Phạm Ngọc Cương - Tất cả = phỏng vấn

<em><strong>Có một văn hóa mà tôi nghĩ Việt Nam nên khẩn cấp
học hỏi là văn hóa phỏng vấn để tìm và giao
việc.</strong></em>

Các cuộc đối đáp triền miên trên truyền hình của
các ứng viên Tổng thống, Thủ tướng... ở các xứ dân chủ
thì mọi người đều khá rõ rồi. Tuy nhiên, cái tôi muốn nói
là cuộc chơi phỏng vấn kiếm việc ở mấy xứ này hầu như
không từ một ai.

<div class="boxleft320"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjsVdqZ47Wr5_MIaFu6CC7zaIsj7zw3PptFcME1fUDlPH5upDepfVoTHsD4Yz5Oor04QQbnEgoAyhpb0EjdJYQOil9379ar88PKf562Tn08P3JWAcrnEY8nswfpROpBCXdF8NQrXZ-VNmo/?imgmax=800"
/></div>
Tôi có anh bạn là tiến sỹ tâm lý, việc bù đầu của anh là
chuyên bay đi phỏng vấn các quan chức cấp cao (Thứ trưởng,
Bộ trưởng trở lên) của các nước; những ai muốn đảm
đương một công việc nào đó của Liên Hợp Quốc. Qua chuyện
anh kể thấy Liên Hợp Quốc tuyển người khá kỹ lưỡng.

Và không phải chỉ Liên Hợp Quốc, các nguyên thủ,
chính khách lớn, hầu như từng người dân mấy xứ này trung
bình một đời chắc không dưới vài trăm lượt phỏng vấn
tìm việc. Từ khi còn là học sinh muốn nhận học bổng hay
nhận việc cũng đều phải qua nhiều vòng phỏng vấn. Các công
ty lớn thường lượn vào các trường đại học và vớt nhân
tài từ khi các sinh viên còn đang năm thứ ba, bốn. Họ thường
tổ chức những Information sections tức là những buổi thông tin
ở đó vài trăm sinh viên sẽ gặp độ chục nhân viên quản lý
của hãng trong 2-3 tiếng. Trong thời gian ấy, mấy trăm cô cậu
làm sao thể hiện được mình cho có ấn tượng nhất. Sinh viên
nào cũng sẽ tìm cách trò chuyện, giới thiệu bản thân và
đưa business cards của mình cho những đại diện tuyển người
của công ty. Những đại diện này sẽ bỏ số business cards đó
vào túi áo phải hay túi áo trái của họ. Một túi (thường
tới hơn 90% cards) họ sẽ vứt luôn đi vì thấy đối tượng
quá nhạt nhòa, lịch sự họ không nỡ từ chối ngay người
trao cards. Túi kia tối về họ sẽ mang ra xem, bàn với nhau và
gọi những sinh viên đó đi phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn
thường có nhiều thể loại. Critical thinking, stress interview, case
interview, leadership interview, out of the box interview... và loại nào
cũng hay cả.

Có những buổi phỏng vấn sau cả hàng ngàn người bị
loại họ xếp bốn ứng cử viên cuối vào ngồi cạnh nhau và
cùng hỏi. Sau hai giờ vặn vẹo câu cuối cùng là công ty chỉ
cần nhận một người, mà có tới ba ứng viên ngồi đây; vậy
mỗi người tự nói ra là vì sao nên nhận mình và không nên
nhận ba người kia (dĩ nhiên không ai mong chờ người sẽ thành
lang sói với người lúc này!)

Có khi câu hỏi là nếu cần phải xếp con hươu cao
cổ, hay voi vào tủ lạnh bạn làm thế nào? (hai người hỏi có
thể là người rất yêu động vật hoang dã, họ có thể nấc
lên khi thấy xác một con vật đó!)

Có câu hỏi là trong phim Lion King chúa sơn lâm có buổi
bỗng muốn họp mặt tất cả các con vật của núi rừng, có
một con không đến được. Tại sao?

Có hôm con gái tôi - một sinh viên- kể là con vừa qua
một interview về leadership họ hỏi con thế nào là một người
lãnh đạo? Con trả lời là nói đến tư chất cần có của
người lãnh đạo công ty thì có thể viết cả ngàn trang sách,
từ kinh nghiệm của CEO Apple tới Starbucks. Tuy nhiên theo tôi có
vài điểm đầu sau: phải có tầm nhìn cho công việc tương lai.
Tầm nhìn phải đủ xa mà không bỏ sót cái gần, bao quát đủ
các góc cạnh hiện cũng như ẩn của các vấn đề. Từ tầm
nhìn đó phải có khả năng đề ra các mục tiêu dài hạn để
hướng công ty tới cái đích không tầm thường; nhưng cũng
phải có nhiều mục tiêu ngắn hạn để không làm nản lòng
phần đông nhân viên trong công ty vì cái đích lớn dễ khá xa
vời với họ. Phải là người tạo cảm hứng lao động sáng
tạo và xây dựng văn hóa tập thể cho công ty; và phải là
người có khả năng ra được quyết định đúng và nhanh chóng
trong tất cả mọi tình huống, đặc biệt trong khủng hoảng...
Nghe cháu nói tôi bảo: bố thật biết ơn nền giáo dục dù
không tốn của bố mẹ đồng nào từ phổ thông đến đại
học đã dạy dỗ ra những người như con. Đất nước này
đúng là Tổ quốc ân huệ của con và nó thật xứng đáng để
con sống, phục vụ, cống hiến và hưởng thụ. Bố hi vọng
sớm đến ngày con và các bạn đóng được nhiều triệu đô
tiền thuế hàng năm cho đất nước.

Cách đây vài năm, hãng Microsoft có câu hỏi là một
đêm bạn đang là người lái một xe thể thao (xe hai chỗ ngồi)
trên đường vắng. Trời bỗng đổ cơn bão lớn, cây và cột
điện vặn mình dưới sức quật của gió và nước. Bạn chợt
nhìn thấy ba người đang cuống cuồng tránh bão trong một trạm
xe bus. Một bà cụ già nếu không được đi cấp cứu nhanh sẽ
tử vong. Một người bạn trai thân nhất của bạn, người đã
có công cứu bạn thoát chết và một cô gái tuyệt đẹp mà
chỉ từ ánh mắt đầu tiên bạn hiểu rằng đây là điểm
đến định mệnh của cuộc đời mình. Vậy bạn làm gì?
Người được Microsoft nhận việc là một thanh niên lập tức
có câu trả lời là ... tôi sẽ trao ngay xe cho bạn tôi chở bà
cụ đến viện còn mình ở lại tán cô gái!

Cần chuyển gấp một xã hội từ phong bao, xí chỗ,
bảo kê quyền lợi, quì gối, tới một xã hội mà mỗi
người để tồn tại và khẳng định luôn cần vươn vai cọ
sát và đào luyện, xiển dương tổng năng lực thực của mình
trong sân chơi công bằng! Có vậy mới mong trời mỗi ngày một
sáng.

PNC

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/tin-tuc/20121028/pham-ngoc-cuong-tat-ca-phong-van), một
số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời độc
giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận
có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng
dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét