Phan Thương - 'Quyền im lặng' là sự bảo đảm sinh mạng cho một con người

"Thể hiện sự tiến bộ, một quyền mang tính nhân văn và
đảm bảo, thực thi quyền con người". Đó là quan điểm
thống nhất của các đại biểu thông qua hội nghị liên ngành
góp ý dự thảo bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), do
Viện KSND TP.HCM tổ chức hôm qua 30.10.

<center><img src="http://www.danluan.org/files/u5311/toipham.jpg" width="400"
height="250" alt="toipham.jpg" /></center>
<center><em>Chứng minh tội phạm là trách nhiệm của các cơ quan
tố tụng - Ảnh: Độc Lập</em></center>

<strong>Chứng minh tội phạm là trách nhiệm của các cơ quan tố
tụng</strong>

Bà Vũ Thị Xuân Nhuệ (Viện KSND TP.HCM) cho rằng: "Chứng minh
tội phạm là trách nhiệm của các cơ quan tố tụng, do đó
việc quy định người bị bắt, người tạm giữ, bị can, bị
cáo có quyền trình bày lời khai hoặc từ chối trình bày lời
khai không làm ảnh hưởng đến công tác điều tra mà giúp các
cơ quan tố tụng phải luôn tự nâng cao trình độ, năng lực
nghiệp vụ, phẩm chất của chính mình".

Tương tự, ông Trần Ngọc Quang (Viện KSND TP.HCM) nhìn nhận:
"Im lặng là sự bảo đảm sinh mạng cho một con người, dù
người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đồng thời, giúp
cơ quan điều tra không còn mang tiếng nghi ngờ sử dụng bức
cung, nhục hình. Quy định nào có lợi, đem lại hiệu quả cho
công lý và hoạt động tư pháp thì ta cứ học hỏi, không cắc
cớ gì mà phải bảo thủ, giữ quy định cũ không còn phù hợp
với Hiến pháp 2013".

Ở góc độ khác, ông Huỳnh Văn Thủy (Viện KSND H.Cần Giờ)
nói: "Quy định quyền từ chối trình bày lời khai đối với
một số đối tượng là người tham gia tố tụng nêu trên là
phù hợp nhưng cũng nên phân định rõ, có giai đoạn việc
trình bày lời khai là quyền nhưng sẽ có giai đoạn nên quy
định trình bày lời khai là nghĩa vụ của bị can, bị cáo.
Cụ thể, đối với người bị bắt, người bị tạm giữ thì
công dân có quyền từ chối trình bày lời khai đến khi có
luật sư tham gia. Tuy nhiên, đến giai đoạn khởi tố bị can
trở về sau, nếu tiếp tục cho bị can được quyền từ chối
sẽ làm cản trở không nhỏ đến quá trình giải quyết vụ án
và có thể bỏ lọt tội phạm".

<strong>Nên quy định rõ việc điều tra viên tham gia phiên
tòa</strong>

Ngoài ra, một điểm mới được đưa vào dự thảo gây nhiều
tranh cãi, đó là quy định về sự có mặt của điều tra viên
(ĐTV) tại phiên tòa (điều 288 dự thảo). Theo ban soạn thảo,
thực tế có nhiều vụ án trong giai đoạn xét xử, khi ra tòa
bị cáo không nhận tội, cho rằng việc khai nhận tại cơ quan
điều tra là do bị ĐTV dùng nhục hình, bị bức cung. Để hỗ
trợ Hội đồng xét xử làm rõ các tình tiết vụ án, tránh oan
sai thì sự có mặt ĐTV tại phiên tòa sẽ đảm bảo các chứng
cứ được đưa ra có tính thuyết phục cao hơn. Đồng tình,
ông Nguyễn Văn Châu, Phó chánh án TAND TP.HCM, nhận định:
"Luật quy định rõ là tốt, với mục đích là tránh oan sai
nhưng nếu bắt buộc ĐTV có mặt tại phiên tòa trong mọi
trường hợp có người tham gia tố tụng khai bị ép cung, bức
cung, dùng nhục hình trong giai đoạn điều tra thì không ổn.
Hãy để quyền quyết định triệu tập hay không là do Hội
đồng xét xử. Nếu Hội đồng xét xử thấy lời khai của bị
cáo là có căn cứ thì hoãn phiên tòa để triệu tập, còn
không thì từ chối. Hãy mở rộng điều luật này theo hướng
trong trường hợp cần thiết nên mời ĐTV tham gia phiên tòa".

Thượng tá Võ Xuân Thanh, Phó chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát
điều tra, Công an TP.HCM, cho rằng nếu luật ghi nhận ĐTV phải
tham gia phiên tòa thì cũng nên quy định rõ hơn, ĐTV tham gia
với tư cách gì, thẩm quyền, giới hạn của mình trả lời
tới đâu, những vấn đề nào…

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141031/phan-thuong-quyen-im-lang-la-su-bao-dam-sinh-mang-cho-mot-con-nguoi),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét