Lần đầu tiên an ninh Việt Nam để Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế tới thăm Việt Nam và gặp mặt công khai với 2 nhà hoạt động xã hội

<h2>Tổ chức Ân xá Quốc Tế gặp 2 nhà hoạt động cho Dân
chủ và Nhân quyền</h2>

Ngày 27 tháng 2 vừa qua, đaị diện của Tổ chức Ân xá Quốc
tế và các viên chức của Toà đại sứ Hoa kỳ tại Hà Nội
đã có cuôc gặp gỡ đặc biệt với 2 nhà hoạt động cho Nhân
quyền Dân chủ đối lập là luật sư Nguyễn văn Đài và bác
sĩ Phạm Hồng Sơn.

Tại khách sạn Metropol Hà Nội, ngày 27/2 vừa qua đã diễn ra
cuộc gặp gỡ giữa Phó giám đốc điều hành Tổ chức Ân xá
Quốc tế : ông Frank Jannuzi, Tham tán chính trị của Đại sứ
quán Hoa kỳ Mark Lambert, Viên chức chính trị Michael Orona cùng
với 1 thông dịch viên của đaị sứ quán Hoa kỳ. Phía Việt
Nam có đại diện cho những người hoạt động nhân quyền và
dân chủ đối lập là luật sư Nguyễn văn Đài và Bác sĩ
Phạm Hồng Sơn. Cuộc gặp gỡ đặc biệt kéo dài khoảng 1
giờ đồng hồ và <span class="underlined-text">không có sự hiện
diện của công an Việt Nam theo sự yêu cầu của ông Frank
Jannuzi.</span>

<h2>Mở rộng đối thoại về Nhân quyền với Việt Nam</h2>

<strong>Tường An:</strong> <em>Thưa luật sư Nguyễn văn Đài, xin
luật sư có thể cho biết mục đích của cuộc gặp gỡ này và
những điểm chính nào đã được đề cập tới trong cuộc
trao đổi này không ạ?</em>

<strong>Ls Nguyễn văn Đài:</strong> Trước tiên thì ông Frank
Jannuzi giới thiệu về vị trí của ông và mục đích chuyến
đi của ông đến Việt Nam để làm gì? Ông nói: mục đích
chuyến đi là để ông thiết lập và mở rộng kênh đối
thoại về Nhân quyền từ các Tổ chức bảo vệ Nhân quyền
Quốc tế cũng như là cùng với chính phủ Hoa kỳ đối với
Việt Nam và sau đó thì ông có buổi làm việc với cơ quan
chính phủ Việt Nam và trong đó thì ông cũng sẽ gặp đại
diện của các Tổ chức Tôn giáo cũng như những người hoạt
động Nhân quyền và Dân chủ đối lập ở tại Việt Nam.

<div class="boxright320"><img
src="http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ai-meet-2-vn-activ-03052013072013.html/Meeting-with-Mr-Markus-Loning-260.jpg/@@images/a9a57ae2-3e8b-4fe9-b8ec-16d93730ddac.jpeg"
/><div class="textholder">Đoàn chụp chung với ông Markus Loning. Photo
courtesy Nguyen Van Dai</div></div>

Trong nội dung đề cập của tôi và bác sĩ Phạm Hồng Sơn đề
cập thì có rất nhiều nội dung. Có một số nội dung thì
không thể công bố với họ được, nhưng mà có một số nội
dung mà tôi có thể công bố như là : chúng tôi nhấn mạnh
đến vai trò của việc cải thiện Nhân quyền Việt Nam đối
với quan hệ Việt Nam và Hoa kỳ. Thứ hai là khi Việt Nam có
Tự do Dân chủ thì không chỉ đem lại lợi ích cho 90 triệu
dân Việt Nam mà còn đem lại lợi ích cho quan hệ Việt Nam và
Hoa kỳ cũng như là đem lại Hoà bình, ổn định và Thịnh
vượng chung cho khu vựa Châu Á Thái Bình Dương.

Và trong phần kết thúc của tôi thì tôi nhấn mạnh đến 5
vấn đề là Ngài Frank Jannuzi cùng Tổ chức Ân xá Quốc tế vá
các cơ quan của Quốc hội cũng như là chính phủ Hoa kỳ cần
phải nổ lực vận động chính phủ Việt Nam để thực hiện
các công việc như sau: thứ nhất là trả tự do cho tất cả
những tù nhân chính trị và tôn giáo đang bị giam giữ, thứ
hai là chấm dứt quản chế đối với những người đã mãn án
tù, thứ ba là chấm dứt sách nhiễu đối với các bloggers và
những nhà hoạt động Nhân quyền và Dân chủ đối lập, thứ
tư là chấm dứt hạn chế đi lại trong nước cũng như ra
nước ngoài của các bloggers cũng như những nhà hoạt động
Nhân quyền và Dân chủ đối lập và điều cuối cùng mà cũng
là điều mà chúng tôi trong nước đang nỗ lực đấu tranh là
cho phép người dân Việt Nam thành lập báo chí tư nhân và
thành lập các tổ chức chính trị ngoài đảng Cộng sản.

<strong>Tường An:</strong><em> Về phía Tổ chức Ân xá Quốc Tế
họ đề cập những gì? Trong tương lai, Tổ chức Ân xá Quốc
Tế có hứa hẹn sẽ làm gì cụ thể hơn để cải thiện vấn
để Nhân quyền tại Việt Nam?</em>

<strong>Ls Nguyễn văn Đài:</strong> Ông Frank Jannuri ghi chép rất
là đầy đủ tất cả những đề nghị của chúng tôi, ông
hứa là sẽ nỗ lực làm việc với các cơ quan Quốc hội cũng
như là chính phủ Hoa kỳ để thực hiện việc vận động
chính phủ Việt Nam cải thiện tình trạng Nhân quyền, tôn
trọng những quyền con người cơ bản đã được hiến pháp
Việt Nam ghi nhận cũng như là Việt Nam đã tham gia ký kết vào
những quyền dân sự và chính trị.

<h2>Thiện chí từ phía Việt Nam?</h2>

<strong>Tường An:</strong> Đây không những là lần đầu tiên
của Tổ chức Ân xá Quốc tế mà còn là lần đầu tiên của
Tổ chức bảo vệ Nhân quyền được phép tới thăm Việt Nam
và cũng như được phép làm việc riêng rẽ với các nhân vật
đấu tranh độc lập ở trong nước. Theo luật sư, nhà cầm
quyền Việt Nam có đánh giá thế nào về sự can thiệp của
Tổ chức Ân xá Quốc Tế đến các vấn đề Việt Nam?

<strong>Ls Nguyễn văn Đài:</strong> Lần đầu tiên chính phủ
Việt Nam đã lựa chọn và mời Ngài Frank Jannuzi tới thăm Việt
Nam bởi vì họ cũng biết rằng Ngài Frank Jannuzi trước đây
cũng đã từng làm trợ lý cho Phó Tổng thống Mỹ là Joe Biden
khi ông còn là Thượng Nghị Sĩ. Khi ông Joe Biden là Phó Tổng
thống thì ông tiếp tục làm trợ lý cho Thượng Nghị Sĩ John
Kerry. Và bây giờ ông John Kerry là Ngoại trưởng Hoa kỳ và
trong tương lai có thể ông cũng sẽ là trợ lý Ngoại trưởng.
Ông Frank Jannuzi còn có những mối quan hệ rất tốt với
Thượng nghị sĩ John McCain và rất nhiều các quan chức trong
chính phủ cũng như Quốc hội Hoa Kỳ cho nên Việt Nam cố gắng
làm hài lòng những gì mà ông Frank Jannuzi yêu cầu để hy vọng
rằng ông có tác động đến chính sách ngoại giao của Mỹ
đối với Việt Nam trong thời gian tới.

<strong>Tường An:</strong> <em>Trong báo cáo thường niên mang tên
"Tình trạng Thế giới năm 2012" của tổ chức Ân xá Quốc
tế về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam có nói: Việt Nam
vẫn tiếp tục cấm đoán nghiêm ngặt quyền tự do bày tỏ quan
điểm của công dân và vẫn đàn áp mạnh tay những người
bất đồng chính kiến. Luật sư chia sẻ thế nào về nhận xét
này?</em>

<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div
class="quoteopen"><img class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>Đây
là lần đầu tiên chính phủ Việt Nam mà đại diện là bộ
công an đã chấp thuận cho tôi là một người mới ra tù, đang
chịu án quản chế được phép làm việc với đại diện của
một tổ chức bảo vệ Quốc tế một cách riêng biệt<img
class="quoright" src="/misc/quoright.png"/> <br class="quoteclear"></div><div
class="quoteauthor">» Ls Nguyễn văn Đài</div></div>

<strong>Ls Nguyễn văn Đài:</strong> Những ghi nhận của Tổ chức
Ân xá Quốc Tế về tình trạng Nhân quyền Việt Nam là rất
chính xác và trong các cuộc gặp của ông Frank Jannuzi với chính
phủ Việt Nam thì ông cũng yêu cầu Việt Nam phải tôn trọng
quyền Tự do Ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội và
quyền biểu tình. Phía chính phủ Việt Nam thì rất là hoan
nghênh điều đó và họ cũng sẵn sàng chấp nhận đối thoại
với chính phủ Hoa kỳ nói riêng và các tổ chức Nhân quyền
Quốc tế về mọi vấn đề kể cả vấn đề nhậy cảm nhất
như là Nhân quyền, tự do Tôn giáo và vấn đề tranh chấp
đất đai.

<strong>Tường An:</strong> <em>Tháng giêng năm 2012 vừa qua, sau
cuộc gặp gỡ với 4 Thượng Nghĩ Sĩ Hoa Kỳ, luật sư đã gặp
khó khăn về phía công an, cụ thể là luật sư đã bị công an
đe dọa là sẽ đặt chốt gát trước nhà ông. Còn lần này
thì sao?</em>

<strong>Ls Nguyễn văn Đài:</strong> Đây là lần đầu tiên chính
phủ Việt Nam mà đại diện là bộ công an đã chấp thuận cho
tôi là một người mới ra tù, đang chịu án quản chế được
phép làm việc với đại diện của một tổ chức bảo vệ
Quốc tế một cách riêng biệt. Chúng ta cũng ghi nhận thiện
chí của đại diện bộ công an bởi vì trước đó, vào ngày
thứ bảy, thì đại diện của cơ quan an ninh có đến gặp tôi
và thông báo là họ cho phép và hiện nay họ cũng mong muốn
được xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ cho nên
là trong buổi làm việc thì cũng nói những gì thật hợp lý cho
Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa kỳ.

<strong>Tường An:</strong> <em>Luật sư có thể rút ra được kết
luận gì từ sự thay đổi này?</em>

<strong>Ls Nguyễn văn Đài:</strong> Cái sự thay đổi này nó
phải đến từ 2 phía. Trong suốt thời gian vừa qua, từ khi
Việt Nam đưa bản Hiến pháp ra để lấy ý khiến người dân
thì sức ép đòi thay đổi điều 4 Hiến pháp, đa nguyên đa
đảng từ khắp mọi tầng lớp người dân rất là mạnh mẽ,
đó là sức ép từ trong nước. Còn khi mà Việt Nam liên tục vi
phạm Nhân quyền sau khi họ gia nhập Tổ chức Thương mại
Quốc tế, vào thời điểm này, họ cũng bắt đầu nhận những
trái đắng trong quan hệ của họ đối với cộng đồng Quốc
tế nói chung cũng như là chính phủ Hoa kỳ nói riêng. Cho nên
là lúc này cũng là thời điểm Việt Nam chuẩn bị phải
được xem xét lại về vấn đề Nhân quyền tại Hội đồng
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 tới đây, cho nên là
Việt Nam cố gắng cải thiện những hình ảnh rất là xấu
của họ về vấn đề Nhân quyền, cho nên đây là một nỗ
lực của họ.

<strong>Tường An:</strong> <em>Sau cuộc phỏng vấn này thì luật
sư có lời nhắn nhủ gì đến thính giả nghe đài không
ạ?</em>

<strong>Ls Nguyễn văn Đài:</strong> Cũng nhân dịp được trả
lời phỏng vấn của đài Á châu Tự do thì tôi cũng kêu gọi
khán thính giả của đài Á châu Tự do ở trong nước hãy tham
gia ký vào các kiến nghị của các Nhân sĩ trí thức, các cựu
quan chức gửi lên Quốc hội bởi vì chúng ta chỉ còn 1 tháng
nữa là kết thúc việc này. Cho nên là bằng chữ ký của mình
chúng ta sẽ làm thay đổi đất nước thay vì xuống đưởng
biểu tình hay làm những việc rất nguy hiểm thì chúng ta chỉ
cần đặt chữ ký như vậy thì đất nước chúng ta sẽ có cơ
hội được thay đổi. Tự do Dân chủ sẽ sớm đến với mọi
người dân Việt Nam.

<em>Luật sư Nguyễn văn Đài là sáng lập viên của Ủy ban Nhân
quyền Việt Nam năm 2006. Ông được giải Hellman-Hammett năm 2007.
Ông cũng là giám đốc Công ty Dịch thuật và Tư vấn Việt
Luật; đồng thời là Trưởng Văn phòng Luật sư Thiên Ân. Ông
và luật sư Lê thị Công Nhân bị bắt ngày 6/3/2007 khi đang
giảng dạy về Nhân quyền cho sinh viên tại văn phòng luật sư
Thiên Ân, ông bị kết án 4 năm tù và 4 năm quản chế. Được
trả tự do ngày 6/3/2011, ngay khi ra khỏi tù, trả lời báo chí,
ông vẫn khẳng định việc ông làm là không vi phạm pháp luật
và kiên định với con đường đã chọn là cổ xúy cho Dân
chủ, xây dựng một chế độ mới tiến bộ hơn, văn minh hơn,
đem lại lợi ích cho đất nước, cho dân tộc.
</em>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130305/lan-dau-tien-an-ninh-viet-nam-de-to-chuc-an-xa-quoc-te-toi-tham-viet-nam-va-gap-mat),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét