src="http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/08/10/110810095748_nguyen_minh_thuyet_304x171_bbc_nocredit.jpg"
/><div class="textholder">GS Nguyễn Minh Thuyết cho ý kiến của GS
Chu Hảo như sự phản tỉnh của một trí thức.</div></div>
<em>Sau khi BBC đăng ý kiến trả lời phỏng vấn của Giáo sư
Chu Hảo, qua bài viết "Bấm Đảng cần lắng nghe trí thức",
chúng tôi tiếp tục nhận được các ý kiến phản hồi, bình
luận về quan điểm của Bấm Giáo sư xung quanh chủ đề trí
thức và sự lãnh đạo của đảng cộng sản.</em>
<em>Ngoài ý kiến của nhà văn Bấm Phạm Thị Hoài đã đăng
riêng trong một bài viết trên mục diễn đàn của BBC hôm
17/01/2012, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một số bình
luận khác.</em>
<h2>Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc
Hội:</h2>
"Về phát biểu của Giáo sư Chu Hảo trên BBC, tôi có ý kiến
như sau. Tôi muốn hiểu ý kiến của GS Chu Hảo như là sự
phản tỉnh của một trí thức về vai trò, đóng góp của giới
mình đối với đất nước và dân tộc trong hàng chục năm qua.
"Tự phủ định nhiều khi là biểu hiện của thức tỉnh.
"Còn trên thực tế, khó có thể nói đến sự đứt đoạn của
tầng lớp này trong lịch sử. Khó có thể đồng ý rằng
trước một thời điểm nào đó, ở một nước có tầng lớp
trí thức, nhưng chỉ sau thời điểm đó, tầng lớp này bỗng
nhiên biến mất.
"Tài sản của người trí thức là tài sản trí tuệ, nó ở
trong đầu, trong tim, không ai có thể dễ dàng tịch thu hay xóa
bỏ nó như đối với tiền bạc hay nhà xưởng.
"Về ảnh hưởng của đảng cầm quyền hay nói rộng ra là
giới cầm quyền đối với tầng lớp trí thức, chắc chắn là
ảnh hưởng này rất mạnh.
"Nhưng chính sách của giới cầm quyền chỉ có thể hạn chế
hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức sáng tạo và
phát triển, chứ không quyết định được sự tồn tại của
cả tầng lớp này.
"Tôi tin rằng ngay cả dưới những chế độ tận diệt trí
thức như chế độ Tần Thủy Hoàng ở Trung Hoa hay chế độ Pol
Pot ở Campuchia trước đây, tầng lớp trí thức vẫn tồn tại,
dù công khai hay ngấm ngầm, để góp phần tỉnh thức dân tộc
đứng lên lật đổ chế độ tàn bạo và xây dựng lại đất
nước."
<h2>Tiến sỹ Khuất Thu Hồng – Viện Nghiên cứu Phát triển Xã
hội (ISDS):</h2>
"Xã hội Việt Nam đang trải qua những thay đổi rất lớn và
báo hiệu những bước ngoặt trong thời gian không xa. Tôi nghĩ
như vậy.
"Ý thức của người dân về quyền, về dân chủ, về sự
công bằng xã hội, yêu cầu về sự minh bạch và khả năng
giải trình của hệ thống quản lý ngày càng mạnh mẽ.
"Nếu Đảng CSVN và Nhà nước không có những hành động phù
hợp thì sự bức xúc sẽ ngày càng tăng và tạo thành căng
thẳng xã hội.
"Tôi hoàn toàn đồng ý với phát biểu của giáo sư Chu Hảo
về đội ngũ trí thức Việt Nam; tuy nhiên tôi cũng không rõ
Giáo sư căn cứ trên định nghĩa nào để nói rằng Việt Nam
chưa có trí thức theo đúng nghĩa của nó.
"Theo tôi đúng hơn là trí thức ở Việt Nam chưa được đối
xử theo đúng cách cần có. Trí thức Việt Nam được quản lý
mà chưa được tạo điều kiện để sáng tạo và phát huy trí
tuệ của mình một cách phù hợp.
"Chính vì vậy trí thức VN chưa thực sự sánh vai được với
các "cường quốc năm châu" như Hồ Chủ tịch mong muốn ngày
nào.
"Tôi nhất trí với GS. Chu Hảo rằng lãnh đạo Việt Nam chưa
lắng nghe trí thức, nói chung là ít lắng nghe, chứ không chỉ
trong năm qua.
"Tuy nhiên năm vừa qua do có nhiều sự kiện xã hội quan
trọng xảy ra nên việc lãnh đạo không lắng nghe sự cảnh báo
của giới trí thức càng làm cho bản thân giới trí thức thấy
mình không được tin tưởng.
"Về việc giải tán sự lãnh đạo của đảng đối với trí
thức, tôi nghĩ là sẽ rất khó vì nếu như vậy trong hoàn
cảnh Việt nam hiện nay thì trí thức sẽ càng trở thành một
nhóm ngoài lề.
"Ở nước nào cũng vậy, một đảng lên cầm quyền sẽ tập
hơp sức mạnh của toàn thể công dân của nước đó, bao gồm
tất cả các tầng lớp xã hội.
"Nếu đặt trí thức ngoài sự lãnh đạo của đảng đó thì
trí thức càng không thể phát huy vai trò của mình.
"Tôi nghĩ vấn đề là ở chỗ thay đổi cách đối xử đối
với trí thức, tin tưởng hơn, trọng dụng hơn.
"Đảng nào cũng vậy thôi, tin tưởng trí thức thì có nghĩa
là sẽ nắm được phần tinh túy nhất trong trí tuệ của dân
tộc và trong thời đại hiện nay thì đó là sức mạnh.
"Tôi sợ rằng đảng không tin tưởng trí thức, cho rằng trí
thức quá tự mãn hay quá yêu sách. Ngược lại trí thức cũng
ngại đảng đánh giá mình thế này thế khác nên cũng không
nhiệt tình lắm. Tóm lại cả hai bên đều ngại ngần và đề
phòng nhau. Đấy là hình dung của tôi, một người không phải
là đảng viên."
<h2>Một giáo sư triết học ở Việt Nam không muốn tiết lộ
danh tính:</h2>
"Cảm ơn BBC về cuộc trao đổi. Tuy nhiên, đây là vấn đề
hết sức nhạy cảm, đặc biệt vào thời điểm hiện nay để
trí thức tham gia vào cuộc đối thoại này. Hoàn cảnh của
nhiều trí thức ở trong nước như đã biết, không hèn nhát
nhưng cũng không thể 'điếc không sợ súng' được.
"Tôi có thể trao đổi mấy ý như sau về ý kiến của Giáo
sư Chu Hảo. Thứ nhất, tầng lớp trí thức Việt Nam vừa có
vừa không, tùy theo góc nhìn và đánh giá.
"Thứ hai, nó có thực, do Đảng và Nhà nước tạo ra và phục
vụ Đảng và Nhà nước.
"Thứ ba, nó chưa có theo nghĩa không có năng lực và bản lĩnh
phản biện xã hội và chưa thật sự vì nhân dân, vì sự phát
triển của xã hội theo đúng các mục tiêu mà mọi người dân
đều đồng tình: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh hiện đại hoá.
"Làm thế nào để có tầng lớp trí thức nhân dân?
"Tôi nghĩ cần phải đổi ngôi khinh trọng trong công thức cũ
"Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - Nhân dân làm chủ"
để thành công thức mới "Nhân dân làm chủ - Nhà nước quản
lý - Đảng lãnh đạo".
"Nhân dân sẽ thực sự làm chủ khi dựa vào tầng lớp trí
thức nhân dân, tức là tầng lớp trí thức của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân."
<h2>Phạm Xuân Nguyên – Nhà phê bình văn học:</h2>
<div class="boxright300"><img
src="http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/08/12/110812153704_pham_xuan_nguyen_304x171_phamxuannguyenblog_nocredit.jpg"
/><div class="textholder">Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói nhà
nước phải có một hệ thống pháp luật để cho tầng lớp
trí thức thực hiện được vai trò, sứ mệnh của
mình</div></div>
"Cũng như Giáo sư Chu Hảo nói về trí thức. Tôi nghĩ trí
thức là một tầng lớp và họ có tri thức và có bản lĩnh
độc lập của mình. Tất nhiên, dù là một tầng lớp đặc
biệt đi nữa, trí thức vẫn là công dân của một nước. Cho
nên họ hoạt động theo thể chế, trong luật pháp của nhà
nước hiện hành."
"Ở Việt Nam hiện nay là một nhà nước XHCN, do đảng cộng
sản lãnh đạo, tôi nghĩ, đảng lãnh đạo nhưng cũng phải qua
một hệ thống luật pháp, pháp luật.
"Như câu khẩu hiệu của đảng nêu ra xây dựng xã hội Việt
Nam thành một 'Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hiện
đại." Trong này có một từ là từ "dân chủ" mà trong quá
trình phát triển mới được đưa thêm vào như một mục tiêu
chiến lược lâu dài.
"Thế thì nhà nước phải có một hệ thống pháp luật để
cho tầng lớp trí thức thực hiện được vai trò, sứ mệnh
của mình.
"Tôi nghĩ khi đó mới có thể nói đến được sự phát
triển của đội ngũ trí thức Việt Nam, cũng như để đội
ngũ đó thực hiện được các vai trò, trách nhiệm của
mình."
<em>BBCVietnamese.com sẽ tiếp tục đăng bài và ý kiến về chủ
đề Đảng Cộng sản và Trí thức Việt Nam.</em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11350), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét