Hoàng Nhất Phương - Django Unchained - Hành Trình Tìm Kiếm Tự Do

[video:http://www.youtube.com/watch?v=s8CZKbDzP1E]

http://www.youtube.com/watch?v=s8CZKbDzP1E

[video:http://www.youtube.com/watch?v=eY-w6TUih9c]

http://www.youtube.com/watch?v=eY-w6TUih9c

Là bộ phim cao bồi Mỹ theo phong cách Viễn Tây kiểu Ý
(Spaghetti Western), <em>"Django Unchained"</em> lấy bối cảnh hai năm
trước cuộc nội chiến ở vùng Deep South và Old West của Hoa
Kỳ, nói về cuộc buôn bán nô lệ năm 1858. Một số nô lệ nam
giới bị xiềng xích bán cho anh em Speck là Ace (James Remar) và
Dicky (James Russo), trong đó có Django (Jamie Foxx) bị bán tách ra
với vợ của anh là Broomhilda (Kerry Washington). Trên đường áp
tải nô lệ, anh em Speck chạm trán với Dr. King Schultz (Christoph
Waltz), một nha sĩ người Đức, nhưng đã chuyển sang làm nhân
viên chuyên truy bắt tội phạm lấy tiền thưởng. Schultz và
những người nô lệ giết chết anh em Speck. Họ được trả
tự do, riêng Django đi theo Schultz giúp ông truy sát anh em Brittle.
Kế hoạch của họ thành công, Django được Schultz trả tự do
và trả tiền công như đã hứa, nhưng hai người lại tiếp
tục sát cánh bên nhau, vừa truy lùng những tên tội phạm bị
tầm nã, vừa tìm kiếm tông tích Broomhilda.

<div class="boxright300"><img
src="https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash4/s720x720/479991_351254618328763_1188058930_n.jpg"
/></div>
Họ biết Broomhilda bị bán cho đồn điền Candyland của Calvin
Candie (Leonardo DiCaprio), một chủ trại hào hoa nhưng độc ác.
Trong trang trại của ông ta, có rất nhiều nam nô lệ được
huấn luyện để sau đó sẽ đấu với nhau cho đến chết, gọi
là Mandingo. Muốn giải cứu Broomhilda, Schultz giả vờ mua một
đấu sĩ Mandingo với giá $1.200 mỹ kim, sau đó mua thêm Broomhilda
vì cô ta biết tiếng Đức, sẽ làm giảm bớt nỗi nhớ nhà
của ông và khi giao dịch ở Châu Âu sẽ tiện lợi hơn. Trên
đường đến trang trại Candyland, họ gặp đấu sĩ nô lệ
D'Artagnan bỏ trốn bị bắt lại, Schultz muốn chuộc anh ta
để giải cứu, nhưng Django ngăn cản vì họ cũng đang đi
<em>"mua"</em> nô lệ để bán, sao có thể bỏ tiền cứu
D'Artagnan. Cả hai hoảng sợ, khi chứng kiến Candie ra lệnh cho
chó săn xé xác người nô lệ khốn khổ. Sự việc giải cứu
Broomhilda không đơn giản, vì Stephen (Samuel L. Jackson) - gia nô
trung thành của Candie - nghi ngờ hành động của họ. Mọi
đường đi nước bước của Django và Schultz, đều bị nhóm
người xảo trá theo dõi. Sẽ xảy ra điều gì, nếu như họ
bỏ trốn với Broomhilda…

Chế độ nô lệ là vết nhơ khó gột rửa trong lịch sử Hoa
Kỳ. Đã có rất nhiều tác phẩm văn học, thi ca, âm nhạc,
điện ảnh khai thác chủ đề này. <em>"Uncle Tom's Cabin - Chiếc
Lều của Chú Tom,"</em> của nhà văn Harriet Beecher Stowe, là tiểu
thuyết tiêu biểu nói về đời sống của người da đen,
được chuyển thể thành phim nhiều nhất. Nhưng cho dù
<em>"Chiếc Lều của Chú Tom"</em> được phóng tác thành hơn 20
phiên bản điện ảnh, hay sau này có <em>"Amistad- Chuyến Tàu Nô
Lệ -(phát hành năm 1977),"</em> và <em>"Lincoln - (phát hành năm
2012)"</em> của đạo diễn Steven Spielberg; tất cả những bộ
phim kể trên chỉ khai thác yếu tố tâm lý, nỗi đau khổ vì
bị mất tự do của con người, vẫn chưa thực sự tái hiện
lại tình trạng bi đát, khủng khiếp của thời kỳ nô lệ.
Những cảnh tra tấn dã man, những màn đấu súng rợn người,
những trận đánh tay đôi tàn khốc, những màn đua ngựa gió
bụi tung trời, những tên tội phạm khét tiếng, những chủ nô
độc ác… Hay những vụ tấn công bằng bạo lực, tình cảnh
bi thảm, thái độ hài hước hòa lẫn trong đau khổ là những
thực trạng nổi bật, mà đạo diễn Quentin Tarrantino cố tình
khắc họa trong những thước phim của <em>"Hành Trình Tìm Kiếm
Tự Do." "Django Unchained"</em> không khai thác yếu tố tâm lý,
càng không khai thác yếu tố đạo đức, chỉ muốn nhấn mạnh
rằng: Người ta phải bắt đầu hành trình tìm kiếm tự do,
bằng sức mạnh của chính mình. Không ai trao cho người ta
quyền tự do, quyền sống làm người đúng nghĩa, tự bản thân
của người ta phải đứng lên giành lấy những quyền căn bản
này. Đây là sự thật rõ ràng, như câu châm ngôn nổi tiếng
của người Mỹ <em>"Freedom is not free. Tự Do chẳng tặng không
biếu không."</em> Và cũng là thông điệp của <em>"Django
Unchained."</em>

<center><img
src="https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-snc7/388536_351254794995412_191246036_n.jpg"
width="550" /></center>

Chiếu ra mắt lần đầu tiên tại Directors Guild of America ngày
1-12-2012, <em>"Django Unchained"</em> nhận được rất nhiều lời
phê bình cả khen lẫn chê. Người khen vì cảnh phim và các tài
tử nhập vai sống động như thật, vì bộ phim mô tả rất rõ
phản ứng của con người khi bị đẩy vào chỗ chết. Người
chê vì phim quá bạo lực, vì nhấn mạnh đến thực chất trần
trụi của chế độ nô lệ đến nỗi có thể bị coi là
<em>"cường điệu"</em> bằng vai trò độc ác của Calvin Candie,
bằng những màn đấu võ Mandingo, bằng những màn chó săn xé
xác người nô lệ…Bộ phim đã phải hủy bỏ ngày công diễn
đầu tiên, khi xảy ra vụ thảm sát tại trường tiểu học
Sandy Hook ở Newtown, Connecticut ngày 14-12-2012. Vượt lên trên
những chỉ trích quá khích, <em>"Django Unchained"</em> được xem
xét và được công nhận là phim có tính nhân bản, cưu mang
thông điệp <em>"Freedom is not free. Tự Do chẳng tặng không biếu
không"</em> cho bất cứ ai đã - đang đi trong hành trình tìm
kiếm tự do. <em>"Django Unchained"</em> được đề cử năm giải
Oscars, chiếm trọn hai giải: Phim có kịch bản hay nhất (Best
Original Screenplay) dành cho đạo diễn Quentin Tarrantino - kịch
bản cũng do anh viết -, và Tài Tử Phụ Xuất Sắc Nhất dành
cho tài tử Christoph Waltz trong vai Schultz. Ngoài ra, <em>"Django
Unchained"</em> cũng được Goden Globe Awards chọn trao giải kịch
bản xuất sắc nhất, tài tử phụ xuất sắc nhất. Và doanh thu
<em>"nặng ký"</em> của <em>"Django Unchained,"</em> cũng là một
phần thưởng đối với các nhà phát hành và ê-kíp làm phim.
Ngân sách chi trả mọi phí tổn của bộ phim chẵn $100 triệu
mỹ kim, tính đến nay đã thu về hơn $393 triệu mỹ kim. Sự
thành công thực tế này là minh chứng hùng hồn cho tài năng
của đạo diễn Quentin Tarrantino, và của các tài tử, khi làm
sống lại một thời kỳ khủng khiếp, bất hạnh của người
Châu Phi bị bắt đem bán làm nô lệ ở Mỹ. Nhân vật trong
phim, cho dẫu chỉ là hư cấu, cũng vẫn đại diện cho hàng
trăm ngàn người cả nam và nữ, cả da trắng và da đen, đám
đứng dậy chống lại chủ nô dữ như ác quỷ, dám đem chính
mạng sống của mình đổi lấy tự do cho bản thân, và cho
những người cùng khổ.

<strong>Hoàng Nhất Phương</strong>

11pm Thứ Năm ngày 7 tháng 3 năm 2013

<img
src="https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/426543_351254911662067_303660624_n.jpg"
width="550" />

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130324/hoang-nhat-phuong-django-unchained-hanh-trinh-tim-kiem-tu-do),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét