Góc nhìn giới trẻ: Ngựa Hoang - Tuổi trẻ, cứ bay xa…

<center><img
src="http://www.triethocduongpho.com/wp-content/themes/grido/themify/img.php?src=http://www.triethocduongpho.com/wp-content/uploads/2014/10/tumblr_n7n7cpcHVv1qinh1vo1_500.jpg&w=670&h=&zc=1&q=80"
width="560" /></center>

Trên bước đường lãng du cùng khắp, rất nhiều khi tôi
tưởng chừng ngã quỵ. Bế tắc về tinh thần, thể xác rã
rời. Như con ngựa mỏi cúi đầu giữa thảo nguyên, tôi mơ
màng nhớ về hơi ấm của gia đình, của quê hương nơi đất
khách. Bao câu hỏi xoay vần trong tâm trí. Con đường mình đang
đi sẽ dẫn tới đâu? Mình có đủ sức để đi tới cùng con
đường mình đã chọn? Tại sao lại không chọn cuộc sống ổn
định, sum vầy ở quê mà chạy đi tìm cơ hội và thử thách
ở những nơi xa lạ?… Sau cuối, gạt đi những băn khoăn, khi
sự bình an chan hòa trở lại, tôi lại tiếp tục dấn bước
trên con đường dang dở và tự bảo với lòng mình: "C<em>òn
trẻ, cứ bay xa…</em>"

Sống ở quê, trong vòng tay gia đình, xóm làng, anh em vui vầy,
còn gì bằng? Thế nhưng theo tôi nghĩ, người trẻ không nên ở
quê. Thứ nhất vì ở quê ít có điều kiện phát triển bản
thân, thứ hai, có quá nhiều thứ ngăn cản sự phát triển đó.

<h2>Ít có điều kiện phát triển</h2> Tại vì ở quê có sự
hạn chế nhất định về phát triển kinh tế, nguồn lực, cơ
hội cũng như khả năng giao lưu, học hỏi. Trong khi những yếu
tố này đóng vai trò quan trọng cho sự trưởng thành của
người trẻ.

<h2>Nhiều yếu tố cản trở sự phát triển của người
trẻ</h2> Đó là căn tính nông dân, sự bảo thủ, tâm lý đám
đông, không thân thiện với suy nghĩ, tư tưởng mới lạ, sáng
tạo, trong khi điều này là vô cùng quan trọng đối với
người trẻ. Làng quê không tạo được sự tự do cần có cho
tư tưởng và hành động của người trẻ.

Bởi vậy, tuổi trẻ là phải đi thật xa, thoát khỏi sự bao
bọc của gia đình, đi đến những nơi phát triển về mọi
lĩnh vực, có đầy đủ sự thách thức cũng như mọi cơ hội
cần thiết để người trẻ giao lưu, học hỏi, hoàn thiện
bản thân, tự do thực hiện những điều mình mong muốn, những
ước mơ, hoài bão của mình.

<h2>Cứ đi, cứ khám phá, cứ học hỏi</h2> Tình cảm quê
hương nó nằm trong máu rồi, không ai bắt các bạn thể hiện
tình yêu quê hương bằng cách phải suốt đời sống chết với
quê hương, không rời quê hương nửa bước. Dù đi xa, nhưng
trong tâm trí bạn luôn hướng về quê hương, để khi mình
thực sự trưởng thành, có cơ hội sẽ trở lại quê hương
phục vụ, xây dựng và đóng góp nó theo cách của bạn, đó
mới chính là tình yêu quê hương cao cả nhất<a
href="http://www.triethocduongpho.com/2014/10/30/tuoi-tre-cu-bay-xa/">.</a>

Đối với tôi, quê hương luôn in đậm trong lòng, ở đó có
cha mẹ, có anh em, có tình làng nghĩa xóm, có những người luôn
dõi theo và ủng hộ những bước chân chập chững vào đời
của tôi. Thế nhưng, tôi thực sự cảm thấy chỉ muốn sống
ở quê hương những ngày lễ Tết hay khi mình đã có tuổi,
mỏi gối chồn chân. Bởi vì chỉ những lúc đó, quê hương
mới thực sự phát huy giá trị tinh thần của nó. Là nơi anh em
quây quần, cùng hướng tới cội nguồn, tổ tiên và những giá
trị văn hóa khác. Sau cùng, đó là nơi che chở cho chú chim đã
mỏi cánh sau khi bay khắp bốn phương trời để hoàn thiện
bản thân, tìm thử thách, thỏa chí tang bồng.

Ai đó đã nói rất đúng rằng: "<em>Tuổi trẻ như những
cánh chim, người ta cứ cố bay đi thật xa rồi cuối cùng lại
mong một lần trở về tổ.</em>" Rồi bạn sẽ mong bay về tổ
sau khi đã thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình. Còn
bây giờ, còn trẻ, <strong>hãy bay đi thật xa…</strong>

<strong>Ngựa Hoang</strong>


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141031/goc-nhin-gioi-tre-ngua-hoang-tuoi-tre-cu-bay-xa),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét