Bảy Phụ Nữ đoạt giải về bảo vệ Quyền Tự Do Ngôn Luận

Năm ngoái trong Ngày Quốc Tế Chấm Dứt Tình Trạng Tội ác
Không Bị Trừng Phạt, IFEX ghi nhận danh sách 23 cá nhân bị đe
dọa, tấn công hoặc phải chịu nhiều điều tệ hại hơn thế
nữa, khi họ nói lên tiếng nói của chính mình. Trong tất cả
các trường hợp này, thủ phạm vẫn tự do. Chúng tôi yêu cầu
một số phụ nữ có tên trong danh sách này, nói về những
thách thức họ phải đương đầu, mong họ đưa ra những lời
khuyên cho các phụ nữ khác theo kinh nghiệm của riêng họ, và
họ hình dung một mô hình thế giới tương lai như thế nào,
trong ngày Quốc Tế Phụ Nữ năm nay.

<center><img
src="http://www.ifex.org/international/2013/03/07/vietnam_nguyen_hoang_vi_free_danlambao_468.jpg"
/></center>

<em><center>Nguyễn Hoàng Vi, người viết blog ở Việt
Nam.</center></em>

<strong>1*. Nguyễn Hoàng Vi</strong>: Những năm đầu của tuổi hai
mươi, cô Nguyễn Hoàng Vi phải chịu sự giám sát của nhân
viên an ninh, chỉ vì cô viết blog nghiêm túc phê bình chính
phủ. Không lâu khi chúng tôi xem đến hồ sơ của cô, cô lại
bị bắt giữ gần tòa án, nơi cô hy vọng được tham dự buổi
xét xử ba bloggers bị bỏ tù, về tội tuyên truyền chống phá
nhà nước. Cô bị cảnh sát, nhân viên y tá của chính phủ
tấn công tình dục, trong lúc bị giam giữ.

Cô Nguyễn Hoàng Vi nói về những thử thách của bản thân, như
sau: <em>"Chúng tôi không cho phép cái sợ làm tê liệt bản
thân. Trong tận cùng tâm thức, chúng tôi phải tìm cho ra sự
sợ hãi này, để tha thứ tất cả những gì họ đã làm với
chúng tôi, trên thân xác của chúng tôi. Tha thứ không có nghĩa
là chấp nhận. Chúng tôi phải để họ biết rằng, những gì
chúng tôi làm không dựa trên hận thù cá nhân đối với thủ
phạm; chúng tôi làm chỉ để bảo vệ những quyền căn bản
của chúng tôi, những quyền thuộc về họ cũng như thuộc về
chúng ta." </em>

<center><img
src="http://www.ifex.org/international/2013/03/06/russia_tanya_lokshina_small_justinjin_468.jpg"
/></center>

<em><center>Tanya Lokshina, nhà tranh đấu nhân quyền ở
Nga.</center></em>

<strong>2*. Tanya Lokshina</strong>: Tháng Mười năm ngoái, cô Tanya
Lokshina, nhà nghiên cứu của Cơ Quan Giám Sát Nhân Quyền, phải
đối diện với những sự đe dọa chết người nhắm thẳng
vào cô và đứa con còn nằm trong lòng mẹ, vì những báo cáo
của cô về vi phạm nhân quyền ở Nga. Sau khi Cơ Quan Giám Sát
Nhân Quyền công khai sự kiện này trước công chúng, sự đe
dọa mới chấm dứt.

<center><img
src="http://www.ifex.org/international/2013/03/06/philippines_prima_jesusa_quinsayas_free_pinlac_468.jpg"
/></center>

<em><center>Prima Jesusa Quinsayas, luật sư ở Phi Luật
Tân</center></em>

<strong>3*. Prima Jesusa Quinsayas</strong>: Làm công việc giống như
một công tố viên tư nhân, bà Prima Jesusa Quinsayas đã thu thập
những tài liệu đáng tin cậy nhất về vụ sát hại giới
truyền thông ở Phi Luật Tân, bao gồm cả đại diện các nhân
chứng, gia đình của các ký giả bị giết chết trong vụ thảm
sát Ampatuan năm 2009.

Các cơ quan thực thi pháp luật đã không làm đúng chức năng,
để điều tra vụ sát hại giới truyền thông, bà Quinsayas
phải tự đi tìm nhân chứng. Bà cho biết: <em>"Để làm
được điều này, tôi phải đi đến những nơi phụ nữ bị
đối xử như công dân thuộc giai cấp thứ hai, những người
chỉ được nhìn thấy hơn là được nghe nói, hoặc, tệ hại
hơn nữa, họ chỉ được xem là đối tượng để phục vụ
tình dục. Nếu tôi lên giọng như một luật sư tích cực, họ
sẽ lắc đầu nguầy nguậy nói là không biết, [bởi vì nhân
chứng]sẽ trở thành kẻ thù, họ sẽ không tiếp nhận vấn
đề, cho dẫu lập luận của tôi có hợp lý đến đâu cũng
vậy thôi." </em>

<center><img
src="http://www.ifex.org/international/2013/03/06/bahrain_zainab_al_khawaja_reuters_468.jpg"
/></center>

<em><center>Zainab Al-Khawaja, nhà hoạt động nhân quyền ở
Bahrain.</center></em>

<strong>4*. Zainab Al-Khawaja</strong>: Thật khó theo dõi chính xác bao
nhiêu lần nhà hoạt động Zainab Al-Khawaja bị vào tù ra khám (@
angryarabiya). Cô phải đương đầu với hàng chục cáo buộc vì
lên tiếng nói về nhân quyền ở Bahrain – và lại bị bắt
giữ trước khi có cơ hội trả lời những câu hỏi của chúng
tôi.

Nhưng cô đã nhờ cô Maryam - em gái của cô - chuyển giao thông
điệp như sau: <em>"Tôi bị giam giữ trong bốn bức tường,
bởi vì tôi muốn xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho con
gái 3 tuổi của tôi. Tôi muốn cháu được sống trong những
quyền hạn của cháu, quyền có nhân phẩm, quyền có tự do, mà
không phải đấu tranh như chúng ta đang làm."</em>

<center><img
src="http://www.ifex.org/international/2013/03/06/venezuela_rayma_suprani_468.jpg"
/></center>

<em><center>Rayma Suprani, họa sĩ vẽ tranh biếm họa ở
Venezuela.</center></em>

<strong>5*. Rayma Suprani</strong>: Năm ngoái, khi Rayma Suprani đăng
những bức tranh hoạt hình của cô, nhấn mạnh đến cuộc
khủng hoảng đói nghèo của Venezuela, các cơ quan truyền thông
thuộc chính phủ, và những người ủng hộ Tổng Thống Hugo
Chavez, đã hăm dọa rằng cô sẽ phải chết. Những mối đe
dọa này cho đến bây giờ, vẫn không được điều tra.

Cô nói: <em>"Là phụ nữ, chúng tôi thật sự dễ bị tổn
thương. Chúng tôi, những người phụ nữ, những người mẹ,
những người con gái, độc thân hay có gia đình, phải được
phép hành xử đúng với vai trò chúng tôi lựa chọn cho riêng
mình, những vai trò chúng tôi mong ước – chứ không phải là
những vai trò, do tổ tiên 'đầy hãnh tiến về nam tính'
thuộc quá khứ suy tàn, quy định sẵn cho chúng tôi."</em>

<center><img
src="http://www.ifex.org/international/2013/03/07/colombia_jineth_bedoya_lima_small_free_468.jpg"
/></center>

<em><center>Jineth Bedoya Lima, ký giả ở Columbia.</center></em>

<strong>6*. Jineth Bedoya Lima</strong>: Năm 2000, khi Jineth Bedoya Lima
đang điều tra cáo buộc buôn bán vũ khí, có liên quân đến
các quan chức chính phủ và một nhóm bán quân sự, hốt nhiên
cô bị bắt giữ, bị đánh thuốc mê, bị hãm hiếp, bị trói
vứt trong một bãi rác. Giờ đây, Bedoya vẫn đang làm báo cáo
tại Columbia, mặc dù cô thường xuyên nhận những lời hăm
dọa.

Cô noí: <em>"Không chút nghi ngờ, nguy cơ lớn nhất đối với
chúng ta là phụ nữ đang bị tấn công. Phụ nữ nên dùng các
biện pháp phòng ngừa cần thiết, để tránh hiểm họa cho
mình. Và nếu có một sự đe dọa nào đó sắp xảy ra, họ
phải báo cáo kịp thời. Im lặng chính là điều giúp thủ
phạm của bạo lực, có cơ hội 'ăn tươi nuốt sống'
mình."</em>

<center><img
src="http://www.ifex.org/international/2013/03/07/belarus_iryna_khalip_reuters_468.jpg"
/></center>

<em><center>Iryna Khalip, nhà báo và nhà hoạt động ở
Belarus.</center></em>

<strong>7*. Iryna Khalip</strong>: Năm 2011, Iryna Khalip bị án tù hai
năm, vì cô có liên quan đến các cuộc biểu tình chống lại
việc tái tranh cử gây tranh cãi của Tổng Thống Alexander
Lukashenko, hồi tháng 12-2010; cô bị cấm du lịch, cấm di
chuyển hay rời khỏi Minsk. Các quan chức cũng đe dọa sẽ cho
đứa con trai nhỏ của cô vào tù.

Trong Ngày Phụ Nữ Quốc Tế, Khalip hy vọng thế giới là nơi
<em>"bạn không phải sợ hãi, mà là nơi để yêu thương, để
sinh đẻ, để đi ngủ mỗi đêm, để nói chuyện cởi mở và
chống lại bất công, để sống và nuôi dạy con cái trong đất
nước của mình, để trở thành người có chuyên môn và trở
thành công dân; và thế giới thật sự không phải là nơi bạn
phải sợ hãi vì mình là phụ nữ."</em>






***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130309/bay-phu-nu-doat-giai-ve-bao-ve-quyen-tu-do-ngon-luan),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét