Đảng đang khủng hoảng?

Bài viết được đăng tải trên
http://yaleglobal.yale.edu/content/vietnam-reform-economy-reorient-foreign-policy
sau đó đã được dịch sang tiếng Việt với tựa khủng hoảng
liên quan đến sự tồn vong của Đảng, và được lan truyền
rộng rãi trên mạng. Theo nhận định của tác giả, hiện
Đảng cộng sản Việt nam đang gặp nhiều khó khăn, thách thức
lớn hơn so với những giai đoạn trước kia.

<h2>Khủng hoảng kinh tế và lòng tin</h2>

<div class="boxright200"><img
src="http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-the-party-in-crisis-vh-03042013123530.html/000_Hkg4466688-305.jpg/image"
/><div class="textholder">Bên ngoài địa điểm tổ chức Đại hội
toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 17
tháng 1 năm 2011. (Ảnh: AFP Photo)</div></div>
<em>Việt Hà: Thưa ông, trong bài viết mới đây, ông nói khủng
hoảng liên quan đến sự tồn vong của Đảng, trong đó ông có
nói về khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng lòng tin, khủng
hoảng nào là đáng sợ nhất cho sự tồn vong của Đảng vào
lúc này và vì sao?</em>

David Brown: Hai vấn đề này có liên quan với nhau. Khi kinh tế
phát triển, rất ít người phàn nàn về sự độc tài chính
trị của Đảng. Bây giờ khó khăn kinh tế động chạm tới
gần như tất cả mọi người, đến mức mà người dân cho
rằng nền kinh tế đã không được điều hành tốt. Bởi vì
đảng chịu trách nhiệm toàn bộ trong việc lãnh đạo đất
nước nên dân đổ lỗi cho Đảng. Lạm phát, sự sụp đổ
của thị trường bất động sản và chứng khoán, khó khăn
trong việc nhận vốn vay kinh doanh hoặc thu tiền nợ là những
vấn đề đụng chạm hầu hết mọi người và làm suy giảm
lòng tin vào Đảng.

<em>Việt Hà: Đảng cũng đã gặp nhiều những khó khăn trước
kia, trong hai cuộc chiến tranh, trước thời kỳ đổi mới.
Thời kỳ nào Đảng cũng có những người bất đồng chính
kiến, nhưng dường như chưa bao giờ những khó khăn lại như
lúc này, đến mức lãnh đạo Đảng phải thừa nhận. Những
nhân tố nào đã dẫn đến tình hình này?</em>

David Brown: Năm 1986, Đảng nhận thấy chủ nghĩa xã hội theo
kiểu Liên Xô không đáp ứng được nhu cầu kinh tế của Việt
Nam và đã đưa ra những điều chỉnh có tính quyết định. Bây
giờ rõ ràng là quản lý kinh tế cần phải được điều
chỉnh nữa để đáp ứng với đòi hỏi gia nhập hệ thống
thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, dường như đảng không thể
có được một sự nhất trí về những đổi mới. Có lẽ bởi
vì những bất đồng giữa các phe nhóm trung thành với các lãnh
đạo cấp cao, hoặc có thể bởi vì những hành động cần
thiết này sẽ làm ảnh hưởng tới những mối quan hệ mang
lại lợi lộc, ví dụ giữa các lãnh đạo công ty nhà nước
và các quan chức cấp cao điều hành họ.

<em>Việt Hà: Trong bài viết của mình, ông đề cập đến cuộc
đấu đá nội bộ trong đảng, thời gian gần đây dường như
cuộc đấu đá này có vẻ hơi lắng xuống so với trước kia,
theo ông có phải vì Đảng lo ngại điều này sẽ ảnh hưởng
đến uy tín của Đảng hay còn vì một nguyên nhân nào
khác?</em>

David Brown: Tôi đã đề cập đến thách thức của Chủ tịch
nước với Thủ tướng chỉ để nói rằng việc đó không
phản ánh những bất đồng cơ bản giữa họ về việc có nên
có đổi mới hay không. Hội nghị Trung ương 6 thống nhất với
những điều chỉnh nhỏ nhưng quan trọng trong việc cân bằng
quyền lực nội bộ nhưng tôi chưa thấy Đảng tiến gần hơn
tới sự nhất trí trong nội bộ về những đổi mới kinh tế
hay chính trị so với 1 năm trước kia.

<h2>Hy vọng đổi mới mong manh</h2>

<em>Việt Hà: Mới đây, Việt Nam cũng kêu gọi dân góp ý dự
thảo hiến pháp. Đã có nhiều ý kiến đóng góp, hưởng ứng
đợt kêu gọi này. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng đây chỉ
là một cách làm của Đảng để đáp lại sự bất mãn trong
dân chúng, để lấy lại lòng tin trong dân nhưng không thực
chất, ông nhận định thế nào?</em>

David Brown: Đúng vậy, đã có một sự tranh luận sôi nổi, như
đã thấy ở Quốc hội, trên báo chí lề phải và trên các
diễn đàn internet, các trang blog. Điều này đã nâng cao nhận
thức cho mọi người về những thay đổi có thể. Tuy nhiên,
đặc biệt là sau bài phát biểu cứng rắn của Tổng Bí Thư
Nguyễn Phú Trọng tại tỉnh ủy Vĩnh PHúc, dường như có
nhiều người nhận ra rằng những thay đổi đáng kể trong
hiến pháp có thể là rất hiếm. Có lẽ điều này phản ánh
vẫn chưa có sự thống nhất về đổi mới trong Đảng. Những
người ở trong và ngoài Đảng đang hy vọng vào những đổi
mới rất có thể sẽ bị vỡ mộng.

<em>Việt Hà: Thưa ông, gần đây Tổng Bí Thư và Chủ tịch
Quốc hội đều lên tiếng phê phán những người tham gia đóng
góp ý kiến vào hiến pháp, kêu gọi bỏ điều 4 hiến pháp,
theo ông tại sao họ lại làm vậy?</em>

David Brown: Tổng Bí Thư dường như đã hướng bình luận của
mình đặc biệt vào các đảng viên, những người đang nuôi ý
tưởng về việc giới hạn quyền lực độc tôn của Đảng,
hoặc cho phép thành lập các Đảng đối lập, hoặc làm cho
nhánh tư pháp được độc lập hơn, hoặc phi chính trị hóa
quân đội. Dường như ông ta và Chủ tịch quốc hội Nguyễn
Sinh Hùng đều đang cảnh giác vì nhiều người đã lên tiếng
ủng hộ những ý tưởng cấp tiến như vậy. Họ đưa ra tín
hiệu rằng sẽ không có thỏa hiệp đối với những ý kiến
này.

<em>Việt Hà: Liên quan đến hiến pháp mới, các trang blog, trang
mạng (ngoài luồng) đóng vai trò quan trọng trong việc lan tỏa
thông tin, theo ông điều này có gây sức ép lên báo chí chính
thống?</em>

David Brown: Trên cái gọi là diễn đàn blog (blogosphere), tất cả
mọi ý kiến đều được trình bày, không quan trọng đó là ý
kiến quá cấp tiến hay vô vọng. Đối thoại tự do này đã
giúp cho việc hình thành các ý tưởng có tính triết học và
xây dựng niềm tin của những người tham gia rằng những gì
họ tin được chia sẻ bởi nhiều người khác và vững chắc
về đạo đức, không phải là suy thoái.

Tranh luận trên truyền thông đại chúng, đặc biệt trên báo
chí, thực tế hơn. Nó thử sự sẵn sang của chế độ trong
việc xem xét những đổi mới cụ thể và cũng giúp cho thấy
những suy nghĩ như thế nào về những đề nghị sửa đổi
hiến pháp được đưa ra. Trên truyền thông lề phải, cũng có
một đối thoại giữa các quan chức cấp cao với công dân, bao
gồm cả những chuyên gia, những nhà cách mạng lão thành và
các đại diện của 'xã hội dân sự'.

Cuối cùng, có một đối thoại bên trong nhà nước và đảng.
Các công dân bình thường chỉ có một cái nhìn rất mờ về
đối thoại tại diễn đàn này. Họ chỉ có thể hy vọng là
những người tham gia đã đặt sự chú ý vào tranh luận đại
chúng và sẽ đưa ra quyết định thực sự tôn trọng ý kiến
của công chúng.

<em>Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng
vấn.</em>

Theo dự kiến ban đầu, việc lấy ý kiến của người dân cho
hiến pháp sửa đổi sẽ kéo dài cho đến ngày 31 tháng 3, tuy
nhiên sau những phát biểu của Tổng Bí Thư và Chủ tịch Quốc
hội về các ý kiến đòi bỏ điều 4 hiến pháp và phi chính
trị hóa quân đội, vào ngày 27 tháng 2 vừa qua, lãnh đạo
thành phố Hà Nội cho biết sẽ kết thúc quá trình lấy ý
kiến người dân trước thời hạn 1 tháng. Một số bloggers
trong nước cho rằng việc lấy ý kiến người dân cho hiến
pháp trong một thời gian quá ngắn như vậy là không hợp lý.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130305/dang-dang-khung-hoang), một số
đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời độc
giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận
có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng
dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét