biết suy nghĩ??? Ai??? Họ biết suy nghĩ, biết tư duy lắm chứ:
Họ đang làm theo cái gọi là "còn đảng còn mình", bảo vệ
nồi cơm của họ đấy! Chỉ khổ cho những người dân vẫn
mòn mỏi hi vọng những "công cụ" kia biết nghĩ đến
mình!</div>
Hồi học ở trường cán bộ Tư pháp tiền thân của trường
Đại học luật bây giờ, khi đó là những năm trắng của
việc đào tạo Pháp luật cho cán bộ công chức nhà nước ở
Miền Bắc. Sau này nhiều năm làm công tác ở cơ quan tư pháp
tôi vẫn không thể hiểu nổi lí do vì sao lại có tình trạng
như vậy.
Có một dịp ngồi ăn giỗ ở nhà người quen. Ngồi cùng mâm
với nguyên bộ trưởng bộ Tư pháp tiến sỹ Nguyễn Đình
Lộc, lúc đó ông vẫn đương chức Ủy viên ủy ban Pháp luật
của Quốc hội khóa 11. Vốn có quen biết chú ít. Tôi hỏi ông
hơi láo lếu: "Răng người ta gọi anh là bộ trưởng bộ Phá
luật hả anh?" Ông cười vui vẻ rồi nói: "Mi biết không,
hồi đó ông Lê Duẩn họp trung ương có chỉ đạo đại ý:
Nước ta không phải là nhà nước tư sản nhà nước bóc lột
nhân dân, chúng ta không cần pháp luật để cai trị và đàn áp
nhân dân, chúng ta chỉ cần phê bình và tự phê bình là
đủ."
Đấy chính là nguyên nhân sâu xa của việc cán bộ miền bắc
lúc đó không được đào tạo căn bản Pháp luật, cho đến
năm 1970 nhà nước mới cho mở mấy trường cán bộ Tư pháp,
kiểm sát (bậc trung cấp) ngoài học chính trị thấm nhuần
đường lối của Đảng lấy quyển "40 năm dưới lá cờ vẻ
vang của Đảng" của ông Lê Duẩn làm sách gối đầu giường
với những khái niệm khó hiểu như quyền "làm chủ tập
thể" vận dụng các quy luật triết học của chủ nghĩa Mác-
Lê , và quy luật kinh tế XHCN mà thầy giáo giảng là do ông
Stalin đề ra: Dưới chủ nghĩa xã hội của cải làm ra như
nước suối mùa xuân, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.."
Giấc mơ chủ nghĩa xã hội ám ảnh những thế hệ chúng tôi
như vậy.
Khi học môn nhà nước và Pháp luật thầy giáo luôn luôn xác
định với chúng tôi rằng Nhà nước và Pháp luật là công cụ
chuyên chế của giai cấp của Đảng cầm quyền mọi hoạt
động của nó phải dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mỗi cán
bộ của ngành tư pháp phải hiểu và hoạt động trong khuôn
khổ của Pháp luật, áp dụng pháp luật vào thực tiễn để
cùng góp phần xây dựng đất nước. Thời gian đó mặc dù
trong điều kiện khó khăn thiếu thốn ghê gớm nhưng đa phân
cán bộ luôn nêu cao khẩu hiệu "cần, kiệm, liêm, chính" và
mười chữ vàng mà Bác Hồ dạy "Công minh, chính trực, khách
quan, thận trọng, khiêm tốn" để hành xử. Luôn coi trọng
nhân dân, trấn áp triệt để mọi thể lực chống phá nhà
nước xâm hại đến lợi ích nhân dân, những vụ án xâm hại
dến tài sản, tính mạng sức khỏe an toàn xã hội đều
được quan tâm chỉ đạo làm đến nơi đến chốn. Tuy lúc đó
năng lực trình độ hiểu biết so với bây giờ rất hạn chế.
Nhưng gần đây nhiều vụ án mang tính chất nguy hiểm, như
giết nhiều người, thanh toán lẫn nhau mang tính chất xã hội
đen man rợ, thủ đoạn đê tiện. Như giết người đốt xác,
xẻ thây ra nhiều mảnh nhỏ. Người yêu giết người yêu. Em
rể gài mìn nổ chết chị dâu đang mang thai cùng cháu nhỏ.
Đánh bom nhà giám đốc công an tỉnh Thái Nguyên. Xã hội đen
dọa giết người nhà của công an Thanh Hóa làm bức xúc nhức
nhối, có thể nói là rung động toàn xã hội.
Bên cạnh đó là nạn mại lộ của cảnh sát giao thông nạn
hối lộ của thẩm phán, công tố viên phơi bày trên mặt báo
hàng ngày như cơm bữa. Việc nhục hình đánh chết người của
công an. Việc cưỡng chế thi hành án thi hành trái luật gây cho
nhân dân đẩy nhân dân vào bước đường cùng. Vụ nổ mìn
bắn vào lực lượng công an, quân đội tham gia cưỡng chế thi
hành án "như ăn cướp" ở Tiên Lãng Hải Phòng đang làm
nhức nhối lòng dân từ Nam chí Bắc.
Chúng ta đều biết những người thi hành án chỉ là công cụ,
họ đang thực hiện nhiệm vụ đước cấp trên phân công.
Nhưng là những công cụ Biết Suy Nghĩ. Nhân dân mong chờ điều
đó ở các Anh, những người nhận được lương cơ bản từ
tiền thuế của nhân dân đóng góp.
<em><strong>Tác giả gửi cho Quê choa</strong></em>
(<em>Bài vở gửi đăng QC là chủ kiến riêng của tác giả,
không hẳn là chủ kiến của QC</em>)
_______________________
<h2>Bút Lông - Nghi lễ nhân văn</h2>
Không phải bỗng dưng mà vào cuối tuần trước việc trao
quyết định bổ nhiệm thẩm phán TAND tối cao lần đầu tiên
đã được thực hiện như một nghi lễ trang trọng tại Phủ
Chủ tịch.
Lý do được Chủ tịch Trương Tấn Sang giải thích rất giản
dị rằng thẩm phán là chức danh cao cả, đầy trọng trách do
Đảng, Nhà nước tin cậy giao phó cho những con người cụ
thể. Trong bộ máy Nhà nước, hệ thống TAND có vị trí đặc
biệt quan trọng; các thẩm phán TAND tối cao là những người
"độc lập và chỉ tuân theo pháp luật". Bất kỳ sai sót
nào của các thẩm phán, dù nhỏ, cũng không chỉ làm tổn hại
đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân mà
còn làm tổn hại đến uy danh tòa án, uy danh của Nhà nước,
làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và
chế độ.
Trong hệ thống Nhà nước hiện có một số cá nhân được vinh
dự tuyên bố nhân danh Nhà nước, song trước nay chỉ thấy
những đại sứ vừa được bổ nhiệm là được tiếp đãi
tại Phủ Chủ tịch trước khi lên đường sang xứ người. Ai
cũng hiểu sức ép nặng nề đè lên những cá nhân như thế,
bởi họ vừa sống giữa nhiều mối quan hệ đan xen, vừa phải
tính toán từng lời nói, việc làm của mình để làm sao lợi
ích Tổ quốc là trên hết, dân tộc là trên hết mà không tổn
hại đến quan hệ ngoại giao, tổn hại đến cán bộ nhân viên
sứ quán và cá nhân họ.
Vì thế sự tiếp đãi, động viên các tân đại sứ tại Phủ
Chủ tịch trước lúc nhận nhiệm vụ trở thành một thông lệ
tốt đẹp.
Trong thực tế không chỉ những cá nhân làm công tác đối
ngoại mới cần người đứng đầu Nhà nước động viên, dặn
dò kỹ lưỡng mà có nhiều cá nhân khác đang đảm nhiệm
nhiệm vụ thay mặt Nhà nước trong đối nội, mà các "quan
toà" là điển hình. Gần đây sự sa sút về đạo đức lối
sống, về bản lĩnh chính trị của một bộ phận thẩm phán
đã tạo nên sự bức xúc lớn trong xã hội, nặng thì là thẩm
phán gạ tình, thẩm phán nhận hối lộ, nhẹ thì là thờ ơ,
thậm chí tham gia "lừa" người dân thiếu hiểu biết pháp
luật bằng các thủ tục tố tụng rắc rối…
Vì thế, lời dặn dò của Chủ tịch nước với các tân thẩm
phán rằng phải tiếp tục rèn luyện hơn nữa để nâng cao
nghiệp vụ, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp của người
thẩm phán, công tâm, thượng tôn pháp luật, dũng cảm đấu
tranh vì công lý, vượt qua mọi cám dỗ, thực hiện lời dạy
của Bác Hồ "phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư",
"gần dân, học dân, hiểu dân và gúp dân" thật là nhân
văn, kịp thời và cần thiết.
<a href="http://butlong.multiply.com/journal/item/1004/1004">Theo blog Bút
Lông</a>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11312), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét