src="http://danluan.org/files/u1/sub02/ncv11.jpg" width="320" height="255"
alt="ncv11.jpg" /><div class="textholder">Thượng tướng Nguyễn Chí
Vịnh</div></div>
Có một thời (cũng chưa xa), ông Nguyễn Chí Vịnh là một trong
số nhân vật có khá nhiều <a
href="http://danluan.org/taxonomy/term/526?page=2">tin đồn nhân sự</a>.
Người ta nói ông sẽ làm việc này, hoặc là trên định cất
nhắc vào một việc kia. Ông Vịnh lại có thế mạnh là con trai
viên tướng nổi danh thời đầu chống Mỹ - ông Nguyễn Chí
Thanh. Vì thế tưởng như việc đưa vào cấp cục trưởng, rồi
tổng cục trưởng lên hàm thiếu tướng sẽ xuôi thuận ngay,
hóa ra không phải, là "bé cái nhầm" mới chết... Rồi khi
ông Vịnh đã vượt vũ môn, lên tới cấp tướng thì chức
thứ trưởng quốc phòng lại nghĩ cầm chắc ngay; ấy vậy mà
cũng phải trầy trật mãi.
Sao thế? Là do ông Nguyễn Chí Vịnh bị cản mạnh, bị chống
lại hết sức quyết liệt. Lời tố cáo ông Vịnh đến từ
nhiều đại thần, những vị lão thành cách mạng, đều các
bậc hiệt kiệt cả chứ không phải mấy chuyện phá đám quấy
rối từ đồng cấp các cỡ.
Mà không phải nghe nói hoặc tin đồn gì đâu nhé. Đây toàn
làđơn thư chính thức chính danh, những tài liệu dầy cộp khi
trình bày khi can gián hoặc tố giác với cấp trên, tận cấp
đỉnh quốc gia chứ không loàng xoàng cấp bộ, cấp cục. Số
lượng nhiều vô kể, như có thể chất đầy các văn phòng
trung ương và dồn ứ trên mạng internet. Các tài liệu và lập
luận chống ông Chí Vịnh tập trung vào tư cách đạo đức,
vào các việc làm sai trái – nhất là mưu mô bè pháiđể hại
người lương thiện, cốt vinh thân phì gia hồi ông trong dàn
cán bộ khung chủ chốt ở cục, sau này đứng đầu một tổng
cục hết sức quan trọng của quân đội.
Lời tố giác đúng-sai thế nào chắc chỉ ở những cấp cực
cao, hoặc sau này là lịch sử thì mới có thể phán xét nổi.
Còn với những công dân bình thường như đông đảo chúng ta
thì chưa nên bàn soạn tham gia vào mấy câu chuyện đó để làm
gì.
Còn một chuyện cuối cùng rất quan trọng nữa, đó là con
đường bước qua cổng đỏ của ông Nguyễn Chí Vịnh, ngụ ý
là việc vào ngồi ghế trung ương của ông. Đã từng xuất
hiện tin đồn từ lâu là ông Vịnh sẽ vào trung ương khóa nọ
khóa kia. Tất cả vẫn cứ trật khất mãi để tới khóa 11
này. Ông Vịnh không những lên chức thứ trưởng quốc phòng
trước đó mà lại tiến vào trung ủy chính thức thẳng một
lèo chứ chẳng có qua cầu dự bị dự khuyết như con cái ngay
cả mấy nhà dòng dõi khác.
Tuy chỉ ngồi ở ghế thứ trưởng nhưng ông Chí Vịnh hơn năm
qua đã có những hoạt động về quốc phòng hết sức nổi
bật. Nó có ý nghĩa vượt lên tầm công việc một bộ một
ngành. Ông Vịnh xuất hiện như một đối tác đầy quyền uy
quân sự của Việt Nam trước các đồng nghiệp Trung Quốc,
Mỹ, Pháp, Ấn Độ và nhất là trong khuôn khổ hợp tác quốc
phòng khối Asean. Ông Nguyễn Chí Vịnh ghi điểm liên tiếp trên
mặt trận đối ngoại trong hơn năm qua. Trong lĩnh vực và hoạt
động quốc phòng với nước ta lúc nào cũng là một bộ ngành
đầy sức mạnh, một viên tướng mới nổi có được năng
lực thể hiện cả ở trong nước và cả đối ngoại đều
sắc sảo như trường hợp ông Nguyễn Chí Vịnh thì đúng là
lâu nay mới hội đủ ở trong một con người.
Cho nên với góc nhìn của những người theo dõi
thường xuyên đời sống chính trị ở nước ta thì ông Nguyễn
Chí Vịnh hồi trước kia từng là ẩn số thì nay vẫn tiếp
tục là một ẩn số. Đây là thứ ẩn số chính trị. Nghĩa là
trên chính trường ông đang và sẽ đóng vai trò gì là đúng
vai. Và thật sự là chưa lường hết được cơ chế này, hệ
thống chính trị chính thống hiện tại người ta sẽ sử dụng
tài ba công cán của ông Vịnh tới đâu và mức độ nào. Tức
là bước đường công danh của vị thượng tướng mới phong
này thế là đủ để dừng lại chưa? Hay ông Vịnh còn có
những bước tiến ngoạn mục nào khác trong một tương lai
gần? Ông Vịnh tuổi Đinh Dậu, sinh 1957, đã vượt cái tuổi
quy hoạch, không còn trong vườn ươm nữa rồi, vậy nay là cái
đoạn cắt đặt ngay, ở vào một chức tước cao tới như thế
nào mà thôi...
Thật cũng rất khó mà suy đoán trong tình hình phức tạp và
nhất là chưa ngã ngũ về các mối tương quan lực lượng, về
lợi ích phe nhóm thời hiện tại như thế này thì ông Nguyễn
Chí Vịnh có biết cân bằng để nghiêng và chốt về bên nào;
và liệu ông Vịnh có đủ tài đủ lực để trụ vững, rồi
không những thế còn tiến thêm lên, kiểu tọa hưởng kỳ
thành, ngư ông đắc lợi trong một tình thế đất nước và
thế giới nhiều chuyển động lớn như lúc này... Ai cũng hiểu
đó là những điều cực khó, đều còn là những ẩn số hết
tất cả...
Báo Tuổi trẻ không hiểu có dự cảm gì trước bước đường
chính trị của nhân vật Nguyễn Chí Vịnh mà số xuân năm nay
dành hẳn bài viết dài về ông thượng tướng Vịnh. Đây đơn
thuần chỉ là việc lựa chọn ngẫu nhiên đi từ một con
người có các hoạt động "nghề nghiệp" nổi bật của
một năm?... Hay đó lại là một chỉ dấu của các tiên đoán
về chính trị và chính trường của báo chí truyền thông "nhanh
chân" khi đề cập sớm đến một số nhân vật đang là "ẩn
số" cho vài ba năm trước mặt? Đúng thế thì tờ báo của
tuổi trẻ là rất nhạy bén...
Vệ Nhi g-th
<center>* * *</center>
<em><strong>Bài viết trên báo Tuổi trẻ Tp Hồ Chí
Minh</strong></em>
<center><h2>TÔI TỰ HÀO VỚI QUÂN HÀM "BINH BÉT"</h2></center>
Một chiều cuối năm, chúng tôi gõ cửa căn nhà nằm sâu trong
ngôi làng ven sông, nơi ít nhiều còn giữ được sự yên tĩnh
của chốn làng quê dù chỉ cách hồ Gươm hơn mười cây số.
Một người đàn ông trong bộ quần áo giản dị ra mở cửa
đón khách. Đó là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ
trưởng Bộ Quốc phòng.
<div class="rightalign"><em>ĐÀ TRANG - VÕ VĂN THÀNH - LÊ KIÊN thực
hiện</em></div>
Chủ nhà chọn nơi tiếp khách là thư viện gia đình, nơi chứa
cả ngàn đầu sách và tài liệu. Có đủ loại sách về tư
tưởng của các vĩ nhân, sách nghiên cứu, tiểu thuyết võ
hiệp, truyện trinh thám... Tất cả dều gọn gàng ngăn nắp và
được xếp theo chủ đề. Bất ngờ, tướng Vịnh hỏi chúng
tôi đã đọc hai tập sách "Hồng Kong thuở ấy" chưa? "Một tác
phẩm hay của James Clavell, tên nguyên bản là Tai-Pan. Rất đáng
tìm đọc, nhiều khi văn học và lịch sử giúp ta sáng lên ý
tưởng cho những vấn đề thời sự hiện nay".
<h2>MONG TỔ CHỨC DU LỊCH RA TRƯỜNG SA</h2>
<div class="boxright200"><img src="http://danluan.org/files/u1/sub02/cv2.jpg"
width="200" height="193" alt="cv2.jpg" /></div>
Khách và chủ nhà trò chuyện từ chập tối đến tận khuya,
bắt đầu từ câu chuyện về những ngày giáp Tết cách đây
vừa tròn một năm. Tướng Vịnh kể: - Cuối năm, tôi ra
Trường Sa, đi chúc tết bộ đội và nhân dân trên đảo. Đây
không phải lần đầu đến với Trường Sa nhưng đúng là chỉ
sau một vài năm không ra đảo, tôi đã thấy được sự thay
đổi ở đây lớn lao biết chừng nào. Tôi đến từng gia đình
trên đảo, trò chuyện với bà con, nhiều người nói với tôi
rất ngắn gọn: "sống được". Có thể thấy sự hài lòng về
cuộc sống bình yên ánh lên trong mắt họ. Trường Sa bây giờ
cơ bản "điện thừa nước đủ". Đêm xuống, khi chúng ta ngẳm
Trường Sa sẽ thấy như một thành phố nổi trên biển lung linh
với những ánh đèn rực sáng. Cũng như nhiều người khác có
dịp ra Trường Sa, tôi thắp hương ở đền thờ Bác Hồ, ngôi
đền xây dựng rất trang nghiêm ở đảo Trường Sa Lớn. Chúng
ta cũng đã có các ngôi chùa ở đảo Trường Sa Lớn và Song
Tử Tây. Tại mỗi nơi có một tượng phật ngọc do Liên đoàn
Phật giáo thế giới trao tặng Thủ tướng Chính phủ và
được Thủ tướng cung tiến ra Trường Sa. Hai tượng phật
ngọc này rất quý giá không những về giá trị, mỹ thuật mà
còn về ý nghĩa tâm linh. Có một điều đặc biệt là mỗi
viên gạch, mỗi viên ngói xây dựng các công trình trên đảo
đều có dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
quốc huy. Tôi nhớ bữa cơm đầu tiên ở Trường Sa, khi anh em
bộ đội làm thịt một con lợn nuôi trên đảo để đãi khách
quý, miếng thịt mặn chát. Vị mặn biển Đông chứ không
phải mặn do chế biến. Và dư vị ấy thì còn mãi. Vào dịp
Tết, khách ra đảo thường được tặng một quả bàng vuông.
Tôi đã đem quả bàng đó về đặt lên bàn thờ Tổ quốc, như
một thứ quà mới bổ sung vào mâm ngũ quả Tết truyền thống
dân tộc...
<em>* Nếu không phải với tư cách một vị tướng mà là một
công dân, ông mong muốn điều gì sau khi ra Trường Sa?</em>
- Tôi mong muốn khi có điều kiện thuận lợi, chúng ta tổ
chức cho bà con trong nước cũng như Việt kiều yêu nước đi du
lịch ra Trường Sa. Đây sẽ là một điểm du lịch vô cùng ý
nghĩa. Những chuyến công tác nước ngoài, nếu có dịp tiếp
xúc với bà con Việt kiều, tôi thường kể câu chuyện Trường
Sa và sau khi nghe thì bà con rát ngạc nhiên, xúc động. Tôi tin
rằng là người Việt Nam, bất cứ ai có dịp ra Trường Sa thì
tình cảm của họ đối với đất nước sẽ có những thay
đổi rất lớn. Và họ sẽ hiểu đất nước mình đã làm tất
cả những gì có thể để bảo vệ Trường Sa, bảo vệ chủ
quyền trên biển Đông.
<em>* Bất cứ người Việt Nam nào cũng quan tâm đến chủ
quyền Tổ quốc, quan tâm đến vận mệnh của quê hương, xứ
sở. Sau một năm Việt Nam có rất nhiều sự kiện quan trọng
về kinh tế, đối ngoại, quốc phòng..., ông đang nghĩ gì về
tương lai đất nước?</em>
- Trong bất cứ giai đoạn nào của mỗi đời người hay lớn
hơn là mỗi quốc gia, những cơ may, vận hội luôn đi kèm với
thách thức. Điều quan trọng là chúng ta phải nhìn thấy những
vấn đề sẽ quyết định đến sự phát triển lâu dài của
đất nước. Đất nước chúng ta hôm nay bộn bề các vấn đề
cần giải quyết, nhưng suy nghĩ của tôi là thế nước đang
lên. Nếu nhìn vào đại cục sẽ thấy có rất nhiều lý do
để nhận xét như vậy. Đầu tiên phải nói đến là chúng ta
có sự ổn định chính trị, giữ được trật tự xã hội và
bảo vệ vững chắc bờ cõi quốc gia. Về kinh tế, Việt Nam
vẫn là một nước đang phát triển, nhưng theo thời gian thì
ngày càng có nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nền kinh tế
thị trường đầy đủ với định hướng xã hội chủ nghĩa,
chính là nền kinh tế thị trường không có hai giá, không phân
biệt công tơ. Trong quan hệ quốc tế, chúng ta có được sự
tin cậy của bạn bè quốc tế. Người ta tin chúng ta thân
thiện, chúng ta thực tâm mong muốn hợp tác phát triển với
cộng đồng quốc tế. Có thể thấy rằng trong 5 - 10 năm tới
còn nhiều khó khăn, nhưng đất nước sẽ có những bước phát
triển, với một điều kiện giữ bằng được ổn định chính
trị và định hướng quản lý thống nhất của Nhà nước, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
<em>* Vậy đâu là tời cơ và đâu là thách thức của đất
nước ta về mặt quốc phòng an ninh, theo suy nghĩ của một nhà
quân sự?</em>
- Với tư cách một nước đang phát triển và cần có môi
trường hòa bình, ổn định để phát triển, vấn đề đặt ra
cho Việt Nam là những câu chuyện mà các nước lớn đang nói
với nhau có ảnh hưởng gì đến chúng ta? Cần phải đặt câu
hỏi này trong một bối cảnh quốc tế đang có những thay đổi
rất cơ bản, rất lớn lao, nhất là sau những sự kiện như ở
Bắc Phi - Trung Đông và trước đó ở Afghanistan, Iraq, Nam Tư...
Ở đâu cũng vậy, khi có lợi ích thì mọi bên đều muốn can
dự. Tất nhiên nếu đã can dự thì sẽ có điểm đồng nhưng
cũng có điểm bất đồng, chính vì vậy những vấn đề an ninh
khu vực của chúng ta tự nhiên nóng lên. Chúng ta đã nghe những
tuyên bố về chủ quyền của một số nước và đã nghe những
thông điệp rất mạnh mẽ... Đằng sau những lời phát biểu
đó, thấp thoáng đâu đây các tàu sân bay, chiến hạm, các máy
bay thế hệ mới... Nguy cơ lớn nhất chính là một cuộc chạy
đua vũ trang mới, một cuộc chiến tranh lạnh mới và một
chiến lược "ngoại giao chiến hạm" mới của các nước lớn.
Điều này đã manh nha xuất hiện ở khu vực. Chúng ta phản
đối, không đồng tình với xu hướng phát triển như vậy,
đồng thời tuyệt đối không cuốn theo chiều hướng đó. Với
những người yêu hòa bình, những quốc gia yêu hòa bình thì
phải làm hết sức để ngăn chặn và hòa giải nguy cơ trên,
không được để va chạm của các nước lớn ảnh hưởng
đến hòa bình khu vực và sự ổn định của đất nước mình.
<em>* Nhưng biển Đông có yên tĩnh hay không, đâu chỉ phụ
thuộc vào Việt Nam?</em>
- Trong vấn đề biển Đông phải xem xét trên những vấn đề
về lịch sử, những tuyên bố về chủ quyền và lợi ích
quốc gia. Đâu là nguyên tắc giải quyết vấn đề lợi ích?
Có ba điểm cơ bản. Thứ nhất, chủ quyền của mỗi nước.
Đây là điểm bất di bất dịch, không thay đổi. Chúng ta muốn
có hòa bình, muốn ổn định để phát triển những cũng sẵn
sàng chấp nhận tất cả để giữ được chủ quyền lãnh
thổ. Thứ hai, chia sẻ lợi ích. Chia sẻ chủ quyền lãnh thổ
là không thể, nhưng chia sẻ lợi ích có thể trở thành con
đường để giải quyết những khác biệt, tranh chấp. Thứ ba,
phải tuân thủ luật pháp quốc tế và không để các thế lực
khác chen vào, can dự vào những vấn đề của chính chúng ta.
Trong các mối quan hệ an ninh của thế giới, không có mối quan
hệ nào đơn thuần giữa hai nước với nhau. Một vấn đề nào
đó giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn gắn với bàn cờ chung
của thế giới, nhưng trong những vấn đề của hai nước thì
Việt Nam và Trung Quốc là hai người chơi chủ yếu, sao cho
không để bên khác chen vào trục lợi. Nguyên tắc cơ bản là
anh này phải tôn trọng chủ quyền và lợi ích của anh kia. Ví
dụ như việc Trung Quốc tuyên bố về đường lưỡi bò có
lợi cho ai? Tôi nghĩ rằng không có lợi cho Việt Nam và cũng
hoàn toàn không có lợi cho Trung Quốc, mà đã làm dấy lên dư
luận quốc tế không tốt cho Trung Quốc, có lợi cho các thế
lực khác. Ta phải giữ cho được toàn vẹn chủ quyền lãnh
thổ, độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế; quan tâm xây
dựng tiềm lực của đất nước, trong đó quan trọng nhất là
tiềm lực kinh tế, không ngừng cải thiện đời sống người
dân. Và cũng phải đặc biệt chú ý đến quan hệ quốc tế
để có sự ủng hộ của cộng đồng thế giới, ngay cả khi
trời yên biển lặng cũng như lúc phong ba sóng lớn. Chúng ta
không tham gia vào những xung đột lợi ích của các nước lớn
và điều tôi muốn nói là Việt Nam phải tránh mọi cuộc
chiến tranh, trước hết là những xung đột trên biển Đông.
Nếu có chiến tranh, có xung đột thì sẽ là thảm họa của
dân tộc và là bất hạnh cho từng gia đình.
<h2>TÔI RẤT THÍCH LẮNG NGHE CÁC BẠN TRẺ TRÒ CHUYỆN</h2>
<em>* Nhìn lại năm qua, trước những sự kiện liên quan đến
biển Đông, nhiều bạn trẻ đã xuống đường để biểu thị
lòng yêu nước. Ông có điều gì muốn nói với họ?</em>
- Nếu được, tôi chỉ muốn chia sẻ suy nghĩ của mình với
các bạn trẻ như một người bạn. Với lòng yêu nước, với
phản ứng của tuổi trẻ, việc một số bạn trẻ xuống
đường để biểu thị thái độ của mình là điều có thể
hiểu được. Nhưng mục đích cuối cùng của tất cả chúng ta
là giữ được chủ quyền trên biển Đông. Từ cách tiếp cận
đó, chúng ta sẽ thấy rằng đâu phải phản ứng ngay mà đạt
được mục đích. Điều quan trọng nhát là làm đất nước
mình mạnh lên, trước hết là ổn định về chính trị. Không
ổn định về chính trị thì không thể có đất nước mạnh.
Nhìn ra thế giới chúng ta dễ dàng thấy điều đó. Trong tác
phẩm "Hồng Kong thuở ấy" cũng đã nói lên một điều, với
bất cứ quốc gia nào khi đất nước mạnh lên, theo đó chủ
quyền sẽ được thu hồi và bảo vệ đầy đủ. Ở đây có
một vấn đề chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa, đó là
lòng dân. Chính quyền phải luôn nhớ rằng phải có sự ủng
hộ của nhân dân, ngược lại nhân dân cũng cần chia sẻ với
chính quyền trong những thời điểm khó khăn. Để đất nước
mạnh lên, chúng ta phải làm chủ về khoa học kỹ thuật, phải
có sức mạnh kinh tế... và nói đến những vấn đề này thì
chỉ có thể trông cậy vào thế hệ trẻ. Chính những người
trẻ bằng năng lực hội nhập, bằng ý chí vươn lên mạnh
mẽ, bằng sự hiểu biết sâu sắc về khoa học kỹ thuật sẽ
định vị thế đứng Việt Nam trên trường quốc tế. Không
phải ai khác, chính các bạn trẻ sẽ là những người nghĩ ra
các giải pháp để đóng góp cho Nhà nước trong việc giải
quyết từng bước vấn đề biển Đông. Tôi muốn nói rằng
bờ mạnh thì biển mới vững, người giỏi thì đất nước
mới hùng cường. Tất nhiên, khi đất nước thật sự cần,
tuổi trẻ sẽ là những người đầu tiên dám hi sinh tất cả
vì Tổ quốc mình.
<em>* Bằng trải nghiệm của mình, ông nhìn thấy điều gì ở
các bạn trẻ hiện nay?</em>
- Tôi rất thích lắng nghe các bạn trẻ trò chuyện. Nhiều lần
tôi đi cùng một vài bạn đang ở độ tuổi thanh niên đến
quán cà phê hoặc những nơi mà các bạn trẻ gặp gỡ nhau. Tôi
lắng nghe các bạn trẻ nói về tình hình đất nước, về kinh
tế, về chính trị, về biển Đông... Có thể điều này,
điều khác các bạn nói chưa đúng hoặc chưa thật chuẩn xác,
nhưng đó là tiếng nói của tương lai đất nước và cũng
chính là một trong những thước đo chính xác nhất về thời
cuộc. Một số ý kiến cho rằng thanh niên bây giờ kém hơn
trước đây, dường như ích kỷ hơn, dường như quan tâm đến
các thú vui chơi giải trí nhiều hơn, nhưng tôi không nghĩ như
vậy. Thanh niên lúc nào cũng là thanh niên và chúng ta hoàn toàn
tin tưởng vào tương lai đất nước nếu nhìn vào lớp trẻ
hiện nay. Chỉ có điều phải làm sao để những giá trị
truyền thống, những điều tích cực về quản lý và giáo dục
thanh niên trước đây phát huy được trong bối cảnh mới. Cũng
có ý kiến nói giới trẻ Việt Nam "trưởng thành chậm", với
ý là chúng ta chưa có những người trẻ ở vào vị trí dẫn
dắt cộng đồng, trong khi nhiều cường quốc trên thế giới
có lãnh đạo ở độ tuổi rất trẻ... Trước hết, phải nói
về phong tục tập quán châu Á, thông thường muốn ở vào vị
trí dẫn dắt thì phải là một người từng trải, nhiều kinh
nghiệm. Bên cạnh đó, cơ chế cán bộ của ta khác so với
nhiều nước. Nhưng hiện nay, nhiều bộ ngành của chúng ta có
cán bộ các cấp ở vào độ tuổi khá trẻ, ví dụ như Bộ
Ngoại giao với rất nhiều đại sứ trẻ, hay là nhiều tập
đoàn, tổng công ty kinh tế mạnh với không ít gương mặt lãnh
đạo rất trẻ, rất giỏi...
<em>* Ông nói muốn biết thanh niên hiện nay đọc gì. Vậy qua
quan sát của ông, giới trẻ đang đọc gì?</em>
- Những lúc có thời gian rảnh rỗi, tôi hay ra phố bán sách ở
Nguyễn Xí, không chỉ để chọn sách cho mình mà còn muốn
biết thanh niên hiện nay đang đọc cái gì. Trước sự bùng nổ
thông tin và phát triển vượt bậc của công nghệ, văn hóa
đọc phần nào đã bị mai một. Đây là điều đáng buồn.
Trước đây, đã có những cuốn sách gối đầu giường, góp
phần hình thành nên nhân cách của cả một thế hệ như "Thép
đã tôi thế đấy", "Chiến tranh và hòa bình"... Hiện nay,
dường như các cuốn sách đó ít được nhắc đến. Các bạn
trẻ bây giờ đọc về thời cuộc rất nhiều, tham gia mạng xã
hội rất nhiều... nhưng dường như chưa được chăm lo cung
cấp và định hướng thông tin ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường. Tôi nghĩ rằng đó là vấn đề của các nhà quản
lý, của báo chí truyền thông cần cung cấp thông tin cho thanh
niên một cách đầy đủ, chính xác và tự các bạn thanh niên
sẽ nhận thức được nên đọc gì, làm gì. Chúng ta chỉ sợ
các bạn trẻ bàng quan với thời cuộc.
<em>* Chị gái ông, bà Nguyễn Thanh Hà, từng nhận xét em trai
mình hồi nhỏ "rất bướng bỉnh, nghịch ngợm..." Cha ông -
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - từng gọi ông là "binh bét"...
Ông có thể chia sẻ điều gì về kỷ niệm tuổi thơ?</em>
- Từ khi 4 tuổi, tôi đã được ba thêu trên ve áo hai miếng
dạ màu đỏ không sao không gạch. Ba gọi chức của con trai là
"binh bét" và luôn bảo rằng khi lớn lên con đường của tôi
là đi bộ đội. Nay mang trên vai quan hàm thượng tướng, tôi
rất tự hào và biết ơn Đảng, Nhà nước, biết ơn quân
đội. Nhưng niềm tự hào theo suốt cuộc đời tôi, đã ăn vào
máu thịt tôi từ thuở ấu thơ chính là chức "binh bét" mà ba
tôi đặt. Niềm tự hào ấy còn được nhân lên khi tên tôi
cũng chính là tên khai sinh của ba tôi: Nguyễn Vịnh. Tôi là con
người của đời thường với ba chỗ dựa: công việc, những
người thân và bản thân mình. Tôi tự tin vào chính mình, nếu
không làm nghề này thì cũng có thể làm việc khác, nhưng dù
làm nghề gì đi nữa thì số phận cũng đã sắp đặt cho tôi,
suốt đời tôi chỉ là một người lính. Và cũng như bất cứ
người Việt Nam nao, tôi quan tâm đến tương lai đất nước.
Dù ở thời đại nào, sự mất còn của đất nước, thịnh suy
của dân tộc đều gắn với trách nhiệm của mỗi người dân
bình thường đối với đất nước. Đó là điều tôi luôn quan
tâm và hướng tới.
<center><img src="http://danluan.org/files/u1/sub02/cv3.jpg" width="300"
height="192" alt="cv3.jpg" /></center>
<center><em>Bác Hồ và gia đình các ông Nguyễn Chí Thanh, Trần
Đăng Ninh và Nguyễn Sơn tại Phủ Chủ tịch, tháng 1-1968. Ông
Nguyễn Chí Vịnh lúc ấy là cậu bé đứng bên Bác. (Ảnh tư
liệu gia đình)</em></center>
<center><img src="http://danluan.org/files/u1/sub02/cv4.jpg" width="356"
height="400" alt="cv4.jpg" /></center>
<center><em>Gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại nhà số 34
Lý Nam Đế, năm 1964. (Ảnh tư liệu gia đình)</em></center>
<center><img src="http://danluan.org/files/u1/sub02/cv5.jpg" width="300"
height="398" alt="cv5.jpg" /></center>
<center><em>Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và "binh bét" Nguyễn Chí
Vịnh, năm 1963. (Ảnh tư liệu gia đình)</em></center>
<center><img src="http://danluan.org/files/u1/sub02/cv6.jpg" width="500"
height="94" alt="cv6.jpg" /></center>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11386), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét