Bài này của nhà văn Phạm Thị Hoài được nhiều người quan
tâm, tranh luận.
Nó làm tôi nhớ đến một bài (nói chuyện) khác, của
một nhà văn khác, cũng là nữ, cũng sống ở hải ngoại, nhưng
người Trung Quốc – văn bút: Tam Muội. Đó là một bài phân
tích rất thuyết phục, nhìn thẳng vào sự thật giới trí
thức trong nước. Đó là bài cũng chính ABS đã đăng, tên bài
là:
<a
href="http://anhbasam.wordpress.com/2011/11/29/noi-bo-dang-cong-san-tq-hinh-thanh-ran-nut/">Nội
bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hình thành sự rạn
nứt?</a>
(Tam Muội, link:
http://anhbasam.wordpress.com/2011/11/29/noi-bo-dang-cong-san-tq-hinh-thanh-ran-nut/)
Vậy không hiểu tại sao với bài này của nhà văn Phạm Thị
Hoài, ABS lại có nhận xét "mát mẻ", "đá thúng đụng
nia" như thế?
* * *
Nếu các vị tham khảo các bài khác dưới đây, đều nói về
trí thức, đối lập, phản biện, thì có lẽ nhiều người sẽ
thấy hai nữ nhà văn, một Việt, một Hoa, phân tích rất
thuyết phục:
Ivanov-Razumnik – Tầng lớp trí thức là gì?
(link: http://danluan.org/node/8618)
Chu Hảo – Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam
(link: http://danluan.org/node/5422)
GS Chu Hảo:"Mong Tổng Bí thư thể hiện dấu ấn cá nhân"
(link:
http://anhbasam.wordpress.com/2011/08/13/260-gs-chu-hảomong-tổng-bi-thư-thể-hiện-dấu-ấn-ca-nhan/#comment-25056)
<h2>Không Làm Nô Lệ Và Không Độc Ác đã nói</h2>
Trước đây tôi vẫn đặt câu hỏi "lãnh đạo" là gì? Tại
sao chúng ta cứ phải gắn những câu: nhờ sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng mà cơ quan chúng tôi mới đạt được…. Rồi
đến cả cá nhân cũng: nhờ sự lãnh đạo của đảng ủy
xã(phường) hoặc đảng ủy cơ quan cho nên tôi mới được…
Tôi có thằng bạn đang có chức có quyền, nó cũng
như rứa, tức là hễ mở miệng ra là nhờ sự lãnh đạo của
đảng ủy cấp trên cho nên… Một hôm tôi bảo nó: "Cậu làm
lãnh đạo, chắc cấp dưới của cậu cũng nói nhờ có sự
lãnh đạo sáng suốt của cậu cho nên chúng tôi mới được
như ngày hôm nay, hình như đây là điệp khúc vĩnh cửu được
phổ cập toàn bộ lãnh thổ Việt Nam thì phải, điệp khúc này
đi vào hang cùng ngõ hẻm của tổ quốc, thậm chí đi vào hang
cùng ngõ hẻm trên cơ thể con người. Này cậu! Thú thực
trước đây tớ không biết ngủ với gái, nhưng nhờ có Đảng
lãnh đạo soi đường chỉ lối cho nên tớ mới biết ngủ với
gái, bây giờ tớ có được hai con cũng nhờ ơn sự lãnh đạo
sáng suốt của Đảng đấy!". Anh bạn tôi sợ tái mặt, nó
vội nói lảng sang chuyện khác rồi lấy lý do có việc bận
phải đi ngay. Từ đó nó không muốn tiếp xúc với tôi, có
thể nó giận tôi lắm, nhưng cũng rất có thể nó sợ gặp tôi
phải nghe những câu như trên, mà cho khéo còn bị mang tiếng là
người có chức có quyền nhưng lại đi chơi với "phần tử
xấu" như tôi làm ảnh hưởng đến sự nghiệp "cúi trên
nạt dưới" của nó.
Tôi không đi Tây đi Tàu bao giờ, tôi cũng
chẳng biết tiếng Tây tiếng Tàu, nhưng tôi thấy hai chữ
"lãnh đạo" ở nước ta đã được "thần thánh hóa",
thần thánh hóa đến nỗi làm cho người dân bị ngu muội! Sự
thần thánh hóa và sự ngu muội đã khiến những ai muốn có
vị trí "lãnh đạo" trong guồng máy Nhà Nước đều phải
biết cúi trên nạt dưới, và kẻ chỉ biết cúi đầu mà không
có ai để nạt lại chính là những người nông dân và những
kẻ làm công ăn lương. Ở Việt Nam, những người lãnh đạo
nghiễm nhiên được gắn cái tên "xếp": "xếp to",
"xếp nhỏ"; và các vị lãnh đạo cảm thấy khoái lỗ nhĩ
khi nghe cấp dưới chào mình bằng "xếp". Quần chúng thấp
cổ bé họng là số đông, là những phần tử "bị lãnh
đạo". Hiện nay ở Việt Nam có sự phân biệt: "kẻ được
lãnh đạo" và người "bị lãnh đạo", sự chênh lệch
giữa "được" và "bị" chính là sự bất công trầm
trọng trong xã hội. Thiết nghĩ, đã là trí thức nhất thiết
phải có tính trung thực: trung thực với chính những cảm xúc,
suy nghĩ và hành động của mình (trung thực ở đây không có
nghĩa là tuyệt đối trung thành), tuyệt đối không bao giờ nói
và hành động trái với lòng mình. Đã là trí thức nhất
thiết không chịu ngồi im, không chịu làm nô lệ cho bất cứ
ai hay bất cứ học thuyết nào, tức là họ luôn luôn có tính
chủ động trong việc tiếp thu kiến thức và phản biện lại
kiến thức nhằm nâng cao sự hiểu biết, họ không bao giờ
đắc trí với những thành quả của họ để đến nỗi cao
ngạo rồi dừng chân tại chỗ. Đã là trí thức nhất thiết
phải có tinh thần từ bi bác ái. Tôi thấy nhiều người có
học hàm học vị được khoác cái danh "đại trí thức"
nhưng lại rất hời hợt, giả dối, độc ác, hợm hĩnh, giả
vờ khiêm tốn, hèn nhát, hùa theo những cái xấu xa của giới
quan chức để vụ danh vụ lợi. Họ thường hay ngụy biện
một cách tinh vi mà chỉ có những bậc hiền trí mới nhìn ra
được những sự hời hợt giả dối của họ mà thôi. Và trong
số họ đã có những kẻ tạo ra "bức tường lý luận"
vững chắc khiến nhiều người chưa đủ khả năng tin theo, do
đó những kẻ này cũng là thủ phạm rất nguy hiểm ngăn cản
bước tiến của dân tộc. Có thể nói: hiểu thế nào là trí
thức là một đề tài sâu rộng, nhưng có một điều chắc
chắn mà tôi dám quả quyết rằng: nếu chúng ta chỉ quanh quẩn
với học thuyết Mác-Lênin và chúng ta khẳng định "vật
chất quyết định ý thức" thi chúng ta chẳng thể hiểu
được thế nào là trí thức.
<h2>Aduku Adk đã nói</h2>
Chúng ta phải cảm ơn PTH, CH, 3S… nhưng chẳng có gì mà phải
"NHỜ VÀO sự cởi mở của nhà nước" cả. Nhà nước buộc
phải "cởi mở" hơn chẳng qua vì sự thật càng ngày càng
thắng thế do tình hình chung của thế giới và sự đòi hỏi
của một nhân dân càng ngày càng bớt sợ hãi hơn.
<h2>Người Sài Gòn Thẳng Thắn đã nói</h2>
Làm gi có trí thức ở Việt Nam, có mấy ai ăn học cho cao rộng
mà thấy sai không dám nói, chi bo bo lo cho bản thân, như con chim
con muỗi vo ve kiếm ăn, mà chẳng bao giờ lo cho sự tồn vong
của cả dân tộc cho cộng đồng, trí thức đó sao? ! Tôi chán
các loại trí thức đó lắm rồi, Việt nam ta chỉ có loại ấy
thôi, đừng trách ông Hào làm gì, cùng tổ mà thôi ! Bà Hoài
hơi chua chát nhưng thẳng thắn.
<h2>Lãng Tử đã nói</h2>
Bác Chu Hảo có nói: "Tầng lớp trí thức theo định nghĩa mà
tôi hiểu chưa hình thành ở Việt Nam từ sau năm 1954 và sau năm
1975 ở Miền Nam."
Vậy thì đảng duy trì sự lãnh đạo của mình đối với ai
đấy chứ có phải đối với trí thức đâu.
Có phải hàm ý của bác Chu Hảo là thế này chăng: ai mà như
chị Hoài thì gọi là trí thức, còn ai vẫn công nhận sự lãnh
đạo của đảng thì chưa phải trí thức?
Suy diễn vậy cho vui cả làng nhé.
<h2><h2>Binhloanvien đã nói</h2>
Chúng ta cũng có thể coi bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài
như là một lời "động viên" trí thức trong nước. Nhiều
khi người ở trong không nhìn thấy hết được, người ở
ngoài dễ quan sát hơn.
Tôi không cho những bài viết như thế này có thể chia rẽ
được trí thức trong và ngoài nước, những người hiểu biết
thường rất độ lượng.</h2>
<h2>Ng. Việt đã nói</h2>
<div class="special_quote"><h2>Bà đã nói</h2>
Tôi đồng ý với nhà văn Phạm Thị Hoài.
Kiểu nói như ông Chu Hảo: "chưa nhất thiết giải thể sự
lãnh đạo của đảng cộng sản đối với trí thức ở trong
nước" là lối nói thay cho con cháu, dòng họ ông ta chứ không
phải ông đang nói cho gia đình anh Vươn đang ở trong tù và
[...]</div>
Câu này hay, nhưng chưa chắc đúng. Anh Vươn là một con người
dũng cảm, sẵn sàng hy sinh tất cả, nhưng chưa chắc anh đã
hiểu là phải phá bỏ cái ách nào để khỏi bị mất đất.
Anh dùng súng chỉ để bắn thằng bá KIến hiện đại ở quê
anh. Ngay cả lúc này, khi bị bắt rồi, anh vẫn tin là kẻ thù
của anh chỉ là mây thằng xã và đám xã hội đen quanh chúng
Trí thức là phải làm cho đại bộ phận dân chúng bị áp bức
như anh Vươn hiểu: <span class="underlined-text">phải giải quyết
vấn đề thể chế</span>.
<h2>Danluanvietnam đã nói</h2>
Chúng ta đã nghe nhiều cái mệnh đề: "Trí thức ở trong
lồng thì 'đành' phải nói thế". Nhưng cũng chính vì trí
thức trong lồng không thể vượt qua được nỗi sợ hãi mà
cái lồng nó tồn tại đến hôm nay.
<h2>Ba Xạo đã nói</h2>
GHÉT CẢ HAI
Ôi chao là ghét. Một ông đã lớn tuổi rồi hưởng không ít
bổng lọc bỗng dưng xưng xưng ĐẢNG & TRÍ THỨC. Một bà đang
ở nước ngoài cũng phân tích thêm Đảng & trí thức.
Hai vị đó làm như đó là 2 đối tượng khác nhau, đối lập
nhau, phủ định nhau.
Thời đại tiến bộ, chất xám đã trở thành nguồn lực xã
hội. Trí thức là công nhân thời đại mới và lãnh đạo
Đảng cũng là TRÍ THỨC cả.
Thậm chí lãnh đạo ĐẢNG hơn cả trí thức, hơn cả giáo sư
tiến sỹ vì suy cho cùng thì ai nuôi nấng đào tạo và phong
cấp hàm cho trí thức? Và những người lãnh đạo đảng mà
không phải là TRÍ THỨC CHÂN CHÍNH thì hóa ra họ là công nhân
chưa từng cầm búa, nông dân chưa từng lội ruộng cưỡi trâu.
Hài vãi.
Chính lãnh đạo Đảng là cỗ máy cái đẻ ra "giai tầng trí
thức XHCN" chứ còn ai? Nhưng chất lượng cỗ máy mà kém,
đạo đức guồng máy hư hỏng thì phải cần lắng nghe tầng
lớp trí thức ưu tú do mình đẻ ra khuyên răn và sửa đổi.
Có thế thôi, dài dòng làm gì.
Ngược lại các trí thức ưu tú phải phấn đấu tu dưỡng
đạo đức để trở thành lãnh đạo Đảng để Đảng ngày
càng xứng đáng hơn, nhất là học tập tư tưởng đạo đức
của cấp trên, cấp lãnh đạo.
Bà Phan Thị Hoài đúng là ăn nói sắc lẹm, giá mà Bà ấy
hiểu biết và dùng ngòi bút của mình đắc lực hơn và tự
nguyện núp dưới sự lãnh đạo của sở ngoại vụ và an ninh
văn hóa tư tưởng thì lo gì sự đi về ăn ở?
<h2>Montaukmosquito đã nói</h2>
Về lời bình của anh Ba Sàm, em có 1 số nhận định chung:
Em nghĩ BBC tóm tắt đúng ý của ô Chu Hảo, và bà Hoàn trả
lời đúng. Lý do, đây là tình trạng chung của giới trí thức
trong nước, dù có đứng trong bộ máy hay không. Mấy bài của
các "trí thức khả kính" như Hoàng Tụy, Nguyên Ngọc, nhóm
boxit vn, Trương Duy Nhất… cũng không xa trọng tâm ý tóm tắt
ô Chu Hảo của BBC, và cái consensus này được nhóm Diễn Đàn
và ông Trần Hữu Dũng khuếch âm.
Em hiểu sự tàn bạo của các chế độ độc tài, nhưng em mong
mọi người nhận ra gánh nặng một chế độ độc tài đổ
lên một quốc gia và dân tộc. Nếu không nhận ra, em lấy lại
một quan sát của chị Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm:
"Trong lần "cà phê được mời" gần nhất của tôi, có
người nói rằng: "Những gì Cù Huy Hà Vũ nói không sai!"
- Không sai sao lại bắt? - Tôi hỏi.
- Vì chưa đúng thời điểm và còn có động cơ chính trị. Ví
dụ điển hình là vụ "khoán hộ" của ông Kim Ngọc (tỉnh
Vĩnh Phúc) đó.
Tôi không tranh cãi, bởi biết nếu có tranh cãi cũng không đi
đến đâu"
http://menam0.multiply.com/journal/item/581
Tức là từ xưa tới giờ, đảng csvn bảo đảm tính tiên phong
của mình bằng cách triệt hạ tất cả những cá nhân có tư
duy cao và xa hơn đảng. Với tốc độ tiêu diệt trí thức
kiểu này, chúng ta có làm bao nhiêu cũng không kịp với tốc
độ "ngu dân hóa" của đảng. Và câu trả lời tại sao chưa
có một tầng lớp đúng nghĩa, là vì tất cả những người
trí thức đúng nghĩa đã, đang và sẽ được/bị đưa vào tù.
Vậy chưa biết chừng cái đầu tiên mà chúng ta phải làm là
từ chối mọi sự lãnh đạo của đảng csvn. Và những người
đối lập trung thành chỉ làm cho quá trình này chậm lại mà
thôi.
Nhắc lại câu em thích nhất trong bài này:
"Giải phẫu thẩm mĩ cho một chế độ toàn trị là giúp nó
tồn tại mĩ miều hơn."
<h2>Cục Đất đã nói</h2>
Tôi đồng ý với nhà văn Phạm Thị Hoài.
Không nên phát biểu kiểu như ông Chu Hảo: "chưa nhất thiết
giải thể sự lãnh đạo của đảng cộng sản đối với trí
thức ở trong nước"
Có 2 trường hợp xảy ra:
1. Ông thực lòng nghĩ thế: Ông là trí thức vớ vẩn
2. Ông nói dối vì sợ: Không nên nói, ông nên chọn cách im
lặng. (Im lặng cũng là một cách nói. Không ai bắt buộc mình
phải nói)
Dân đen VN đã nghe quá nhiều lời dối trá rồi, đừng nên
thêm sự dối trá nữa. Làm cho người dân phân tâm, rất nguy
hiểm.
Ông chỉ nói 1 nửa sự thật. Mà 1 nửa sự thật thì không
phải là sự thật.
Đây cũng là ước mong chung của tôi đối với các vị có lên
tiếng phản biện.
<h2>Lê Hữu Thế đã nói</h2>
Với một trí thức đã không nói thì thôi khi đã nói là phải
nói thật, có thể chúng ta nói lên cái sự thật đó sao cho
thật là khéo léo. Chu Hảo là một người mà tôi rất mực
kính trọng vì những gì ông làm ở NXB Tri Thức và những phát
biểu trên báo chí của ông trước đây, hầu như tấc cả sách
của NXB Tri Thức tôi đều mua hết vì giá trị tri thức của
nó. Nhưng khi đọc bài phỏng vấn của ông trên BBC vừa rồi
tôi thấy nó rất chưng hửng, giống như nhai cơm trúng sạn
vậy, tôi tự hỏi không biết ông có nói lên đúng suy nghĩ
của ông không?. Nếu những phát biểu của ông là đúng với
suy nghĩ của ông thì những phê phán của bà Phạm Thị Hoài là
không có gì để bàn cãi nữa, còn nếu những phát biểu là
không đúng với những suy nghĩ của ông thì ông là người
không trung thực. Sống trong một chế độ toàn trị sự thật
là trả giá đắt. Bà Phạm Thị Hoài và Dương Thu Hương khi
còn ở trong nước đã rất gay gắt và quyết liệt trong các
phát biểu của hai bà, có nghĩa là hai bà đã phơi bày cái sự
thật về thực trạng đất nước và xã hội này. Kết quả ra
sao nhỉ? Dương Thu Hương bị bắt giam, tôi không biết bà Phạm
Thị Hoài có bị bắt giam không?, sách và tác phẩm của hai bà
bị cấm in trên toàn cõi Việt Nam. Cả hai đều sống bằng
nghề viết mà tác phẩm bị cấm in thì đây là một sự trừng
phạt nặng nề, vì sao mà họ sợ tác phẩm của hai bà đến
thế, đơn giản vì nó nói lên sự thật thôi. Cả hai đều
rất quyêt liệt với con đường đi của mình, đã nói lên sự
thật và đã trả giá đắt. Họ đứng giữa hai sự lựa chọn,
ở trong nước thì phải im lặng, tô son trát phấn cho chế
độ, tiếp tục làm những anh hèn hoặc là ra nước ngoài mà
tiếp tục nói lên sự thật, họ đã chọn con đường thứ hai,
tôi tôn trọng sự lựa chọn của họ, phải cám ơn những
quốc gia dung nạp họ nếu không thì họ sẽ không biết đi
đâu về đâu với sự quyết liệt của mình. Nhà văn Nga
Alexander Solzhenitsyn cũng phải trả giá đắt, bị cầm tù và
phải sống xa tổ quốc khi phơi bày sự thật ở đất nước
ông.
<h2>Quang Dũng đã nói</h2>
Chu Hảo không chọn cách nói toạc ra tất cả – cái cách
"thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt" như một số người
khác. Trí thức có nhiều cách đóng góp cho xã hội khác nhau và
mỗi người tự lựa chọn cho mình cách đóng góp mà mình cho
là có lợi nhất cho xã hội, cho đất nước. Nói cái gì, nói
ở đâu, nói sao cho hôm nay nói và ngày mai cũng còn được nói,
được đóng góp chứ không phải nói xong rồi đi đếm kiến
hoặc không đến mức đếm kiến thì cũng không được xuất
hiện, được nói nữa.
<h2>Donghailongvuong đã nói</h2>
Thời phong kiến trí thức là phải phục vua, còn nay là phục
vụ Đảng.
Cái tâm lý này hằn sâu vào bao thế hệ người Việt rồi.
Muốn có sự thay đổi mang tính "cách mạng" thì phải thay
đổi từ văn hóa, cách hành xử từ bé, lúc còn học sinh.
Nói nôm na là phải biết bật lại, biến phản biện, suy nghĩ
độc lập ngay khi còn bé. Không chỉ trong giới khoa học, học
thuật mà cả những người lao động bình thường (như tôi).
Kể cả điều mình nói, suy nghĩ ra có thể là không đúng, hạn
chế về nhận thức…nhưng ít ra nó là suy nghĩ, nhận thức
của mình không phải a dua, tránh mếch lòng, dựa hơi vì một
mục đich nào đó.
Tạm thời lúc này chúng ta phải thay đổi việc nhìn nhận về
một thủ tướng A, tướng lãnh B, chính trị gia C….trên căn
bản là một người công dân, một người lao động theo một
đặc thù chuyên môn. Kể cả những ông chủ tịch nước, Đại
tướng về hưu thì xem như tiễn khách. Công trạng, quí mến,
được lòng dân và được tôn vinh là một chuyện khác.
(Gần đây xảy ra vụ gia đình anh Đoàn Văn Vươn, có ông
tướng 1 mắt vào phát biểu là y như rằng a xô lô vào dựa
hơi nhằm đỡ đòn. Việc phản biện của chúng ta dù là ai thì
phải dựa trên chính kiến, suy nghĩ, tình cảm của mình chứ
không phải dựa hơi, nghe ngóng một cách lom rom vào một ông
nào cả)
Kinh nghiệm mà tôi nhìn thấy ở công sở, xưởng máy khi có
ông sếp to nào đó đến thăm là công nhân cảm động rơi
nước mắt, sếp nhỏ thì đôn đáo bày vẽ (giả tạo) để
làm đẹp lòng sếp trên, công nhân ngồi cạnh sếp lớn làm
dúm dó, lắp bắp…..nhiều chuyện buồn cười lắm.
KẾT LUẬN : DÂN TRÍ VIỆT NAM THÌ RẤT CAO (cực nhiều trí
thức) NHƯNG DÂN KHÍ THÌ VẪN CÒN KHIÊM TỐN
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11351), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét