẽ hơn nữa, theo cái cách thức mới
hơn nữa, để thực hiện cái quyền tự do báo chí, tự do ngôn
luận ở trong nước Việt Nam.

<center><img src="http://www.danluan.org/files/u1/sub04/food_truck.jpg"
width="600" height="490" alt="food_truck.jpg" /></center>
<center><em>Một buổi tối vài ngày sau khi tới Mỹ, blogger
Điếu Cày đi ăn khuya với Nancy Nguyễn, vừa trở về từ Hong
Kong, ở một xe food truck đậu bên đường phục vụ công nhân
làm đêm. (Hình: Vũ Quí Hạo Nhiên)</em></center>

<i >VQHN: Về cá nhân anh, gia đình anh còn ở Việt Nam, thì anh
có dự định gì?</i>

Điếu Cày: Hiện nay vợ tôi còn ở Việt Nam. Tôi còn hai cháu
ở Việt Nam, cháu Dũng thì đã có vợ, đã có con rồi. Chúng
tôi thì đã bị chia cắt gia đình đã hơn 6 năm nay rồi. Là con
người ai cũng muốn là đoàn tụ gia đình, ai cũng luôn luôn
muốn được đoàn tụ với gia đình.

Nhưng vì cái công việc, vì cái trách nhiệm mà tôi phải gánh
vác trên vai, cho nên tôi quyết định là tôi chọn những lợi
ích của dân tộc, lợi ích của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do,
của tất cả những người làm báo Việt Nam.

Cho nên, khi đi sang đây rồi, gia đình tôi lại bị chia cắt
thêm một thời gian nữa, chưa biết bao giờ mới có thể
được đoàn tụ trở lại, nhưng tôi hy vọng rằng có được
sớm được đoàn tụ hay không cũng là do gia đình tôi cũng như
tôi ở bên này tiếp tục cuộc đấu tranh để mau được đoàn
tụ.

<i >VQHN: Tình hình nhà cửa công việc cuộc sống hiện nay anh
có dự định gì trong tương lai gần?</i>

Điếu Cày: Trong tương lai gần thì bây giờ trước mắt là
sang đây, từ hôm sang đây đến giờ tôi chưa nghỉ một giờ
nào. Xuống máy bay là tôi đã làm những cái việc cần thiết
cho cái việc sắp tới của tôi. Mặc dù chưa tiếp xúc với
các bạn bè trên truyền thông nhưng mà tôi đã lo tiếp xúc,
kết nối với các bạn bè trong và ngoài nước để chúng tôi
chuẩn bị bước vào một cuộc chiến mới. Còn gia đình, rồi
nhà cửa, công việc, tất cả những cái đó tôi đành phải
để lại sau.

<i >VQHN: Bây giờ anh có một cái lời nào đó để nói với
cộng đồng người Việt hải ngoại về cái cách nào tốt
nhất để hỗ trợ cho những người trong nước thì anh có lời
nhắn gì không?</i>

Điếu Cày: Lời nhắn của tôi là tôi muốn bà con cộng đồng
ở hải ngoại và đồng bào ở trong nước đã nhìn thấy cái
chính quyền cộng sản đàn áp quyền tự do báo chí, tự do
ngôn luận như thế nào, không chỉ với báo chí của những nhà
báo tự do ở bên ngoài mà cả những phóng viên ở trong nhà
nước, như anh Trương Duy Nhất, như anh Nguyễn Văn Hải, như anh
Hoàng Khương, như anh Võ Thanh Tùng.

Vì những cái việc đàn áp khốc liệt như vậy, việc thực
hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam hoàn
toàn không dễ một chút nào. Nếu bà con hiểu được điều
đó, thì tôi để nghị bà con, cộng đồng hải ngoại, trong và
ngoài nước cùng tay góp sức để giúp đỡ những nhà báo tự
do. Họ thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận để
giúp đỡ người dân Việt Nam cất lên được tiếng nói.

Thì cái hữu hiệu nhất là bà con hỗ trợ mạnh mẽ về dư
luận hơn nữa và kết nối cộng đồng trong ngoài nước để
chúng ta cùng thông hiểu nhau, cùng chung tay góp sức để tương
lại của đất nước để tiến đến một cái đất nước mà
ở đó mỗi người dân đều có quyền thực hiện tất cả
mọi cái quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, những cái
quyền con người cơ bản nhất để rồi bà con chúng ta có
quyền trở về sống ngay trên đất nước của mình mà không
sợ bị đàn áp khi mà cất lên tiếng nói trái với ý của nhà
cầm quyền.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141028/blogger-dieu-cay-khong-co-thiet-che-cho-nguoi-tu-tiep-can-cong-ly-o-viet-nam),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét