Trần Vinh Dự - Giáo dục Việt Nam: phi lợi nhuận hay vì lợi nhuận?

<center><img
src="http://gdb.voanews.com/BDADBDD8-C845-4621-8974-66DD3C4A45D3_w640_r1_cx0_cy5_cw0_s.jpg"
/></center>

Gần đây, câu chuyện giáo dục phi lợi nhuận hay vì lợi
nhuận ở Việt Nam trở nên sôi động, đặc biệt trong cộng
đồng những người làm giáo dục. Một số người ủng hộ
giáo dục vì lợi nhuận, như <a
href="http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/177766/hay-cu-day-hoc-vi-loi-nhuan-da.html">GS
Vũ Đức Vượng</a>, trong khi cũng có nhiều người phản đối
như <a
href="http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/112457/Dai-hoc-tu-thuc-phi-loi-nhuan-Vi-sao-ho-lam-duoc-con-chung-ta-thi-chua?.html">TS
Giáp Văn Dương</a>, <a
href="http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/112457/Dai-hoc-tu-thuc-phi-loi-nhuan-Vi-sao-ho-lam-duoc-con-chung-ta-thi-chua?.html">TS
Huỳnh Thế Du</a>.

GS Vượng cho rằng "hãy cứ dạy vì lợi nhuận đã" và
"trường đại học tư có lãi không phải là điều xấu". TS
Dương và TS Du thì cho rằng "giáo dục nói chung không phải là
nơi để kiếm lợi nhuận" và "khi trường đang ăn nên làm
ra thì chẳng có lý do gì để cổ đông từ bỏ lợi ích tài
chính của mình và vấn đề ở chỗ là khả năng trở thành
nơi bán bằng của các đại học vì lợi nhuận rất cao".

Đây không phải là một vấn đề mới ở các nước đã phát
triển, nhưng ở Việt Nam thì nó mới mẻ hơn, và cũng có
những đặc thù khác xa các nước đã phát triển.

Khác biệt cực kỳ lớn ở Việt Nam khiến cho câu chuyện
thảo luận mô hình vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận ở Việt
Nam trở nên gần như là vô nghĩa nằm ở ba điểm:

Thứ nhất là khối tư nhân ở Việt Nam chưa quen "cho" tiền
các đại học. Ở Việt Nam không tồn tại các quỹ tài trợ
cho giáo dục của tư nhân. Việt Nam cũng không có nhiều các
đại gia, tỷ phú, giàu có và sẵn sàng bỏ các khoản tiền
lớn hiến tặng các trường đại học. Văn hoá của người
Việt cũng không quen cho tiền ra bên ngoài (trừ trường hợp là
hoạt động tôn giáo), thông thường họ chỉ hiến tặng cho
các cá nhân trong gia đình và trong dòng họ.

Thứ hai, nhà nước Việt Nam cũng không có bất cứ đãi ngộ
gì với trường đại học tư, dù là phi lợi nhuận hay có lợi
nhuận. Nhà nước không tài trợ tiền cho đại học tư, cũng
không có những quỹ trợ cấp cho sinh viên (dù sinh viên trường
tư hay công).

Thứ ba, các đại học tư, dù khoác áo phi lợi nhuận hay vì
lợi nhuận thì cũng đều bị đối xử bất bình đẳng so với
các đại học công lập vì nhóm thứ hai này được trợ cấp
"tới tận răng".

Vì điểm thứ nhất và thứ hai ở trên, dù là đại học tư
đi theo con đường vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận thì trước
hết cũng phải… có lợi nhuận trước đã. Không có bất kể
nguồn tài trợ nào từ cả phía tư nhân lẫn nhà nước. Vì
thế đại học tư phải hoàn toàn dựa vào nguồn thu duy nhất
là học phí của sinh viên, và phải tự trang trải được.

Kết hợp với điểm thứ ba, đại học tư ở Việt Nam (bất
kể vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận) đều khó sống được khi
cạnh tranh với các trường đại học công lập, nơi học phí
gần như không đáng kể và luôn toạ lạc tại các địa điểm
trung tâm với campus hoành tráng. Thực tế là cho đến nay ở
Việt Nam vẫn chỉ có vài ba trường đại học tư thục có
lợi nhuận (chưa nói đến chuyện chia lợi hay không). Tuyệt
đại đa số các đại học tư nhằm trong nhóm thứ hai – nhóm
đang lỗ nặng.

Vậy thì tại sao lại phải tranh luận về việc nên làm đại
học tư thục theo mô hình vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận? Ở
đây có một số thực tế thú vị mà ít người nhắc tới.

Thứ nhất là nếu như đằng nào cũng lỗ, cũng không tuyển
sinh được bao nhiêu, thì dùng chữ "phi lợi nhuận" dù sao
vẫn sang hơn. Trường Phan Chu Trinh là một thí dụ. Đây là
một trường đại học thành lập cũng khá lâu, số người theo
học ít, và mới tuyên bố trường mình là <a
href="http://baoquangnam.com.vn/xa-hoi/giao-duc/201407/truong-dai-hoc-phan-chau-trinh-cong-bo-mo-hinh-giao-duc-phi-loi-nhuan-dau-tien-tai-viet-nam-508175/">mô
hình trường đại học phi lợi nhuận đầu tiên</a> tại Việt
Nam.

Thứ hai, có một vài trường hợp (rất hiếm hoi), ban đầu do
một số lãnh đạo trường dựng lên. Sau đó kêu gọi các nhà
đầu tư tham gia phát triển trường. Nay trường đã có lãi
nhưng sở hữu của những người sáng lập không còn bao nhiêu.
Vậy là nếu chia thì những sáng lập viên chẳng được bao
nhiêu lợi nhuận. Thế là có những cuộc đấu tranh tan nát
trong nội bộ về chuyện trường theo mô hình vì lợi nhuận
(tức là chia cho cổ đông) hay là phi lợi nhuận (giữ lại
trường, và vì thế nằm trong quyền quản lý của các lãnh
đạo nhà trường chứ không phải cổ đông).

Thứ ba, là một vài cơ sở đào tạo, thí dụ trường Fulbright
ở Việt Nam, vốn cho tới nay vẫn được tài trợ 100% từ
nguồn tài trợ của nước ngoài. Sự thành công về chất
lượng đào tạo của các cơ sở này (dựa trên nguồn tiền
tài trợ lớn, lương giáo viên cao, miễn học phí nên tuyển
được đầu vào giỏi, và quy mô đào tạo nhỏ) khiến nhiều
người có ảo tưởng rằng mô hình này có thể nhân rộng và
trở thành cứu cánh về chất lượng cho giáo dục đại học
(hay gọi chung là giáo dục sau phổ thông) ở Việt Nam.

Thứ tư, nếu nói về chất lượng bằng cấp, hay chuyện bán
bằng, thì phải nói đến hệ thống đại học công lập với
tư cách là thủ phạm chính. Phần lớn các trường đại học
và cao đẳng công lập cho tới nay vẫn có chất lượng không ra
gì mặc dù được ngân sách nhà nước đầu tư rất lớn về
cơ sở vật chất và trang thiết bị. Đó là chưa kể các
chương trình đại học tại chức được triển khai từ khoảng
gần 20 năm nay bởi các trường đại học công lập đã biến
hàng chục triệu người thành cử nhân qua các khoá tại chức
với chất lượng sư phạm cực kỳ thấp. Mặc dù vẫn có
những người học đại học tại chức ra và có chất lượng
thật, nhưng số này quá ít, số lớn chỉ là "hợp thức
hoá" về mặt bằng cấp. Nhiều người sau đó đã "học"
tiếp lên các bằng thạc sĩ và tiến sĩ và trở thành những
lãnh đạo quan cấp cao trong bộ máy nhà nước.

Vậy thì vấn đề đại học tư nên vì lợi nhuận hay phi lợi
nhuận ở Việt Nam có đáng được bàn đến hay không? Tôi cho
rằng hãy còn quá sớm để bàn tới chuyện này. Trước hết
hãy chờ xem họ (các trường đại học tư thục) có sống
được không đã.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140729/tran-vinh-du-giao-duc-viet-nam-phi-loi-nhuan-hay-vi-loi-nhuan),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét