Nguyễn Anh Thi - 'Cò' lớn, thiên nga béo bởi giấy phép... 'cháu, chắt'?

Có những ngành, điều kiện kinh doanh chung thì nằm ở luật,
nghị định, nhưng điều kiện "con, cháu, chắt" thì nằm ở
thông tư, quyết định, thậm chí công văn của các Bộ.</strong>

Trong khi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
đầu tư kêu gọi giảm thiểu các loại giấy phép phụ, giấy
phép con để "cởi trói" kinh doanh cho người dân, thì hành
động đáp ứng từ các Bộ ngành dường như vẫn giậm chân
tại chỗ, thậm chí, còn gia tăng thêm các giấy phép "con cháu
chắt" mới...

<strong>Lòng vòng tờ giấy phép cho thuê nhà </strong>

Do kinh tế khó khăn nên một người thân của tôi ở TPHCM đành
phải dọn về nhà cha mẹ ở, đem căn nhà cho thuê lấy tiền
độ nhật. Tuy nhiên, để kiếm được giấy phép cho thuê nhà,
anh ấy đã phải chạy vạy mất hàng tháng trời, mà chỉ nghe
kể lại cũng hoa mắt.

Việc đầu tiên, khổ chủ chạy tới UBND quận nơi có căn nhà
để làm đăng ký kinh doanh (ĐKKD) hộ cá thể cho thuê nhà. Ôm
một vác hồ sơ về, anh phải khai vào tờ khai ĐKKD theo mẫu,
rồi photo công chứng Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, hộ
khẩu, chứng minh nhân dân.

Xong xuôi, anh tất tả vác lên nộp. Nhân viên nhận hồ sơ cho
giấy hẹn sau 10 ngày mời anh trở lại nhận kết quả. Khi đó
anh sẽ phải ra Chi cục Thuế của Quận để đăng ký mã số
thuế, nộp thuế môn bài.

Mười ngày sau, anh lên xếp hàng từ sáng sớm, may nhận được
giấy tờ, nộp lệ phí, rồi qua Chi cục Thuế hết cả buổi
thì xong, lòng mừng khấp khởi. Tuy nhiên, anh được người môi
giới cho thuê nhà cho biết là mới xong... một chặng.

<center><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/08/22/16/20140822162616-biemhoa2.jpg"
></center>
<em><center>Ảnh minh họa</center></em>

Giờ chặng tiếp theo là anh phải xin cấp giấy phép đủ điều
kiện phòng cháy chữa cháy. Thế là anh phải đến Phòng Cảnh
sát PCCC của Thành phố để làm thủ tục này. Hồ sơ lại
một ôm tha hồ điền, nào là bản sao công chứng của các
loại Giấy ĐKKD hộ cá thể, bản sao chứng minh nhân dân, sổ
hộ khẩu, sơ đồ chi tiết mặt bằng ngôi nhà, đơn đề nghị
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC, hồ sơ quản
lý, phương án PCCC... Phải hỏi đi hỏi lại, nhờ cả mấy bên
thân quen chỉ dẫn thì người nhà của tôi mới có thể làm
xong thủ tục này. Tính ra cũng mất thêm 10 ngày với vài lần
đi lại chầu chực.

Chưa hết, giờ anh còn một thủ tục nữa, đó là xin giấy
phép an ninh trật tự. Vì hộ khẩu anh ở một quận, mà ngôi
nhà anh mang cho thuê lại ở một quận khác nên giấy tờ khá
nhiêu khê. Anh đến Phòng cảnh sát quản lý hành chính về
trật tự xã hội để làm bản cam kết an ninh trật tự, bản
khai lý lịch thì mang về xin xác nhận của địa phương, giấy
ĐKKD hộ cá thể cho thuê nhà, biên bản kiểm tra xác nhận về
phòng cháy chữa cháy của cơ quan công an, bản sao chi tiết sơ
đồ mặt bằng ngôi nhà... Mất 2-3 lần anh mới khai đủ, nộp
đủ hồ sơ. Sau đó 10 ngày, anh mới nhận được giấy phép
này sau khi nộp thêm một lần lệ phí nữa.

Giờ mới là lúc anh được ra công chứng để ký hợp đồng
cho thuê căn nhà với giá 7 triệu đồng một tháng. Tuy nhiên,
để người thuê dọn vào ở được, còn thủ tục nữa là khai
báo tạm trú. Hồ sơ khai báo tạm trú cũng rất phức tạp và
mỗi phường quy định một kiểu. Phần giấy tờ photo thì có
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, hộ khẩu, CMND của chủ,
của người thuê. Kèm theo đó là bản khai đăng ký tạm trú
của từng người thuê, của người đứng tên trên hợp đồng
thuê và những người ở cùng.

Những bản khai trên công an phường yêu cầu phải có, nhưng
theo quy định, công an phường không được phép bán cho người
dân những mẫu bản khai này. Thành thử khổ chủ đành chạy
ngược chạy xuôi tìm các nơi bán đơn để muai, rồi chạy về
phường nhờ hướng dẫn khai, lấy chữ ký từ người thuê nhà
rồi đem nộp lại.

Giờ là thủ tục cuối, anh phải quay trở về Chi cục thuế
quận, làm bản kê khai và đóng nộp thuế. Anh cặm cụi điền
tiếp một bộ hồ sơ gồm bản sao CMND, bản sao giấy ĐKKD hộ
cá thể cho thuê nhà, hợp đồng cho thuê, v.v...

<strong>Hỏi vì sao cò lớn, thiên nga béo?</strong>

Người nhà tôi chật vật bỏ cả tháng ròng chạy vạy cho thủ
tục thuê căn nhà vẻn vẹn giá 7 triệu/ một tháng. Trong khi
đó, một người bạn anh, do không có thời gian nên bỏ tiền ra
làm dịch vụ qua cò. Phí dịch vụ tốn khoảng 5 triệu, nhưng
chỉ mất 7- 10 ngày là xong tất cả. Đã mất tiền thì rất
nhiều công đoạn đã được "bôi trơn", không cần có mặt
khổ chủ, mọi việc vẫn chạy băng băng.

Và chỉ qua cái giấy phép cho thuê nhà mà nhiều người dân đô
thị hiện phải có trong tay để kiếm thêm chút tiền sinh kế
là có thể thấy vì sao các cấp trên sốt ruột kêu gọi cải
cách, mà cấp thừa hành thì như "bịt mắt che tai" làm cho thủ
tục hành chính ngày càng phiền toái nhiêu khê, mở lối cho cò
lớn, thiên nga béo lên.

Số liệu mới nhất được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố
cho thấy hiện có 386 ngành, nghề kinh doanh đòi hỏi phải có
điều kiện đi kèm, trong đó có 895 điều kiện kinh doanh "cấp
1" (giấy phép "cha"), 2.129 điều kiện "cấp 2" (giấy phép "con")
và 1.745 điều kiện "cấp 3" (giấy phép "cháu").

Các quy định này thuộc phạm vi quản lý của 16 bộ ngành và
rất rắc rối. Có những ngành, điều kiện kinh doanh chung thì
nằm ở luật, nghị định, nhưng điều kiện "con, cháu, chắt"
thì nằm ở thông tư, quyết định, thậm chí công văn của các
Bộ. Sự thiếu rõ ràng này đang ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động kinh doanh của DN và người dân.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã cho
biết, sau khi phát văn bản yêu cầu các bộ, ngành rà soát cắt
giảm số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì câu trả lời
nhận được chỉ là <a
href="http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/193443/su-im-lang-day-thach-thuc-bo-truong-dau-tu.html">sự
im lặng như một sự thách thức</a>. Không những chưa cắt bỏ
được mà số lượng này lại tăng lên trong thời gian qua.

Hiện Việt Nam cũng đã có bộ chỉ số Cải cách hành chính Par
Index do Bộ Nội vụ đưa ra, cùng việc bắt đầu chấm điểm
và công bố của các bộ ngành và địa phương với kỳ vọng
công tác cải cách hành chính sẽ được đánh giá, định
lượng một cách chính xác hơn. Vấn đề ở đây là đi cùng
với cải cách các thủ tục hành chính nói chung, cho kinh doanh
nói riêng, Việt Nam cần xây dựng được một nền công vụ
chuyên nghiệp.

Bởi, như ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng quốc
hội: "Nếu không có nền công vụ chuyên nghiệp thì rất khó
cải cách thể chế cũng như cải cách hành chính. Không nên duy
trì mãi chính trị hóa hệ thống hành chính theo cách sắp xếp
nhân sự, công tác cán bộ hiện nay, như vậy sẽ làm méo mó
hết nền hành chính công vụ.




***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140824/nguyen-anh-thi-co-lon-thien-nga-beo-boi-giay-phep-chau-chat),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét