nước, dẫn đến sự bế tắc của các định chế xã hội
trong việc giải quyết các vấn đề công lý, đưa Đảng đến
bên bờ vực của sự sụp đổ.
Đối với những người thuộc thế hệ công thần, thế hệ
đã tạo dựng nên Đảng Cộng sản Việt Nam, thì Đảng ngày
nay đã là <em><strong>một đứa con hư</strong></em>. Họ biết
rất rõ những bê bối của nó những họ vẫn bảo vệ nó như
con đẻ của họ. Nhiều người đã lên tiếng báo động về
sự hư đốn của Đảng nhưng trong thâm tâm họ vẫn nghĩ rằng
đảng của họ vẫn có khả năng thay đổi để vượt qua sự
suy thoái hiện nay. Dù sao đi nữa thì đảng của họ cũng đã
thay đổi nhiều lần để vượt ra những thử thách sống còn
như thế; phải tuyên bố giải tán đảng để trở thành một
tổ chức nghiên cứu chủ nghĩa Marx ngay trước kháng chiến
chống Pháp hay từ bỏ niềm tin căn bản của chủ nghĩa Mác
để đi theo kinh tế thị trường hồi những năm '80 chẳng
hạn.
Và đây chính là bi kịch lớn nhất của họ, bi kịch của một
người làm mẹ khi sắp qua đời biết mình đã để lại những
đứa con hư. Đảng Cộng sản, với những người lãnh đạo nó
hiện nay, không còn khả năng thay đổi nữa. Các thế lực
đặc quyền, không tồn tại ở những thời điểm Đảng thay
đổi trước đây, sẽ làm tất cả những gì trong phạm vi
quyền lực không giới hạn của họ, kể cả giết người và
bỏ tù, để chống lại thay đổi và bảo vệ những định
chế mà họ đang được hưởng lợi. Năm 1986, khi Đảng quyết
định chia tay với kinh tế tập trung xã hội chủ nghĩa đang
tàn phá đất nước để chuyển sang kinh tế thị trường thì
trong Đảng không có một lực lượng đặc quyền nào đang
hưởng lợi vì các định chế của nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa đó cả. Ngày nay nếu Đảng muốn chia tay với "sơ hữu
toàn dân" về đất đai để thiết lập quyền tư hữu, và qua
đó thiết lập công lý, thì Đảng phải đối diện mới những
thế lực đặc quyền còn mạnh hơn chính bản thân Đảng. Nếu
Đảng muốn trở về lại với vai trò lãnh đạo và bảo vệ
giai cấp công nhân, một lực lượng đông đảo đang bán sức
lao động rẻ mạt cho tư bản nước ngoài ở các khu công
nghiệp, thì Đảng phải đối diện với những thế lực âm
binh hùng mạnh đang hưởng lợi từ các thương vụ buôn bán
này. Cái logic làm sụp đổ các vương triều trong lịch sử, và
gần đây hơn là các quốc gia cộng sản và độc tài các
loại, có khả năng làm sụp đổ Đảng Cộng sản và nhà
nước Việt Nam.
Hiện tượng thân tộc hóa ngày càng làm trầm trọng thêm sự
bất công đã tồn tại trong bản chất của nhà nước Việt
Nam. Công lý, ở tầm mức nền tảng nhất trên phương diện
chính trị, là sự công bằng về cơ hội thăng tiến trong các
cơ cấu quyền lực nhà nước. Hai đứa trẻ được sinh ra một
thời điểm, bất kể hoàn cảnh thân tộc, môi trường sống,
vùng miền, tôn giáo, sắc tộc, điều kiện kinh tế như thế
nào, phải có những cơ hội được thăng tiến ngang nhau trong
các cơ cấu công quyền, ít nhất là trên phương diện lý
luận. Đây là tiêu chuẩn đầu tiên của công lý cho một nhà
nước. Nhà nước cộng sản, dựa trên sự phân chia và duy trì
ranh giới giai cấp cố hữu, tự trong bản chất đã là bất
công. Một nhà nước theo mô hình cộng sản, do đó, là một
nhà nước thất bại ngay từ đầu vì nó đã thất bại trong
trách nhiệm đầu tiên của nó là thiết lập và bảo vệ công
lý. Hệ thống thi hương thi hội, hình thức thực thi loại công
lý này ở mức sơ đẳng nhất, trong việc chọn người vào các
cơ cấu công quyền của các triều đại phong kiến cũng không
tồn tại ở nhà nước hiện nay.
Cái hệ thống lý luận theo kiểu "mục đích biện minh cho
phương tiện" cho một "nhà nước xã hội chủ nghĩa" công
bằng không tưởng nào đó, từ trước đến nay, trang bị cho
Đảng một công cụ tín lý để áp dụng bạo lực và duy trì
sự bất công này. Trong sự khiếp sợ quyền lực nhà nước
truyền thống của một xã hội thần dân, các lý luận đó,
cùng sự hỗ tương của bạo lực, đã tìm thấy sự chính
đáng của chúng. Công lý chính trị vẫn tồn tại trong nội
bộ của một đảng, ít nhất là trong cảm nhận của xã hội.
Nhưng ngày nay điều này cũng đã bị các thế lực đặc quyền
phản bội. Hiện tượng thân tộc hóa đem sự bất công này
vào ngay chính trong nội bộ của Đảng, thậm chí vào trong nội
bộ của các cơ cấu lãnh đạo cao cấp của Đảng. Cơ hội
thăng tiến của đảng viên hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ
thân tộc của họ. Hai đảng viên, cùng năng lực, không có cơ
hội thăng tiến ngang nhau trong Đảng. Một đảng chính trị có
thể tồn tại và cai trị trong sự bất công đối với xã
hội, trong chừng mực mà xã hội có thể dung thứ sự bất
công đó, đặc biệt là những xã hội mà ở đó công dân chưa
coi trọng các quyền tự do chính trị của họ, nhưng nó không
thể tồn tại trong sự bất công đối với chính nó: nó đã
đánh mất sự chính đáng đạo đức ở đảng viên để giữ
cho nó tồn tại. Đây là đe dọa lớn nhất của Đảng.
Và nó cũng là đe dọa lớn nhất cho xã hội. Sự sụp đổ
của một đảng cầm quyền, và cái nhà nước nó thiết lập
để cai trị, ngoài việc làm thỏa mản những uất ức do sự
bất công kéo dài quá lâu, hoặc có thể đem lại lợi ích cho
một vài nhóm nào đó (và các nhóm này ngay lập tức trở thành
các nhóm đặc quyền), không phục vụ quyền lợi lâu dài của
một quốc gia. Hiện tượng thân tộc hóa nhà nước đưa tình
trạng bất công lên một tầm mức mà bất cứ xúc tác nào,
ngay cả những sự kiện không ăn nhập gì, cũng có có thể gây
nên bất ổn chính trị. Một khi điều đó xãy ra thì bạo lực
và cách mạng là điều không thể tránh khỏi. Cách mạng xưa
nay trong lịch sử luôn phản bội. Các định chế, thay vì
chuyển hóa, bị đập bỏ và được thiết lập lại. Một
tầng lớp đặc quyền mới sẽ thay thế.
Những dân tộc khôn ngoan không làm cách mạng, mà tìm cách để
chuyển hóa các định chế nhà nước và xã hội, do đó, tránh
được những đổ vỡ máu me, tiết kiệm được nhân lực và
tài nguyên để phát triển. Vấn đề trở nên: liệu có thể
hóa giải các thế lực đặc quyền trong Đảng hiện nay để
chuyển hóa các định chế theo hướng phù hợp với các điều
kiện xã hội đang đòi hỏi hay không? Nói cách khác, có thể
tránh đổ vỡ không? Không ai biết chắc câu trả lời cho câu
hỏi này. Sự sụp đổ của khối cộng sản, và gần đây hơn,
sự ra đi của các chính thể độc tài ở Bắc Phi, làm ngạc
nhiên ngay cả những bộ não uyên bác nhất của khoa học chính
trị thế giới.
Có thể đã quá trễ để cứu Đảng. Có thể các thế lực
thân tộc đặc quyền trong Đảng đã làm Đảng thối rữa quá
mức có thể cứu vãn được. Có thể Đảng sẽ ra đi trong sự
sụp đổ như các vương triều trong lịch sử đã ra đi trong
sự sụp đổ. Trần Nghệ Tông, những ngày cuối cùng của Nhà
Trần, đã mặc nhận sự suy thoái và băng hoại không thể cứu
vãn nổi của vương tộc và không muốn làm gì thêm nữa, ngoài
chuyện đi tu. Hiện nay cũng đã có không ít đảng viên thuộc
thế hệ công thần, tính luôn thế hệ "Trường Sơn", đã
mặc nhận và đi tu như thế. Và đó là điều rất đáng tiếc.
Sự chính đáng đạo đức luôn bao gồm thái độ dũng cảm
nhìn nhận, chịu trách nhiệm, và nếu cần thì từ bỏ, những
đứa con hư đốn của mình. Có thể Đảng là không cứu
được nữa nhưng đất nước thì phải cứu.
Sự lựa chọn một ý thức hệ, một phe nhóm, một chiến
tuyến, ở một thời điểm nào đó, có thể đúng có thể sai.
Lịch sử không phán xét điều đó. Nhưng lịch sử sẽ không
tha thứ cho bất cứ ai ngồi nhìn quốc gia băng hoại vì một
nhóm sa đọa, do chính mình tạo dựng nên, mà không làm gì.
Nếu sự sụp đổ của Đảng là không tránh khỏi thì phải
chấp nhận sụp đổ. Nhưng cho đến khi đó, những người có
ý thức trách nhiệm đối với quốc gia trong Đảng phải làm
tất cả những gì có thể làm được để tránh cho Đảng
Cộng sản sụp đổ.
Và bằng cách đó, họ giúp tránh cho sự sụp đổ của nhà
nước, và tránh được bạo lực của một cuộc cách mạng
không cần thiết cho quốc gia.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11385), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét