Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu triệu tập Dân oan Trần Ngọc Anh

Dân Luận - Hôm nay trên FB <a
href="https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1512124145709469&id=100007356940892&pnref=story"><strong>Ngọc
Anh Trần</strong></a> chia sẻ về việc dân oan Trần Ngọc Anh
được Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
gởi giấy triệu tập với nội dung <em>"để hỏi việc liên
quan đến vụ án"</em> như sau:
<center><strong>
PHONG TRÀO LIÊN ĐỚI DÂN OAN TRANH ĐẤU VIỆT
NAM</strong></center>

<center><strong>Thông Báo Công Luận</strong></center>

Về việc: Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu triệu tập Dân oan Trần Ngọc Anh

Sáng nay, ngày 31 tháng 10 năm 2014, vào lúc 10 giờ 30, hai
công an xã Hòa Hội đã tới nhà Dân oan Trần Ngọc Anh
đưa giấy Triệu Tập.

Theo đó Dân oan Trần Ngọc Anh phải có mặt tại cơ quan An
ninh Điều tra tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ở địa chỉ số
15 đường Trường Chinh, thành phố Bà Rịa vào lúc 8giờ
sáng ngày 4 tháng 11 năm 2014.

Lý do triệu tập được nêu ra là: "để hỏi việc liên
quan đến vụ án".

Phong Trào Liên Đới Dân Oan Tranh Đấu chúng tôi gồm toàn
những bà nông dân quê mùa ít học, nhất là về luật
pháp thì chúng tôi lại càng thiếu hiểu biết nên chưa
biết phải xử trí như thế nào.

Nhất là lý do triệu tập là "để hỏi việc liên quan
đến vụ án" làm chúng tôi sửng sốt ngỡ ngàng tự
hỏi liên quan đến vụ án là VỤ ÁN GÌ???

Xin kính nhờ qúy vị Luật gia trong và nước và các thân
hữu chiến hữu giúp ý kiến để Phong Trào Liên Đới
Dân Oan Tranh Đấu chúng tôi biết cách giải quyết việc
này theo đúng luật pháp và đúng tinh thần Tuyên Ngôn
Quốc Tế Về Quyền Làm Người mà nhà nước CHXHCNVN
đã cam kết tôn trọng năm 1982.

Phong Trào Liên Đới Dân Oan Tranh Đấu kính thông báo.


<center><img
src="https://scontent-b-nrt.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/v/t1.0-9/1457629_1512117482376802_5516768976537402518_n.jpg?oh=e2c83dc9e014f8177a63ed26564e550c&oe=54AB4DFE"
width="560" /></center>
<center><img
src="https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/v/t1.0-9/10409343_1512117545710129_4604948448425180509_n.jpg?oh=6029f8bfcc7670d842423e508c550548&oe=54F1BFB5&__gda__=1425429471_f12ba9830136fabd774c3156a45a66c8"
width="560" /></center>

Chị Trần Ngọc Anh, dân oan thuộc tinh Bà Rịa Vũng Tàu, là
người luôn đi đầu trong các phong trào tranh đấu của dân oan.
là người khởi xướng phong trào Liên Đới Dân Oan Tranh Đấu
Việt Nam.

Chị đã nhiều lần ra Hà Nội để gõ cửa các cơ quan công
quyền về chống tham nhũng, khiếu kiện đất đai nhưng lần
nào cũng bị từ chối không tiếp nhận đơn của chị, và họ
yêu câu chị về địa phương dể khiếu nại. Nhiều lần đi
khiếu kiện, chị liên tục bị công an sách nhiễu đánh đập
dã man có lúc phải nhập viện trong tình trạng hết sức nguy
kịch.

<strong>Đôi điều về những vấn đề liên quan đến giấy
triệu tập</strong>

Theo Điểm 1.4, mục 1 Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) ngày
12/01/2006 của Bộ Công an ban hành hướng dẫn thực hiện một
số nội dung của Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2003, quy định về giấy triệu tập:

<em>"Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được
sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự nên chỉ Cơ quan
điều tra hoặc Cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới
được sử dụng. Việc sử dụng giấy triệu tập phải đúng
mục đích, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục mà
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định. Giấy triệu
tập bị can tại ngoại; giấy triệu tập hoặc giấy mời
người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
vụ án đến Cơ quan điều tra để làm việc chỉ có giá trị
làm việc trong một lần.</em>

<em>Nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để
giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng,
chức năng, thẩm quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy
triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan
trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về
một vấn đề mà họ đã trình bày, v.v. làm ảnh hưởng đến
hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm mất
uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nghiêm cấm Điều tra
viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu
người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy
triệu tập hoặc giấy mời. Trước khi triệu tập hoặc mời
thì Điều tra viên phải tính toán về thời gian, về việc đi
lại của người được triệu tập để tránh gây phiền hà
về thời gian hoặc đi lại nhiều lần của người được
triệu tập hoặc được mời. Nếu người được triệu tập
hoặc được mời ở quá xa trụ sở của Cơ quan điều tra thì
có thể triệu tập hoặc mời họ đến trụ sở Công an nơi ở
hoặc nơi làm việc của họ để lấy lời khai hoặc báo cáo
đề xuất Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
được phân công chỉ đạo điều tra vụ án thực hiện việc
ủy thác điều tra"</em>

<strong><em>1, Xác định tính hợp pháp của người ký giấy
triệu tập:</em></strong>

Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự đã quy định rõ phạm vi đối
tượng có thể triệu tập, tức công dân phải là một trong
những đối tượng có tư cách tham gia tố tụng là: bị hại,
bị can, bị cáo, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm
chứng, người bào chữa, người giám định, người phiên
dịch. Không được phép triệu tập khơi khơi để hỏi những
chuyện vớ vẩn, linh tinh không liên quan đến một vụ án cụ
thể.

Trước đây, Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự quy định chỉ
Trưởng, Phó cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền ký
giấy triệu tập. Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự sửa đổi, bổ
sung ngày 26/11/2003 quy định Điều tra viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán đều có quyền ký giấy triệu tập.

Vì vậy, để xác định giấy triệu tập được ký hợp pháp,
tức người ký nhân danh cơ quan tố tụng triệu tập để làm
việc phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử; chớ không
phải nhân danh cá nhân Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm
phán. Để tránh trường hợp lạm quyền, lấy công hành tư,
thì người nhận giấy triệu tập cần đòi hỏi được biết
Quyết định khởi tố vụ án Hình sự của cơ quan tiến hành
tố tụng.

- Xác định tư cách hợp pháp của người làm việc với
người được triệu tập: Ví dụ: Giấy triệu tập do Điều
tra viên A ký đóng dấu Cơ quan điều tra nhưng lại ghi gặp và
làm việc với Điều tra viên B thì công dân phải yêu cầu ông
B xuất trình Giấy chứng nhận Điều tra viên (còn gọi là Thẻ
Điều tra viên) hoặc Quyết định bổ nhiệm Điều tra viên
(nếu chưa có Thẻ), công dân có quyền từ chối làm việc với
người không phải Điều tra viên.

<strong><em>2. Xác định tư cách tham gia tố tụng của người
được triệu tập:</em></strong>

Khi một vụ án hình sự được khởi tố, thì mới xác định
được ai là bị hại, ai là bị can, ai là bị cáo, ai là nguyên
đơn dân sự, ai là bị đơn dân sự, ai là người có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, ai là người làm
chứng, ai là người bào chữa, ai là người giám định, ai là
người phiên dịch.

Người được triệu tập có quyền yêu cầu Điều tra viên cho
xem Quyết định khởi tố vụ án Hình sự, thông báo rõ tư
cách tham gia tố tụng của mình là gì, giải thích rõ quyền và
nghĩa vụ tham gia tố tụng riêng theo từng loại tư cách tham
gia, và ghi rõ vào biên bản làm việc. Nếu Điều tra viên không
chứng minh được những điểm đó với người được triệu
tập làm việc thì người được triệu tập có quyền từ
chối làm việc.


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141031/co-quan-an-ninh-dieu-tra-tinh-ba-ria-vung-tau-trieu-tap-dan-oan-tran-ngoc-anh),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét