Mặc Lâm - Sư tử đá Trung Quốc xâm thực văn hóa Việt như thế nào?

<div class="boxleft300"><img
src="http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/cn-rock-lions-erosion-vn-culture-ml-08232014074027.html/Su-tu-da-Chua-Mot-Cot-305.jpg/image"
width="305"><div class="textholder">Hai con sư tử đá kiểu Trung Quốc
tại di tích quốc gia Chùa Một Cột ở Hà Nội. Courtesy
GDVN</div></div>

Trong những ngày gần đây nổi lên khá nhiều lo ngại về
việc văn hóa Trung Quốc áp đảo đời sống văn hóa Việt Nam
và những nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng nếu không nhanh chóng
khắc phục, thay đổi tư duy lệ thuộc quá nhiều vào nền văn
hóa ấy nước Việt không sớm thì muộn sẽ trở nên đồng
hóa một cách tự nguyện với nền văn hóa phương Bắc.

<h3><b>Doanh nghiệp Việt Nam du nhập?</b></h3> Lịch sử nhiều
lần cho thấy mặc dù dân tộc Việt liên tiếp bị gót chân
Trung Hoa dẫm lên nhưng cuối cùng sau khi rút đi phần để lại
mảnh đất này chỉ là sự căm phẫn được hun nóng bởi sự
ác độc của đoàn quân xâm lược. Những nét văn hóa ngoại
lai không thể tồn tại với tình thần tự giác về mối họa
Hán hóa. Tâm thức người Việt hình thành phản ứng tự nhiên
như một liều thuốc chủng có khả năng chặn giữ sự độc
hại của cái gọi là nền văn minh Trung Hoa nhiều ngàn năm về
trước.

Tuy nhiên sau nhiều chục năm cùng chung ý thức hệ với đảng
cộng sản Trung Quốc, Việt Nam đã gần như hy sinh mọi thứ
để đạt mục đích mà Trung Quốc vẽ ra, kể cả mở cửa du
nhập nền văn hóa phương Bắc mà không có lấy một sự chọn
lựa hay cảnh giác nào khác như những thế kỷ về trước ông
cha đã làm.

Sự lệ thuộc ấy rất nhẹ nhàng dưới vỏ bọc giao lưu,
đôi khi tảng lờ dư luận. Như một phản xạ tất yếu, khi dư
luận biết sự lên tiếng của họ không được chính quyền
chú tâm, phần tiếp theo sẽ là im lặng. Phản ứng tiêu cực
của sự im lặng trở thành thói quen lâu dần như một thứ
logic bị cưỡng ép.

<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div class="quoteopen"><img
class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>Người Việt Nam dùng bộ
Lân, Ly, Quy, Phượng ở trong chùa và không có sư tử. Tóm lại
sư tử không phải là con vật truyền thống của người Việt
Nam và nó không được đặt bên ngoài cửa các di tích bao giờ
cả.<img class="quoright" src="/misc/quoright.png"/> <br
class="quoteclear"></div><div class="quoteauthor">» Phan Cẩm
Thượng</div></div>

- Trong lúc doanh nghiệp làm ăn với Trung Quốc nở rộ khắp
Việt Nam đã nảy sinh tình trạng chủ doanh nghiệp tự nguyện
mang hình ảnh từ Bắc Kinh, Thượng Hải hay Quảng Tây về
Việt Nam như đèn lồng đỏ, sư tử đá, trúc may mắn… cùng
hàng trăm hình tượng khác. Người dân quen dần với sư tử
đá Trung Quốc đặt ngồi trước các doanh nghiệp như một cách
cầu sự may mắn hay chứng tỏ sức mạnh. Những con sư tử đá
này được người dân chấp nhận như một phần của văn hóa
Việt.

Văn hóa bị lai tạp do doanh nghiệp mang vào Việt Nam với ý
thức kinh doanh, khai thác thị hiếu bình dân và nhất là thị
hiếu Trung Quốc được thể hiện rõ nhất trong một công trình
mới được vài năm tại tỉnh Bình Dương với tên gọi Lạc
cảnh Đại nam Văn hiến.

Công trình du lịch này cố tái tạo lại lịch sử nước Việt
nhưng do tầm nhìn hạn chế về kiến trúc của người thiết
kế và kiến thức bị gò bó của chủ doanh nghiệp đã làm cho
cái gọi là Đại Nam Văn Hiến trở thành lệch lạc và mang
bản sắc Trung Hoa một cách lộ liễu. Bất cứ một người
khách ngoại quốc nào khi bước vào đây đều có ý tưởng
rằng khu du lịch này là một Trung Hoa thu nhỏ nhằm thu hút
khách du lịch…Việt Nam chứ không ai khác.

Thật vậy, qua những thước phim quay lại cận cảnh người ta
thấy hầu hết các công trình đều mang phong cách Trung Hoa, từ
chiếc cầu Ngọc Bích, cho tới cổng Thanh Vân, con sông với
thiết kế giả đá... từ mái cong của cung điện tới vòm
trần, phù điêu, hoa văn hay tượng nổi.. nhất nhất như
được lấy ra từ một bộ phim Trung Hoa nào đó.

<div class="boxleft300"><img
src="http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/cn-rock-lions-erosion-vn-culture-ml-08232014074027.html/MG_0835-400.jpg/@@images/35388a49-8fcb-444d-886e-55255fe02b12.jpeg"
width="400"><div class="textholder">Khu du lịch Lạc cảnh Đại nam
Văn hiến tại tỉnh Bình Dương, ảnh chụp năm 2011. RFA
PHOTO.</div></div>



Và hình ảnh Ngũ Lân Đại Cung chính là dấu chấm hết của
cái gọi là Đại Nam này.

Câu chuyện sư tử đá Trung Quốc tràn ngập Việt Nam có thể
lấy điển hình tại khu vực được gọi là văn hóa Đại Nam
này. Trong khu vực "Ngũ lân đại cung" có năm con sư tử
được gọi trại thành "lân" là bản sao chính xác của các
con sư tử đá đang xuất hiện nhan nhản khắp nơi trên đất
Việt. Theo nhà nghiên cứu Mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế thì
sự khác biệt lớn và dễ nhận ra nhất là sư tử Việt không
có răng nanh ở hàm dưới trong khi sư tử đá của Tàu thì cả
hai hàm đều có, hơn nữa nanh hàm dưới của sư tử Tàu lại
sắc bén và rõ rệt hơn cả hàm trên.

Năm chú sư tử trong Ngũ lân đại cung đều có nanh hàm dưới.

Còn một loạt những hình ảnh Trung Quốc, hay lai Trung Quốc
nằm lộ liễu trong công trình này khiến người có chú ý tới
phải đặt câu hỏi: Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến phát sinh từ
ý tưởng của ai?

<h3><b>Thiếu kiến thức văn hóa nước nhà</b></h3> Tuy nhiên
nếu nhận xét rốt ráo toàn cảnh của sự thâm nhập văn hóa
Trung Quốc vào Việt Nam rất khó mà phân tích cụ thể từng
chủ thể bởi sự thâm nhập ấy tiệm tiến và kéo dài trong
hàng ngàn năm do đó dù có tích cực thế nào đi nữa người ta
cũng sẽ đầu hàng khi một nền văn hóa khác âm thầm tiếp
cận và tràn ngập mà người dân không được trang bị một vũ
khí chống lại đó là nội hàm kiến thức văn hóa nước nhà.

Những con sư tử đá hôm nay sẽ là chứng tích về một giai
đoạn vong bản giữa lợi ích kinh tế và sự tàn hại văn hóa
đến từ lợi ích ấy. Những con sư tử đá của Trung Quốc khi
mang ra nước ngoài chỉ là hình thức trang trí trong cộng đồng
người Hoa nhưng khi đến Việt Nam chúng có thể biến thành
thuốc phiện nhằm gây mê cả một dân tộc. Gây mê hay đánh
tráo khái niệm về mỹ thuật dân gian sẽ dẫn đến vong bản
ngay từ chỗ đứng trên đất nước của mình.

<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div class="quoteopen"><img
class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>Nếu con sư tử Trung
Quốc có tính chất áp chế được đặt trước cửa công
đình, cửa quan biểu hiện cho quyền lực thì ở Việt Nam gần
như người ta không dùng những hình tượng như thế.<img
class="quoright" src="/misc/quoright.png"/> <br class="quoteclear"></div><div
class="quoteauthor">» Phan Cẩm Thượng</div></div>

- Năm 2012 đất nước Dominica thuộc Trung Mỹ đã xảy ra vụ
tẩy chay sư tử đá Trung Quốc mang sang nước này nhằm cổ súy
hình ảnh của Trung Quốc đã bị người dân phản ứng quyết
liệt vì không phù hợp với nền văn hóa của họ.

Nếu Việt Nam là một nước thuộc khu vực địa lý khác thì
có lẽ cách ứng xử còn nặng nề hơn, tiếc thay số phận đã
buộc chặt Việt Nam với Trung Quốc qua một đường ranh địa
giới quá mỏng manh để người anh em khổng lồ này mỗi khi
buồn hay vui đều có thể đạp lên và tiến tới.

Quay lại với câu chuyện sư tử đá Trung Quốc tràn lan tại
Việt Nam người dân tỏ ra phấn khởi khi nhà nước nhập cuộc
và yêu cầu cơ quan công quyền phải chú ý tới những vật
trưng bày có liên quan tới yếu tố Trung Quốc.

Thật ra đây chỉ là một hành động chữa cháy nhất thời và
ai cũng thấy rằng sẽ không bao giờ có hiệu quả.

Nếu ngăn chận hình ảnh mà Trung Quốc muốn quảng bá cho cái
nhãn hiệu nước lớn thì cách tốt nhất là trang bị kiến
thức cho người dân Việt Nam không lạc hậu hay mù mờ về văn
hóa dân tộc, cụ thể là tri thức về các hình tượng trong
đền chùa miếu mạo hay cung đình, văn miếu. Cách mà nhà
nước tuyên truyền hiện nay không thể thuyết phục được
người dân rằng Việt Nam đã từng có những nét văn hóa rất
riêng chứ không phải luôn dựa vào văn hóa Trung Quốc mặc dù
nền mỹ thuật dân gian Việt Nam vẫn còn khá sơ khai.

Trường hợp sư tử đá Trung Quốc bị hiểu một cách rất
lẫn lộn đối với sư tử thuần Việt, nhà nghiên cứu mỹ
thuật dân gian Phan Cẩm Thượng chia sẻ cách phân biệt giữa
hai con sư tử này như sau:

<i>"Di tích cổ Việt Nam, đình, đền, chùa, lăng mộ…
người ta thường làm một đôi tượng chầu trước cửa nhưng
không phải là sư tử mà thường là đôi chó đá hoặc là một
đôi con nghê hay đôi con sấu. Con Nghê là biến dạng của con
lân khi sang Việt Nam, con sấu thì đầu giống sư tử nhưng thân
nó là con chồn. Những con này nằm ở lan can trước cửa bậc
thềm của chùa còn nói chung người Việt Nam không ai đặt nó
phía trước cổng chùa cả. </i>

<i>Con sử tử xuất hiện trong mỹ thuật Việt Nam và chúng tôi
chỉ thấy ở thời Lý, từ năm 1010 tới năm 1225 còn sau đó
thì gần như không còn trông thấy hình tượng sư tử nữa. Con
sư tử thời Lý nó cũng đã được biến dạng, đôi khi giống
như con rùa và đôi khi lại giống với con lân, người nó ngắn
và có rất nhiều hoa văn. Nó không có tính chất đe dọa và
cũng không ngồi rướn người cao như con sư tử Trung Quốc
ngồi ôm vỏ cầu.</i>

<i>
<div class="boxleft300"><img
src="http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/cn-rock-lions-erosion-vn-culture-ml-08232014074027.html/4-400.jpg/@@images/0539b5c9-e57d-47bc-b4a5-cdf8f1aca820.jpeg"
width="400"><div class="textholder">Sư tử đá kiểu Trung Quốc với
nhiều kích cỡ, màu sắc bày bán ở làng đá Non Nước, Đà
Nẵng. Courtesy VOV.</div></div>




</i>

<i>Con sư tử là hiện tượng cũng có nhưng không nhiều lắm.
Nó không tượng trưng cho điều gì mang tính cách của người
Việt Nam cả. Người Việt Nam dùng bộ Lân, Ly, Quy, Phượng ở
trong chùa và không có sư tử. Tóm lại sư tử không phải là
con vật truyền thống của người Việt Nam và nó không được
đặt bên ngoài cửa các di tích bao giờ cả.</i>

<i>Hiện tượng đặt sư tử hồi gần đây, đặc biệt là
tình trạng sao chép trực tiếp các mô hình ở Trung Quốc, đã
gây phản cảm bởi vì đối với Trung Quốc thì Việt Nam đang
có nhạy cảm về vấn đề chính trị, tất nhiên là có cả
vấn đề văn hóa và người Việt không muốn những ảnh
hưởng của văn hóa Trung Quốc, ngay cả thời kỳ cổ xưa nếu
có bị ảnh hưởng thì cũng Việt hóa nó đi."</i>

Phân tích về kiểu cách của con sư tử Trung Quốc nhà phê
bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng cho rằng nó được tạc qua ý
thức áp chế của sức mạnh trong khi điều này đi ngược với
nhận thức của người Việt bởi đối với họ, sức mạnh
đó chỉ được dùng trong vai trò giữ gìn sự tôn kính trong
tôn giáo chứ không phải áp chế và đe dọa.

<i>"Tư duy người nông dân Việt Nam rất thô mộc nhưng nó
tinh tế nằm trong thô mộc chứ nó không quá khéo léo. Nếu con
sư tử Trung Quốc có tính chất áp chế được đặt trước
cửa công đình, cửa quan biểu hiện cho quyền lực thì ở
Việt Nam gần như người ta không dùng những hình tượng như
thế. Có thể nói người Việt Nam không dùng chứ không phải
là cần phân tích những hình tượng ấy làm gì cả.</i>

<i>Chỉ một số di tích có hình tượng sư tử chẳng hạn như
con sư tử ở chùa Hương Lãng, con sư tử ở chùa Bà Tấm, chùa
Phật Tích hay chùa Thông. Như vậy chỉ vào khoảng 5 hay 6 chùa
từ thời Lý thế kỷ 11-12 là có hình tượng sư tử nhưng chủ
yếu không đặt trước cửa chùa mà chỉ đội bệ tượng
Phật. Đây là một nét riêng của người Việt Nam và hình
thức cũng không giống con sư tử Trung Quốc một tí nào cả.
Nó ngắn hơn và nó không vươn lên, nó trong tư thế nằm. Chân
tay nó đầy hoa văn và giống một con nghê nhiều hơn."</i>

Sư tử đá chỉ là một góc văn hóa Việt Nam bị âm thầm xâm
thực trong khi xã hội Việt Nam còn rất nhiều hình thức như
thế. Khuynh hướng xã hội hóa các cơ sở tôn giáo và khu di
sản văn hóa đã biến nhiều nơi trở thành chỗ cho các người
có tiền lại yêu văn hóa Trung Quốc hơn văn hóa Việt Nam bởi
tư duy tự ti mặc cảm về nền mỹ thuật dân gian nước nhà,
có cơ hội tung tiền mang ảnh tượng Trung Quốc về làm vật
tế lễ phụng thờ.

Lỗ hổng to lớn về trách nhiệm này rất khó lấp đầy khi
chính quyền không chủ động ngăn chặn ngay từ lúc những ảnh
tượng, vật phẩm tràn vào Việt Nam. Quả bóng trách nhiệm có
vẻ quá nhẹ nên mặc sức lăn dài trên sân cỏ mà không có
cầu thủ nào đón bắt.

Điều quan trọng hơn nữa đó là ý thức bảo vệ sự xâm
thực văn hóa Trung Quốc vào Việt Nam còn tùy thuộc yếu tố
tình hữu nghị lên xuống tới đâu. Sư tử đá Trung Quốc bị
vạch ra sau khi dàn khoan HD-981 xuất hiện ở Biển Đông và
chính quyền yêu cầu điều tra, tịch thu hay phá bỏ. Thế nhưng
những chiếc đèn lồng đỏ tại Lạng Sơn tuy nghiêm trọng hơn
nhưng do xảy ra trong lúc tình hữu nghị còn nồng ấm thì nó
mặc nhiên được bỏ qua mặc cho dư luận ấm ức chỉ trích.

Điều này chỉ có thể giải thích rằng văn hóa Việt Nam
không quan trọng bằng tình hữu nghị xã hội chủ nghĩa, như
vậy làm sao vận động quần chúng chung lòng gìn giữ cội
nguồn dân tộc qua hành động cảnh giác với giặc văn hóa
phương Bắc?




***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140824/mac-lam-su-tu-da-trung-quoc-xam-thuc-van-hoa-viet-nhu-the-nao),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét