Hoan hô nhà thơ Hữu Thỉnh và nhà văn Trung Trung Đỉnh đã đi cùng với Nhân Dân chống chế độ Độc Tài

Việc nhà xuất bản Hội Nhà Văn của Hội Nhà Văn Việt Nam và
nhà sách Phương Nam đã cho in và phát hành tiểu thuyết nổi
tiếng "TRẠI SÚC VẬT" đầu năm 2013 với một cái tên khác
là "<a
href="http://nhasachphuongnam.com/sach/van-hoc-nuoc-ngoai/van-hoc-anh/chuyen-o-nong-trai.html">CHUYỆN
Ở NÔNG TRẠI</a>" của văn hào Anh George Orwell đã làm nức
lòng người yêu văn học trong cả nước. Cứ tưởng cuốn sách
được liệt vào hàng chống cộng nhất thế giới này sẽ
không bao giờ được in ở Việt Nam khi nào chế độ cộng sản
còn cai trị.

"Trại súc vật" đã bị cấm in ở tất cả các nước xã
hội chủ nghĩa. Chỉ đến khi Liên Xô và khối Đông Âu sụp
đổ cuốn sách mới được in ở các nước tân dân chủ tự do
này.

Báo Quân Đội Nhân dân đã hỗ trợ tinh thần dân chủ tự do
của hai anh Hữu Thỉnh và Trung Trung Đỉnh, đã giới thiệu
"Trại súc Vật" trên trang QDND online rất trang trọng (nhưng
nay đã rút xuống). Nội dung cuốn sách mô tả các đồng chí
súc vật xây dựng xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản
rất nhiêu khê và hài hước, một tấn bi hài kịch vô cùng
hấp dẫn.

Người viết bài này mấy chục năm trước đã nghe đài BBC
đọc kiệt tác này nhiều ngày trên đài.

Gió đã xoay chiều chăng? Tự do dân chủ đang đến trước cửa
mỗi gia đình Việt Nam chăng? Hi vọng đây là tín hiệu tốt
lành cho quê hương đau khổ của chúng ta.

<blockquote>Eric Arthur Blair (25 tháng 6 năm 1903[1][2] – 21 tháng 1
1950), nổi tiếng với bút danh George Orwell, là một tác giả và
phóng viên người Anh. Được biết đến như một tiểu thuyết
gia, một nhà phê bình, một nhà bình luận về văn hóa, Orwell
là một trong những ngòi bút tiếng Anh được hâm mộ nhất ở
thế kỷ 20. Ông nổi danh nhờ 2 cuốn tiểu thuyết phê phán
chủ nghĩa toàn trị nói chung và chủ nghĩa Stalin nói riêng,
được viết và xuất bản vào cuối đời: Một chín tám tư
(Nineteen Eighty-Four) và Trại súc vật (Animal Farm).

http://vi.wikipedia.org/wiki/George_Orwell</blockquote>

<h2>Wikipedia viết về Trại Súc Vật</h2>

Trại súc vật (tên tiếng Anh trong nguyên bản là Animal Farm) là
một tiểu thuyết trào phúng chỉ trích nước Liên Xô thời
Stalin của nhà văn Anh sinh tại Ấn Độ tên là George Orwell
(1903-1950).

Sau hơn 50 năm từ lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm đã
được dịch ra 68 thứ tiếng trên thế giới kể cả tiếng
Telugu (một dân tộc ở bắc Ấn Độ), tiếng Ba Tư, tiếng
Iceland và tiếng Ukraina và thuờng xuyên được tái bản. Tạp
chí Time đã chọn cuốn sách này là một trong 100 tiểu thuyết
hay nhất bằng tiếng Anh (1923 tới 2005);[2] nó cũng đứng ở
vị trí 31 trong Danh sách Tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20. Nó
cũng giành một Giải Hugo quá khứ năm 1996 và cũng có mặt trong
Những cuốn sách hay của thế giới phương Tây.

Trong tác phẩm, George Orwell đã dùng hình tượng những con gia
súc trong trang trại để thể hiện những tiên đoán của ông
về một nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Tác phẩm được hoàn
thành năm 1945, vào thời điểm đó phương Tây không có thông
tin đầy đủ về những nhà nước này, như Liên Xô, và hệ tư
tưởng Xã hội Chủ nghĩa đang ở thời kỳ thịnh vượng nhất
chưa bộc lộ những yếu kém của mình.

<h3>Tổng quan</h3>

Tiểu thuyết không chỉ đề cập tới sự tham nhũng cách mạng
bởi các lãnh đạo của nó mà còn cả việc làm sao sự đồi
bại, dửng dưng, lãnh đạm, ham danh lợi và thiển cận có thể
tiêu diệt bất kỳ khả năng nào của một xã hội không
tưởng. Tuy tiểu thuyết này thể hiện giới lãnh đạo tham
nhũng như là sai lầm trong cách mạng (chứ không phải hành
động cách mạng), nó cũng cho thấy nguy cơ để sự dửng dưng
và lãnh đạm bên trong một cuộc cách mạng có thể dẫn tới
sự kinh hoàng nếu sự chuyển tiếp êm đẹp sang một chính
phủ của nhân dân không được diễn ra.

<h3>Tóm tắt chuyện "Trại súc vật":</h3>

Thủ lĩnh (Old Major), chú lợn đực già tại Trại Manor (hay
"Willingdon Đẹp đẽ" như nó tự gọi mỗi khi xuất hiện) kêu
gọi các loài vật khác trong Trại tới một cuộc họp, tại
đó nó so sánh con người với những kẻ ăn bám và dạy các con
vật một bài hát cách mạng, "Beasts of England" (Những con quái
vật của nước Anh).

Khi Thủ lĩnh chết ba ngày sau đó, hai con lợn trẻ, Snowball và
Napoleon, nắm quyền chỉ huy và biến giấc mơ của Thủ lĩnh
thành một triết lý đầy đủ. Các con vật nổi dậy và đuổi
Ông Jones khỏi trang trại, đổi tên nó là "Trại súc vật."

Bảy điều răn của Chủ nghĩa súc vật được viết trên
tường của một nhà kho để tất cả mọi con vật có thể
đọc được. Điều thứ 7 là quan trọng nhất, "Mọi con vật
đều bình đẳng." Tất cả các con vật đều phải làm việc,
nhưng chú ngựa thồ, Boxer, làm việc nhiều hơn những con khác
và nhận câu châm ngôn — "Tôi sẽ làm việc nhiều hơn nữa."

Chú lợn Snowball tìm cách dạy các con thú khác đọc và viết
(dù ít con muốn học đọc và viết cẩn thận); thức ăn thừa
mứa; và trang trại hoạt động êm thấm. Những con lợn tự
nâng cấp chúng lên các vị trí lãnh đạo, thể hiện sự ưu
tú của mình bằng các đặt bên cạnh các loại thức ăn đặc
biệt phục vụ cho sức khoẻ cá nhân của chúng. Trong lúc đó,
Napoleon lấy những chú chó con từ các con chó trong trang trại
và tự mình huấn luyện chúng. Khi Ông Jones tìm các lấy lại
trang trại, các con vật đánh bại ông trong cái chúng gọi là
"Trận Cowshed." Napoleon và Snowball bắt đầu một cuộc cạnh
tranh quyền lãnh đạo. Khi Snowball tuyên bố ý tưởng về một
cối xay gió, Napoleon nhanh chóng phản đối nó. Snowball thực
hiện một bài phát biểu nồng nhiệt để ủng hộ cối xay
gió, trong khi đó Napoleon triệu tập chín con chó của mình, và
chúng đã đuổi Snowball đi. Với sự vắng mặt của Snowball,
Napoleon tuyên bố mình là lãnh đạo và thực hiện những thay
đổi. Những cuộc hội họp sẽ không còn được tổ chức
nữa và thay vào đó là một uỷ ban của những con lợn sẽ
quyết định điều gì sẽ xảy ra với trang trại; vì thế tạo
ra một thứ giống với một tầng lớp cai trị tư sản.

Napoleon, dùng một chú lợn trẻ tên là Squealer làm người phát
ngôn của mình, thông báo rằng Snowball đã ăn cắp ý tưởng
về cối xay gió của Napoleon. Nhân vật Squealer trong trường
hợp này có thể coi là một sự ám chỉ tới một nhân vật
thêu dệt (spin doctor) chính trị. Các con vật làm việc nhiều
hơn với lời hứa hẹn về một cuộc sống dễ dàng hơn với
chiếc cối xay gió. Sau một cơn bão mạnh, các con vật thấy
thành quả lao động của chúng đã biến mất. Napoleon và
Squealer sau đó tìm cách thuyết phục các con vật rằng Snowball
là người đã phá huỷ cối xay gió, dù theo những lời bàn
luận miệt thị từ các trang trại xung quanh thực tế cối xay
gió bị phá huỷ bởi những bức tường được xây quá mỏng.
Khi Snowball trở thành kẻ giơ đầu chịu báng, Napoleon bắt
đầu thanh trừng trang trại, giết nhiều con vật mà nó buộc
tội là đi lại với Snowball. Trong lúc ấy, Boxer được dạy
châm ngôn thứ hai: "Napoleon luôn luôn đúng."

Napoleon lạm dụng quyền lực, vì thế cuộc sống trở nên khó
khăn hơn cho các con vật; những con lợn áp đặt thêm nhiều
biện pháp kiểm soát trong khi vẫn giữ các ưu tiên cho chúng.
Những con lợn viết lại lịch sử để kể tội Snowball và vinh
danh Napoleon, ví dụ bằng cách nói rằng Snowball đã chiến đấu
cho loài người trong Trận Cowshed, và rằng Napoleon đã đánh
Snowball, trong khi trên thực tế Snowball bị trúng một viên đạn
từ khẩu súng của Jones. Squealer sửa chữa mọi tuyên bố do
Napoleon đưa ra, thậm chí cả sự thay đổi Bảy điều răn của
Chủ nghĩa súc vật của những con lợn. "Không con thú nào
được uống rượu" nhanh chóng được đổi thành "Không con thú
nào được uống rượu quá mức" khi những con lợn phát hiện
ra nơi cất giấu rượu whiskey. Bài hát "Beasts of England" cũng
bị cấm vì lý do nó không thích hợp, bởi theo Napoleon giấc mơ
của Trại súc vật đã trở thành hiện thực. Nó được thay
thế bằng một bài hát ca ngợi Napoleon, và nó có vẻ đã chấp
nhận cách sống của một con người. Các con vật, dù lạnh,
đói khát và phải làm việc quá sức, vẫn tin tưởng theo tuyên
truyền tâm lý rằng chúng vẫn đang sống tốt đẹp hơn so với
cuộc sống trước kia với Ông Jones, người chủ Trang trại
Manor. Squealer lợi dụng trí nhớ kém của các con vật và sáng
tác ra các con số để thể hiện sự cải thiện của chúng.
Mr. Frederick, một trong hai trại chủ láng giềng, đã lừa
Napoleon bằng cách mua gỗ xẻ bằng tiền giả, và sau đó tấn
công trang trại, dùng thuốc súng để phá huỷ chiếc cối xay
gió mới được làm lại. Dù những con vật của Trại súc vật
cuối cùng đã giành chiến thắng, chúng phải trả một giá
đắt, bởi nhiều con thú, kể cả Boxer, đã bị thương. Squealer
biến mất một cách bí ẩn khỏi trận đánh. Boxer tiếp tục
làm việc nhiều và nhiều hơn, cho tới khi cuối cùng nó lăn ra
khi đang làm việc ở cối xay gió. Napoleon điều một chiếc xe
bán tải tới chở Boxer tới bác sĩ thú y, giải thích cho những
con vật đang lo lắng rằng Boxer sẽ được chăm sóc tốt ở
đó. Tuy nhiên, Benjamin đã lưu ý khi Boxer được tống lên xe
rằng thực tế chiếc xe thuộc về "Alfred Simmonds, Kẻ giết
Ngựa và Nấu Hồ", và cố gắng lên tiếng phản đối, nhưng
những nỗ lực tuyệt vọng của các con thú không mang lại kết
quả. Squealer nhanh chóng thông báo rằng chiếc xe đã được
bệnh viện mua lại và giấy của người sở hữu trước vẫn
chưa được viết lại. Nó kể lại một câu truyện cổ tích
kịch tính và đầy nước mắt về cái chết của Boxer trong tay
những bác sĩ giỏi nhất. Trên thực tế, những con lợn đã
gửi Boxer tới chỗ chết để đổi lấy tiền mua thêm whiskey.
Và vì thế chúng nhanh chóng say mèm.

Nhiều năm trôi qua, và những con lợn học đi thẳng, mang theo
roi da, và mặc quần áo. Bảy điều răn được giảm xuống còn
một câu duy nhất: "Tất cả các loài vật đều bình đằng,
nhưng một số loài vật bình đẳng hơn những loài vật khác."
Napoleon tổ chức một bữa tiệc cho những con lợn và người
ở trong vùng (trong Trại Foxwood bên cạnh, của Ông Pilkington),
người đã chúc mừng Napoleon vì có những con vật làm việc
nhiều nhất nước với lương thực ít nhất. Napoleon thông báo
liên minh của mình với loài người, chống lại các tầng lớp
lao động của cả hai "thế giới". Sau đó nó xoá bỏ các hành
động và truyền thống liên quan tới Cách mạng, và đổi lại
tên trang trại thành "Trại Manor".

Các con vật, nghe được về việc đó, nhận ra khuôn mặt của
những con lợn cầm quyền đã bắt đầu thay đổi. Trong một
ván poker, một cuộc tranh cãi nổ ra giữa Napoleon và Ông
Pilkington khi cả hai đều chơi quân bài Át Bích, và các con vật
nhận ra rằng những bộ mặt của những con lợn khi đó hầu
như đã giống với mặt người và rằng không ai có thể nhận
ra sự khác biệt giữa chúng.

<h3>Chủ nghĩa động vật</h3>

Chủ nghĩa động vật là một hình ảnh phản chiếu có tính
chất ngụ ý về Liên bang Xô viết, đặc biệt trong giai đoạn
thập niên 1910 và 1940, cũng như diễn tiến quan niệm của cách
mạng và chính phủ Nga về việc làm thế nào để thực hiện
nó. Chủ nghĩa này do chú lợn Old Major rất được tôn trọng
đề ra. Những chú lợn Snowball, Napoleon, và Squealer đã đưa các
tư tưởng của Old Major vào trong một triết lý thực tế, mà
chúng đặt tên chính thức là Chủ nghĩa động vật. Ngay sau
đó Napoleon và Squealer bắt đầu tự cho phép thực hiện các
trò truỵ lạc của loài người (uống rượu, ngủ trên giường
và mua bán). Squealer được sử dụng để sửa đổi Bảy điều
răn để thích hợp với sự người hoá của nó, cái thể hiện
sự bóp méo lý thuyết cộng sản của chính phủ Liên xô để
nó thích ứng hơn với chủ nghĩa tư bản chứ không phải là
một sự thay thế.

Bảy điều răn là một danh sách các quy định hay luật được
cho là để giữ trật tự và đảm bảo tính căn bản của Chủ
nghĩa động vật bên trong Trại súc vật. Bảy điều răn
được đưa ra để thống nhất mọi loài vật với nhau trong
một lý tưởng chung chống lại con người và ngăn chặn các
loài vật không đi theo những thói quen ma quỷ của con người.
Bởi không phải tất cả loài vật đều có thể nhớ được
Bảy điều răn, chúng được rút gọn lại thành một câu căn
bản: "Bốn chân tốt! Hai chân xấu!" (với cánh cũng được
tính là chân cho mục đích này, Snowball cho rằng cánh được
tính như chân bởi chúng là các vật thể để vận động chứ
không phải để thao tác), câu nói được những con cừu
thường xuyên nhắc lại, khiến đám đông những con vật quên
đi những lời nói dối của những con lợn. Bảy điều răn
nguyên bản là:

- Bất kỳ cái gì đi bằng hai chân đều là kẻ thù
- Bất kỳ cái gì đi bằng bốn chân, hay có cánh, đều là
bạn bè.
- Không con vật nào được mặc quần áo.
- Không con vật nào được ngủ trên giường.
- Không con vật nào được uống rượu.
- Không con vật nào được giết bất kỳ con vật nào khác.
- Tất cả các loài vật là bình đẳng.

Sau này, Napoleon và những con lợn của nó tham nhũng bằng quyền
lực tuyệt đối chúng có được với trang trại. Để duy trì
sự đồng đẳng với các loài vật khác, Squealer bí mật viết
thêm vào các điều răn để làm lợi cho các con lợn trong khi
vẫn giữ bí mật để chúng không bị buộc tội phá vỡ các
điều luật (như "Không con vật nào được uống rượu" được
thêm "quá mức" và "Không con vật nào được ngủ trên giường"
được thêm "trải ga"). Các điều răn cuối cùng bị bỏ đi
hoàn toàn, và được thay thế bằng câu "Mọi con vật đều
bình đẳng, nhưng một số con vật bình đẳng hơn những con
vật khác", và "Bốn chân tốt, hai chân tốt hơn!" khi loài lợn
ngày càng giống con người.

<h3>Các nhân vật</h3>

Các sự kiện và nhân vật trong Trại súc vật ám chỉ tới
Chủ nghĩa cộng sản ("Chủ nghĩa súc vật"), chính phủ độc
tài và sự khờ dại nói chung của loài người; Snowball được
coi là Leon Trotsky và con lợn lãnh đạo, Napoleon, là Stalin.

<h3>Lợn</h3>

<h4>Thủ lĩnh</h4>

Một chú lợn đực là cảm hứng cho cuộc Nổi dậy trong cuốn
sách. Nó 12 tuổi. Theo một cách giải thích, nó có thể dựa
trên cả Karl Marx, người sáng lập Chủ nghĩa Mác hiện đại
và là cơ sở cho Chủ nghĩa cộng sản, (trong đó nó miêu tả
xã hội lý tưởng mà các con vật sẽ tạo ra nếu con người
bị lật đổ) và Vladimir Lenin (ở điều cái đầu lâu của nó
được đặt ở một nơi trưng bày công cộng được tôn
trọng, như xác ướp của Lenin). Tuy nhiên, theo Christopher
Hitchens: "các tính chất cá nhân của Lenin và Trotsky được
tổng hợp vào trong một nhân vật [ví dụ, Snowball], hay, nó
thậm chí có thể [...] nói, hoàn toàn không có Lenin."[3]

<h4>Napoleon</h4>

"Một con lợn đực Berkshire hung dữ, chú lợn Berkshire duy nhất
tại trang trại, không phải là một nhân vật chỉ nói phét, mà
với một danh tiếng vì đi theo con đường riêng của mình",[4]
Napoleon là kẻ bạo chúa và hung ác chính duy nhất của Trại
súc vật; nó được dựa trên Joseph Stalin. Nó bắt đầu dần
xây dựng quyền lực, sử dụng những con chó con bị bắt đi
khỏi bố mẹ, những con chó Jessie và Bluebell, và nuôi dạy
chúng trở thành những con chó hung ác, như cảnh sát mật của
mình. Sau khi đuổi Snowball khỏi trang trại, Napoleon nắm quyền
lực tuyệt đối, sử dụng tuyên truyền giả tạo của Squealer
và đe doạ cùng sự doạ dẫm của các con chó để giữ các con
vật khác tuân theo luật lệ. Trong số những điều khác, nó
dần thay đổi các điều răn để mang lợi cho mình. Tới cuối
cuốn sách, Napoleon và những con lợn đồng minh của nó đã
học đứng thẳng và bắt đầu hành động như con người là
cái ban đầu đã khiến chúng nổi dậy.

Trong phiên bản tiếng Pháp đầu tiên của Trại súc vật,
Napoleon được gọi là César, cách đọc tiếng Pháp của
Caesar,[1] dù bản dịch khác gọi nó là Napoléon.[5]

<h4>Snowball</h4>

Đối thủ của Napoleon và ban đầu là lãnh đạo của trang
trại sau khi Jones bị lật đổ. Có lẽ nó là sự ám chỉ tới
Leon Trotsky, dù theo ý kiến của Orwell về Trotsky nó có thể
được coi là sự đại diện của những người Menshevik. Nó
được hầu hết các con vật ủng hộ và tin tưởng vì đã
lãnh đạo mang lại một vụ mùa bội thu đầu tiên, nhưng đã
bị Napoleon đuổi khỏi trang trại. Snowball đã lãnh đạo những
công việc hiệu quả cho trang trại và các con vật và có những
kế hoạch nhằm giúp các con vật đạt được một xã hội
quân bình không tưởng, nhưng Napoleon và những con chó của nó
đã đuổi Snowball khỏi trang trại, và Napoleon tung ra những tin
đồn khiến Snowball trở thành ma quỷ, tham nhũng và nó đã bí
mật phá hoại những nỗ lực của các con vật nhằm cải
thiện trang trại.

<h4>Squealer</h4>

Một con lợn thịt nhỏ, trắng, béo là cánh tay phải của
Napoleon và là bộ trưởng tuyên truyền. Squealer đã sử dụng
ngôn ngữ để giải thích, bào chữa và tán dương mọi hành
động của Napoleon. Squealer hạn chế tranh luận bằng cách làm
nó trở nên phức tạp và nó từ chối và làm mất phương
hướng, ví dụ nó đưa ra tuyên bố rằng những con lợn cần
các đồ xa xỉ nhằm làm việc một cách hiệu quả. Tuy nhiên,
khi các vấn đề vẫn cứ tồn tại dai dẳng, nó thường sử
dụng cách đe doạ sự quay trở lại của Ông Jones, người chủ
cũ của trang trại, để bào chữa cho những ưu tiên dành cho
loài lợn. Squealer sử dụng những chiến thuật để thuyết
phục các con vật rằng cuộc sống đang ngày càng tốt lên. Đa
số các con vật chỉ có quá khứ mờ nhạt về đời sống
trước cách mạng; vì thế, chúng đã tin tưởng. Cuối cùng, nó
là con vật đầu tiên đi bằng hai chân sau.
Minimus

Một chú lợn nhà thơ viết các bài quốc ca thứ hai và thứ ba
của Trại súc vật sau khi bài "Beasts of England" bị cấm.

<h4>Những chú lợn con</h4>

Ngụ ý là những đứa trẻ của Napoleon (dù không được viết
rõ trong tiểu thuyết) và là thế hệ những con vật đầu tiên
thực sự thấm nhuần tư tưởng bất bình đẳng giữa các loài
vật của nó.

<h4>Những con lợn trẻ</h4>

Bốn con lợn phàn nàn về việc Napoleon giành quyền quản lý
trang trại nhưng nhanh chóng bị bịt miệng và sau này bị hành
quyết.

<h4>Pinkeye</h4>

Một con lợn nhỏ chỉ được đề cập đến một lần; nó là
con lợn để nếm thức ăn của Napoleon nhằm đảm bảo nó
không bị bỏ thuốc độc, để đối phó với những lời đồn
đại về một âm mưu ám sát nhằm vào Napoleon.

<h3>Con người</h3>

<h4>Ông Jones</h4>

Chủ cũ của trang trại, Jones là một người nghiện rượu
nặng và các con vật nổi dậy chống lại sông sau khi ông đã
uống quá nhiều tới mức không thèm chăm sóc hay cho chúng ăn.
Nỗ lực của Jones để chiếm lại trang trại đã thất bại
trong Trận Cowshed. Ông đại diện cho Sa hoàng Nicholas II.

<h4>Frederick</h4>

Người chủ cứng rắn của Pinchfield, một trang trại được
quản lý tốt ở bên cạnh. Ông mua gỗ từ các con vật bằng
tiền giả và sau đó tấn công chúng, phá huỷ chiếc cối xay
gió nhưng cuối cùng bị đánh bại trong Trận Windmill. Có những
câu chuyện về việc ông đối xử thô bạo với các con vật,
như quẳng những con chó vào trong một lò sưởi. Pinchfield là
trang trại nhỏ hơn trang trại Foxwood của Pilkington nhưng được
điều hành hiệu quả hơn, và Frederick trong một thời gian ngắn
đã tham gia vào một "liên minh" với Napoleon bằng cách đề
nghị mua gỗ từ nó nhưng sau đó đã phá vỡ thoả thuận và
gây ra một cuộc tấn công đẫm máu vào Trại súc vật. Ông ta
được cho là đại diện cho Hitler và cuộc tấn công đáng
ngạc nhiên của Hitler vào Liên xô.

<h4>Ông Pilkington</h4>

Người chủ dễ tính nhưng xảo quyệt của Foxwood, một trang
trại láng giềng với toàn cỏ dại, như được miêu tả trong
cuốn sách. Ở cuối cuộc chơi, cả Napoleon và Pilkington đều
có quân Át Bích và sau đó bắt đầu đánh nhau ầm ỹ.
Pilkington và trang trại Foxwood dựa trên Hoa Kỳ: Foxwood được
miêu tả là lớn hơn Pinchfield, nhưng không được điều hành
hiệu quả.

<h4>Ông. Whymper</h4>

Một người đàn ông được Napoleon thuê để làm quan hệ công
chúng của Trại súc vật với loài người. Whymper được sử
dụng như một người trung gian trong việc buôn bán thương mại
với xã hội loài người những đồ mà các con thú không thể
tự chế tạo: ban đầu là một sự cần thiết thực sự bởi
những con thú không thể tự chế tạo các thành phần của cối
xay gió, nhưng cuối cùng Whymper được dùng để mua những đồ
xa xỉ như rượu cho các con lợn.

<h3>Ngựa và lừa</h3>

Có bốn nhân vật ngựa chính: Boxer, Clover, và Mollie, là những
con ngựa, và Benjamin, là một con lừa. Boxer là một lao động
trung thành, tử tế và luôn cống hiến. Về thể chất nó là
con vật khoẻ nhất trang trại, nhưng ngây thơ và chậm chạp,
điều này khiến nó luôn nói "Tôi sẽ làm việc nhiều hơn
nữa" và "Napoleon luôn đúng" dù có tình trạng tham nhũng. Clover
là bạn của Boxer, luôn chăm sóc Boxer, và nó cũng là con vật
luôn chăm lo cho các con ngựa khác, và nói chung các con vật khác
(như những con vịt được nó che chở giữa hai chân trước và
bụng trong bài phát biểu của Thủ lĩnh). Mollie là con ngựa cái
trẻ kiêu ngạo, luôn nghĩ về bản thân, thích hưởng lạc và
thích đeo ruy băng trên bờm, ăn các cục đường, và bị con
người làm hư chăm sóc kỹ lưỡng. Nó nhanh chóng rời bỏ
đến trang trại khác và chỉ được đề cập tới một lần.
Benjamin là một trong những con vật sống lâu nhất, và cũng là
một trong số ít biết đọc.[6] Nó là người bạn rất trung
thành của Boxer, và không hề làm gì để cảnh báo các con vật
khác về sự tham nhũng của các con lợn, (mà nó thầm nhận ra
ngày càng trở nên trầm trọng). Khi được hỏi nó thấy hạnh
phúc hơn lúc trước hay sau Cách mạng, Benjamin nói, "Những con
lừa sống rất lâu. Các bạn chưa từng thấy một con lừa
chết." Nó sống yếm thế và bi quan, câu nói thường xuyên của
nó là; "Cuộc sống sẽ tiếp diễn như nó vẫn tiếp diễn - có
nghĩa là, xấu xa". Nhưng nó cũng là một con vật khôn ngoan
nhất trang trại, và có thể "đọc tốt như bất kỳ một con
lợn nào".[6]

<h3>Các con vật khác</h3>

<h4>Muriel</h4>

Một con dê già cả và khôn ngoan là bạn của mọi con vật trong
trang trại. Nó, giống như Benjamin và Snowball, là một trong số
ít con vật trong trang trại biết đọc (với một số khó khăn
bởi đầu tiên nó phải đánh vần từ ra mồm đã) và giúp
Clover phát hiện ra rằng Bảy điều răn đã liên tục bị thay
đổi.

<h4>Những con chó con</h4>

Con của Jessie và Bluebell, bị Napoleon lấy đi từ khi sinh để
làm lực lượng an ninh của nó. Những con chó này được huấn
luyện để trở nên xấu xa, tới mức nhiều con vật bị chúng
xé nhỏ gồm cả bốn con lợn trẻ, một con cừu và nhiều con
gà. Chúng cũng định làm thế với Boxer, vì đã chặn một con
chó dưới chân mình. Những con chó đã xin ân xá, và theo lệnh
của Napoleon, Boxer trả tự do cho những con chó con.

<h4>Con quạ Moses</h4>

Một con chim già thỉnh thoảng tới trang trại với những câu
truyện cổ tích về một nơi ở trên trời được gọi là Núi
bánh kẹo, nơi nó nói các con vật sẽ được tới sau khi chết
— nhưng chỉ khi chúng làm việc chăm chỉ. Nó được coi là
đại diện của Nhà thờ Chính thống Nga, và Núi bánh kẹo
được cho là hình ảnh của Thiên đường cho các con vật.[7]
Nó bỏ thời gian để khiến các con vật tin vào Núi bánh kẹo,
và không hề làm việc gì. Nó cảm thấy không bình đẳng so
với các con vật khác vì thế nó đã bỏ đi sau cuộc nổi
loạn, cho mọi con vật được cho là bình đẳng. Tuy nhiên, ở
đoạn sau cuốn sách nó quay lại trang trại và tiếp tục tuyên
bố về sự hiện hữu của Núi bánh kẹo. Các con vật khác
bối rối trước thái độ của những con lợn với Moses; chúng
cho rằng những lời nói của nó là vô nghĩa, nhưng cho phép nó
ở lại trang trại. Những con lợn làm việc này để mang lại
một hy vọng về một cuộc sống thứ hai hạnh phúc cho các con
vật, có lẽ để giữ đầu óc chúng luôn hướng tới Núi bánh
kẹo chứ không phải về một cuộc nổi dậy. Cuối truyện,
Moses là một trong số ít con vật nhớ về cuộc nổi dậy, cùng
với Clover, Benjamin, và những con lợn.

<h4>Những con cừu</h4>

Chúng có tầm hiểu biết hạn chế về tình hình nhưng lại mù
quáng ủng hộ các lý tưởng của Napoleon. Chúng thường nhắc
đi nhắc lại câu "bốn chân tốt, hai chân xấu". Ở cuối
truyện, một trong Bảy điều răn được sửa sau khi những con
lợn đã học đi trên hai chân sau và câu nói của chúng đổi
thành "bốn chân tốt, hai chân tốt hơn". Những con lợn có thể
dựa vào chúng để tiêu diệt bất kỳ sự phản kháng nào từ
những con vật khác.

<h4>Những con gà trống</h4>

Chúng đập vỡ những quả trứng thay vì trao nó cho những kẻ
cầm quyền cao hơn (những con lợn), những kẻ luôn muốn đem
trứng bán cho con người.

<h4>Những con bò</h4>

Sữa của chúng bị những con lợn ăn trộm, lũ lợn cũng học
cách vắt sữa bò, và biến nó trở thành cháo khoai tây sữa
hàng ngày cho chúng trong khi những con vật khác không có được
bất cứ thứ gì xa xỉ.

<center>* * *</center>

Hiện cuốn sách chống cộng nhất từ trước đến nay "<a
href="http://phamvuluaha.wordpress.com/2013/03/03/george-orwell/">Trại súc
vật</a>" đã có trên Internet. Các bạn chỉ cần vào mạng tìm
kiếm http://googe.com đánh tên "Trại súc vật" là đọc
được.

Trong cuốn sách này có bài thơ khóc đồng chí lợn Na-pồ-lê-on
đã được đồng chí nhà thơ lớn nhất Việt Nam là Tố Hữu
ăn cắp để viết thành bài thơ "Đời đời nhớ ông Stalin"
(trích bài "Tố Hữu có đạo thơ của George Orwell?" của nhà
văn, nhà giáo, dịch giả Phạm Vũ Lửa Hạ):

"Song, đọc kỹ lại bài "Comrade Napoleon" trong tác phẩm
của George Orwell và bài "Đời đời nhớ Ông" của Tố Hữu
thì thấy có nhiều điểm tương đồng về ý tứ và nhịp
điệu. Animal Farm xuất bản lần đầu ở Anh năm 1945. Bài thơ
của Tố Hữu sáng tác năm 1953. Mời bà con đối chiếu (nhất
là những chỗ tô màu giống nhau) để tự ngẫm xem có chuyện
Tố Hữu đạo thơ của George Orwell hay không. Do chưa có điều
kiện tiếp cận bản dịch "Chuyện ở nông trại", nên ở
đây xin trích bản dịch của Phạm Minh Ngọc. (Dịch giả cho
biết lời thơ được phóng tác, chứ không bám sát câu chữ.)
Cập nhật ngày 4/3/2013: Một bạn đọc mới chép giùm bài
tiếng Việt trong bản dịch "Chuyện ở nông trại". Mời xem
ở phần phản hồi.

Công bằng mà nói, chắc khó có chuyện Tố Hữu (hẳn lúc đó
đang ở chiến khu Việt Bắc) được đọc Animal Farm. Có chăng,
George Orwell đã quá tài tình khi tiên liệu và nhại được văn
phong cúng cụ của văn nghệ sĩ CS.

Comrade Napoleon
Friend of the fatherless!
Fountain of happiness!
Lord of the swill-bucket! Oh, how my soul is on
Fire when I gaze at thy
Calm and commanding eye,
Like the sun in the sky,
Comrade Napoleon!
Thou art the giver of
All that thy creatures love,
Full belly twice a day, clean straw to roll upon;
Every beast great or small
Sleeps at peace in his stall,
Thou watchest over all,
Comrade Napoleon!
Had I a sucking-pig,
Ere he had grown as big
Even as a pint bottle or as a rolling-pin,
He should have learned to be
Faithful and true to thee,
Yes, his first squeak should be
'Comrade Napoleon!'

Đồng chí Napoleon
Người là cha của những đứa trẻ mồ côi,
Là suối nguồn hạnh phúc muôn đời,
Là vầng thái dương chiếu sáng bầu trời.
Ánh mắt người ấm mãi lòng tôi.
Đồng chí Napoleon!
Người cho tôi bữa ăn lúc đói lòng.
Người cho tôi nệm rơm ấm mùa đông.
Người ngồi canh,
Cho bầy con giấc ngủ yên lành.
Con ơi!
Hạnh phúc muôn đời,
Là nhờ Đồng chí Napoleon.
Tên cha tên mẹ tên chồng,
Con có thể quên.
Nhưng tên người,
Vầng thái dương chiếu sáng đời đời
Con phải nhớ mãi không thôi:
Napoleon, Napoleon, người ơi!
Đời đời nhớ Ông (Tố Hữu)
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã… làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có người mới có tự do tháng ngày
Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông!
Thương Ông mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con
Ông dù đã khuất không còn
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời.


ĐỜI ĐỜI ƠN BÁC NA PỒ LÊ ÔNG

Bài thơ này được chép lại từ lời bình của độc giả
Phạm Thành Sơn trên bản tin thứ Ba 05-3-2013 của Anh Ba Sàm nhân
dịp tiểu thuyết Chuyện Ở Nông Trại (Trại Súc Vật - Animal
Farm) của George Orwell được xuật bản bằng tiếng Việt. TSTG
xin cảm ơn bác Phạm Thành Sơn về bài thơ vui và rất ý nghĩa
này.

Có một câu châm ngôn nổi tiếng trong tiểu thuyết Trại Súc
Vật là "Tất cả động vật đều bình đẳng, nhưng có một
số loài động vật được bình đẳng hơn những loài khác".

Thương biết mấy khi gà con tập gáy
Tiếng đầu lòng em gáy "Napoleon"
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười
Nhờ ông mới có mặt trời
Nhờ ông mới có một đời tự do
Nhờ ông có bát cơm no
Nhờ ông gà gáy ó o vang hòa
Những con vịt nhỏ không cha
Thấy ông chúng nó khóc òa mừng vui
Những con chim nhỏ trên trời
Thấy ông chúng hót vạn lời ngợi ca
Con ngựa đang phi đường xa
Thấy ông ngựa hí như là sứơng rân
Bầy chó đang đứng trong sân
Thấy ông chúng nó bất thần sủa vang
Cuộc đời lòai thú sang trang
Nhớ ơn kẻ đã cưu mang chúng mình
Kể sao cho hết ân tình
Chỉ còn một cách làm thành trường ca
Ngày xưa khóc lóc xót xa
Ngày nay có khóc đó là quá vui
Ngày xưa xiềng xích trói đời
Có ông xiềng xích liền rơi rụng liền
Nhìn xem Tổ Quốc mọi miền
Con đường rộng mở thiêng liêng đón chào
Trên trời có mấy vì sao
Cũng không so được công lao Na Bồ
Từ đây sông Mã, sông Lô
Suối vui đời suối, sông hồ hởi sông
Từ đây trên khắp ruộng đồng
Không còn có cảnh bất công ê chề
Không còn tiếng sáo tái tê
Của người thổi sáo hành nghề thiến heo
Khi xưa ông đã từng leo
Giờ đây ông vẫn gieo neo hội đòan
Lãnh đạo cực khổ vô vàn
Còn hơn nhảy nọc mười ngàn con heo
Phải đâu là được gái heo
Ở đây thân chủ toàn heo nái xề
Thương ông thương trọn tình quê
Kính ông kính trọn lời thề trăm năm
Yêu ông em vẫn mong thầm
Hàng ngày ông có Nhân Sâm ăn hòai
Để cho sức khỏe dẻo dai
Để đời còn mãi còn hòai heo con
Còn heo, còn nứớc, còn non
Thì còn vạn tấm lòng son mong chờ
Nam Vang đẹp nhất Biển Hồ
Trần gian đẹp nhất... Na Bồ Lê Ông !
<a href="http://ygiao.blogspot.com/">Được đăng bởi Tâm Sự Y Giáo
</a>


Hoan nghênh nhà thơ Hữu Thỉnh và nhà xuất bản Hội nhà văn do
nhà văn Trung Trung Đỉnh làm giám đốc đã dũng cảm tột bậc
cho xuất bản cuốn sách vĩ đại " Trại súc vật" với một
tên khác "Chuyện ở nông trại" trong lúc nhân dân đang đòi
thay bản hiến pháp độc tài bằng hiến pháp dân chủ. Cuốn
sách nhằm chế giễu các đồng chí súc vật xây dựng chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản sẽ làm hả hê dân Việt
Nam từng chịu đựng sự đàn áp dã man của những kẻ tự
phong là "dân chủ gấp triệu lần chế độ tư bản".

Công lênh to lớn này của hai anh: Hữu Thỉnh và Trung Trung
Đỉnh nhân dân Việt Nam sẽ còn ghi nhớ mãi.

Sài Gòn ngày 8-3-2013
Trần Mạnh Hảo

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130308/hoan-ho-nha-tho-huu-thinh-va-nha-van-trung-trung-dinh-da-di-cung-voi-nhan-dan-chong),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét