Birgit Grundmann - Tính bền vững của bộ Luật Cơ Bản trước những thay đổi của thời cuộc (2)

Thủ tục thứ hai là xác định việc vi hiến một cách trừu
tượng. Ở đây, tòa Bảo Hiến Liên Bang quyết định - tách
rời khỏi một trường hợp cụ thể - về tính hợp hiến của
một điều luật. Trong đó không chỉ xem xét về quy trình lập
pháp, mà còn xem nội dung của điều luật có phù hợp với các
quyền căn bản hay không. Để khởi xướng việc xác định vi
hiến một cách trừu tượng chỉ có chính phủ liên bang, các
chính quyền tiểu bang và một phần tư số đại biểu hạ
nghị viện có quyền.

Thủ tục thứ ba là xác định việc vi hiến một cách cụ
thể. Tòa Bảo Hiến sẽ can thiệp, quyết định, nếu một tòa
án cho rằng điều luật được dùng trong quy trình xử kiện là
vi phạm hiến pháp.

Ở đây có một vấn đề cho ủy ban thành lập Hiến Pháp: một
mặt mọi tòa án phải được ràng buộc bởi quyền cơ bản,
mặt khác không phải tòa án nào cũng có quyền hạn khiếu nại
các điều luật của quốc hội là không hợp hiến. Lối thoát
cho các mâu thuẫn chủ đích này nằm ở chỗ, nếu một tòa án
cho rằng điều luật được sử dụng là vi hiến, ngưng quy
trình xử kiện lại và đưa câu hỏi về tính hợp hiến của
điều luật đó ra trước tòa Bảo hiến liên bang. Tòa Bảo
Hiến liên bang - và chỉ có nó - mới quyết định được,
điều luật đó có chống lại luật cơ bản hay không. Nhưng
tòa Bảo Hiến liên bang không phán quyết trong trường hợp tranh
tụng cụ thể. Đây vẫn là nhiệm vụ của tòa án đã đệ
trình điều luật nói trên.

Trong cả hai trường hợp kiểm định việc vi hiến đã nói,
phán quyết của tòa án liên bang có hiệu lực như một điều
luật và có giá trị cho tất cả, không chỉ riêng cho các bên
tham gia trong trường hợp tố tụng cụ thể.

Thưa quý vị,

Tuy nhiên, <strong>quan trọng nhất là thủ tục thứ tư, khiếu
kiện hiếp pháp:</strong> Với thủ tục này mọi công dân đều
có quyền khiếu kiện nhà nước, nếu công dân đó cho rằng
quyền căn bản của mình đã bị nhà nước vi phạm. Như vậy
người dân có quyền tự vệ, phản kháng các phán quyết của
tòa án, các biện pháp hành chính và các điều luật. Tất
nhiên trước khi ra khiếu kiện hiến pháp, thì mọi khả năng
pháp lý của một tòa án "thông thường" phải được tận
dụng hết đã.

Quyền kháng cáo của công dân có ý nghĩa to lớn, nó khẳng
định (bảo đảm) hiệu lực ràng buộc trực tiếp của quyền
cơ bản về mặt pháp lý. Các quyền cơ bản của mỗi một
công dân không những phải được mọi quyền lực nhà nước
quan tâm, mà bản thân người dân cũng có thể tự khiếu kiện.
Người dân không nhất thiết phải dựa vào - như trường hợp
kiểm định vi hiến - một cơ quan công quyền hay một tòa án
để đưa một điều luật ra kiểm định trước tòa Bảo Hiến
liên bang. Anh ta có thể tự mình làm điều đó thông qua con
đường khiếu kiện hiến pháp.

Khả năng này đã góp phần làm cho Luật Cơ Bản được chấp
nhận rộng rãi trong dân chúng và gia tăng uy tín Tòa Bảo Hiến
Liên Bang. Tòa Bảo Hiến có uy tín cao nhất trong các cơ quan
công quyền. Con số các vụ khiếu kiện chứng minh điều này:
Từ khi tòa Bảo Hiến Liên Bang bắt đầu hoạt động năm 1951
đã có đến gần 190.000 vụ khởi kiện hiến pháp, gần 96%
tất cả các thủ tục khiếu kiện ở tòa án này. Mặc dù chỉ
có 2,4% tất cả các khiếu kiện thắng cuộc. Nhưng điều đó
không làm cho khả năng kháng cáo này đáng chê, mà nó chứng
tỏ tính đúng đắn của các điều luật và ý thức trách
nhiệm rất cao của tòa trong nhận thức quyền hạn giám sát
của mình đối với quốc hội.

Trong các thủ tục tố tụng khiếu kiện hiến pháp, tòa Bảo
Hiến liên bang thường phải trả lời các câu hỏi về Luật
Cơ Bản, lúc ra đời còn chưa nhìn thấy trước được. Như
vậy tòa đã làm cho hiến pháp liên tục phát triển và kết
quả chắc chắn là „tiết kiệm" được một vài lần thay
đổi hiến pháp.

Tôi xin đi sâu vào 2 quyết định điển hình, mà trong đó tòa
Bảo Hiến Liên Bang đã lưu tâm xét đến những phát triển
mới mang đặc tính tự nhiên của kỹ thuật: Trước hết cần
phải nêu đến phán quyết điều tra dân số năm 1983. Đằng sau
quyết định này là một điều luật đã cung cấp cơ sở pháp
lý cho việc điều tra dân số. Dân chúng nhìn thấy trong đó
nguy cơ của một „công dân trong suốt", có nghĩa thông qua
những dữ liệu thu được qua việc điều tra dân số, nhà
nước biết hết mọi thông tin về anh ta.

Một số công dân ngay sau đó đã kháng cáo lên tòa Bảo Hiến
liên bang, và tòa đã xác định rằng Nhà nước không được
phép thu thập và xử lý thông tin cá nhân về công dân của
mình một cách không giới hạn, nó phải được giới hạn
chặt chẽ. Tính đặc biệt của pháp lý trong trường hợp này
là luật cơ bản lúc đó không có quy định về bảo mật thông
tin cá nhân.

Vào năm 1949 Hội Đồng Lập Hiến chưa thể nhìn thấy những
nguy cơ xẩy ra do việc xử lý thông tin hiện đại. Tòa Bảo
Hiến Liên Bang đã chắn khe hở này bằng cách, thêm vào quyền
cơ bản „Tự quyết về thông tin". Quyền cơ bản này phát
sinh từ các quyền cơ bản đã có sẵn, quyền cá nhân nói chung
và quyền đảm bảo về nhân phẩm.

Ngày nay ở Đức chủ đề bảo vệ thông tin cá nhân được
đề cập khắp nơi và hiện diện trong mọi lĩnh vực của
cuộc sống. Nếu như tòa Bảo Hiến Liên Bang không kịp thời
diễn giải luật cơ bản một cách phù hợp dưới sự lưu tâm
đến việc xử lý thông tin tự động vừa mới khởi phát lúc
đó, thì có lẽ việc bổ sung hiếp pháp về trung hạn là cần
thiết.

Một quyết định có tính định hướng cho tương lai, liên quan
đến tính hợp hiến của các điều luật, cho phép cơ quan an
ninh Đức trong những trường hợp nhất định thông qua Internet
xâm nhập vào máy tính cá nhân. Tòa chỉ cho phép một hành
động như vậy dưới những điều kiện rất nghiêm ngặt.

Như trong phán quyết về điều tra dân số đã nảy sinh ra vấn
đề: Luật Cơ Bản không có các quy định liên quan đến những
nguy cơ khi các công dân sử dụng Internet gặp phải. Tòa Bảo
Hiến Liên Bang đã tiếp tục bổ sung hiến pháp dựa vào quyết
định từ năm 2008. Cho ra luật cơ bản về - tôi trích dẫn -
„Bảo đảm độ tin cậy và tính toàn vẹn của các hệ thống
thông tin", hoặc ngắn gọn, „quyền cơ bản về máy tính".

Cả hai quyết định nói trên tạo ra một ấn tượng, nhờ có
tòa Bảo Hiến Liên Bang nên đến ngày nay bộ Luật Cơ Bản
chỉ có rất ít thay đổi hoặc bị chỉnh sửa. Các Thẩm phán
của tòa Bảo Hiến Liên Bang đã đưa sự sống vào các điều
khoản của Luật Cơ Bản, diễn giải theo nhãn quang của những
thay đổi trong xã hội với sự lưu tâm đến các phát triển
mới, đem vào áp dụng và tiếp tục phát triển. Tòa đã ý
thức nhiệm vụ của mình là „người bảo vệ hiến pháp"
một cách đầy ấn tượng.

Thưa quý vị,

Quý vị cũng đang thảo luận về thay đổi hiến pháp và một
chủ đề trong đó là vai trò của Tòa án và công tố viên.
Bởi vậy ở điểm này tôi muốn có vài lời về tòa án và
công tố viện ở Đức, về cơ bản là do các tiểu bang thiết
lập. Hiến pháp của chúng tôi quy định tất cả các Thẩm
phán <strong>phải độc lập</strong>. Ngược lại, hiến pháp
lại không quy định là các công tố viên phải độc lập.

Vì thế tuy rằng mỗi một bộ Tư pháp có quyền chỉ đạo
đối với các công tố viên của mình. Nhưng không thể sử
dụng nó „tùy thích". Bởi vì quyền chỉ đạo cũng không
thay đổi được nghĩa vụ của công tố viện, tiến hành
điều tra khi có tình nghi. Một chỉ thị trong trường hợp đơn
lẻ, nếu như chống lại nghĩa vụ theo luật định này, bản
thân cũng sẽ là một hành động vi phạm về luật.

Thưa quý vị,

Ở đầu bài phát biểu tôi đã nêu lên những câu hỏi đến
nguyên nhân làm nên sự bền vững của bộ Luật Cơ Bản trong
những thời gian có thay đổi và khủng hoảng. Nếu ta nhìn lại
lịch sử và phát triển từ khi thành lập Cộng Hòa Liên Bang
Đức đến nay, thì thành công của bộ luật cơ bản theo quan
điểm của tôi chủ yếu là do những điểm sau đây:

- Thứ nhất, nước Đức đã học được từ những kinh nghiệm
của nền cộng hòa Weimar và thời gian Quốc xã.

- Thứ hai, bộ luật cơ bản được trang bị với một tòa Bảo
Hiến có quyền hạn mạnh mẽ. Với sự trợ giúp của tòa Bảo
Hiến Liên Bang các quyền cơ bản được bảo đảm bằng pháp
luật được thi hành nghiêm túc.

- Và thứ ba, luôn luôn phản ứng kịp thời với những tiến
triển mới bằng những diễn giải mới một điều khoản có
sẵn, hay bổ sung thêm như trường hợp gần đây nhất, đưa
vào áp dụng điều khoản
„giảm nợ" đã chỉ ra.

Tôi hy vọng đã làm quý vị hiểu rõ hơn về bộ luật cơ bản
và thậm chí mang đến một vài gợi ý cho việc cải cách hiến
pháp hiện nay ở đất nước quý vị, và cám ơn cho sự quan
tâm của quý vị.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/node/18039), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét