Nguyễn Quang Thiều - Tiền bạc, ruộng đồng, và... thân phận của người nông dân

<em><strong>Vụ việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng đã cho thấy một
cách xử lý bất hợp lý của chính quyền địa phương với
người nông dân. Điều hệ trọng hơn là chính quyền đã không
hiểu và không có cảm xúc về lịch sử và công lao của
người nông dân với ruộng đồng của họ.</strong></em>

Trong đời sống của người nông dân Việt Nam, theo tôi, đã có
hai cuộc cách mạng to lớn. Cuộc cách mạng thứ nhất là khi
người nông dân thoát khỏi ách nô lệ và được chia ruộng
đất. Cuộc cách mạng thứ hai là khi người nông dân được
toàn quyền canh tác trên ruộng đồng của mình. Khởi đầu
cuộc cách mạng này chính là "khoán 100", sau đó là "khoán
10". Kỳ tích khoán sản phẩm trong nông nghiệp đó đã đưa
nông nghiệp Việt Nam thoát ra khỏi thời kinh tế tự cung tự
cấp, tạo dựng vị trí thứ hai về xuất khẩu gạo cho nước
ta trên thị trường thế giới. Công đầu này thuộc về
người nông dân Hải Phòng. Tôi đã nói về hai cuộc cách mạng
này và cuộc cách mạng thứ ba mà người nông dân đợi chờ.
Đó là cuộc cách mạng về tư duy canh tác trên cánh đồng của
họ. Để cho đời sống của người nông dân hay nông nghiệp
Việt Nam thực sự có một bước ngoặt lớn cần phải có
cuộc cách mạng thứ ba. Nhưng khi cuộc cách mạng thứ ba mới
bắt đầu thì một biến động lớn đã xảy đến với họ.
Đó là khi, phong trào xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp,
sân gofl được khởi động. Nhu cầu chuyển đổi cơ cấu nền
kinh tế để phát triển đã làm thu hẹp ruộng đồng. Chính
sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một tất yếu trong quá
trình phát triển, nhưng nó đã không được thực hiện đồng
bộ khiến cho một bộ phận nông dân mất hẳn công cụ sinh
nhai.

Những người nông dân cho dù cố để bảo vệ ruộng đồng
của họ thì cuối cùng vẫn bị phá vỡ. Họ không có khả
năng chống cự lâu dài được. Đến lúc đó, có những điều
tồi tệ sẽ đến. Và vụ việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng là
một trong những điều tồi tệ đó.

Tôi hiện đang sống ở thị xã Hà Đông. Nhà tôi có sổ đỏ.
Mấy năm nay tôi rất muốn làm lại ngôi nhà cho hợp lý. Nhưng
tôi không dám làm. Lý do duy nhất là tôi sợ làm xong có thể
bị chuyển đi nơi khác. Vì chỗ tôi ở liền với một khu
đất rộng vốn là khu triển lãm của tỉnh Hà Tây cũ. Tôi cứ
nghĩ đã là một công trình, một địa chỉ hay một không gian
văn hóa thì không bao giờ người ta lấy để làm những việc
khác. Nhưng một ngày, khu triển lãm bị san bằng và mảnh đất
rộng có thể nói đẹp nhất thị xã Hà Đông đã được bán
cho một nhà đầu tư để làm trung tâm thương mại và căn hộ
cao cấp. Và cái trung tâm này có thể sẽ thôn tính khu nhà
chúng tôi đang ở cho trọn vẹn thông qua một quyết định nào
đó nhiều lúc rất mơ hồ của chính quyền địa phương nhưng
đố ai dám cưỡng lại. Khu triển lãm đã bị san phẳng hơn
bốn năm nay rồi nhưng chẳng thấy ai làm gì. Nó trở thành bãi
đất hoang đầy rác rưởi hôi thối.

Tôi muốn kể ra câu chuyện trà dư tửu hậu mà có lẽ ai cũng
đã từng nghe, còn tôi thì được trải nghiệm với tư cách
người trong cuộc, đó là có hôm một vị là quan chức nói
với tôi "Nếu nhà văn muốn đi nơi khác thì chúng tôi chỉ
dịch bút xuống là đi, nếu nhà văn muốn ở lại chúng tôi
chỉ nhích bút lên là ở lại".

<div class="boxright300"><img
src="http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=165389" /><div
class="textholder">Sự kiện Tiên Lãng làm cho tất cả những
người hiểu biết và có lương tâm đau đớn và cay đắng.
Ảnh: NLĐ</div></div>

Tôi kể câu chuyện trên để nói rằng: vụ việc ở Tiên Lãng
, Hải Phòng đã cho thấy một cách xử lý bất hợp lý của
chính quyền địa phương với người nông dân. Điều hệ
trọng hơn là chính quyền đã không hiểu và không có cảm xúc
về lịch sử và công lao của người nông dân với ruộng
đồng của họ. Để có được cơ ngơi như hiện nay, gia đình
anh Đoàn VănVươn đã hy sinh bao công sức hơn mười năm cùng
bao buồn vui, cười khóc. Nếu hiểu biết và có khả năng rung
cảm trước điều ấy, không một chính quyền nào lại hành
xử như Tiên Lãng đã hành xử. Chính quyền địa phương có
thể thỏa thuận với gia đình anh Vươn để có quyết định
đúng nhất vừa đảm bảo cho lợi ích của nhà nước và lợi
ích của người dân. Nhưng lý giải của chính quyền địa
phương chỉ đúng một nửa. Nếu đúng luật như vậy thì hoăc
chưa hiểu luật hoặc đã vô cảm hóa luật. Bộ luật nào cũng
chứa đựng hai yếu tố cơ bản: sự nghiêm minh và tính nhân
văn. Người được ưu tiên hàng đầu cho việc đấu thầu lại
khu đầm đó phải là gia đình anh Vươn. Trong cụ thể trường
hợp này, không thể để cho những người đấu thầu khác lấy
tiền để đẩy gia đình anh Vươn ra khỏi nơi họ đã đổ mồ
hôi nước mắt dựng lên. Nếu áp dụng luật như vậy, những
người nhiều tiền sẽ từng bước đẩy những người nghèo ra
khỏi mảnh đất mà có khi cả mấy đời trong gia đình họ đã
tạo dựng và bảo vệ có khi bằng cả máu.

Trước cửa nhà tôi ở làng Chùa có một hồ nước rộng. Tôi
muốn xây một thư viện cho trẻ em. Nhưng một gia đình nông
dân đã nuôi cấy thủy sản ở cái đầm đó gần mười năm
nay. Nếu dùng tiền để thắng thầu thì quá đơn giản. Cho dù
tôi chỉ là một nhà thơ nhưng tôi có đủ tiền để đánh
bại những người nông dân làng tôi. Dùng tiền để thắng
thầu giữa tôi và một người nông dân lam lũ là đúng luật,
nhưng xét tận cùng là một hành động phi nhân tính. Chính vì
lẽ đó mà tôi đã không thực hiện được ước mơ của tôi.
Tôi đợi đến một ngày những người nông dân làng tôi thấy
thực sự cần một thư viện thì tôi sẽ xây.

Tôi đã đến Hàn Quốc, tìm hiểu và thấy rằng: Hàn Quốc có
Luật bảo vệ giá nông sản cho người nông dân. Giá nông sản
trong mùa đông rất cao vì đó là thời gian người nông dân
phải rất vất vả cấy trồng và chăm sóc ngũ cốc và rau
quả. Chính phủ Hàn Quốc quy định giá nông sản trong từng
vụ. Ai ép giá người nông dân sẽ bị bỏ tù. Những người
nông dân đã hy sinh nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh vệ
quốc để bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc. Nhưng đến
bây giờ, họ đang đứng trước nguy cơ "mất đất". Không
ít những nhà đầu tư ngụy biện rằng họ đang thực thi sự
nghiệp hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước, rằng
họ đã đền bù cho người nông dân một khoản tiền kếch xù,
rằng….Xin thưa các ngài đầu tư, các ngài chỉ có thể lừa
mị những người nông dân ngèo đói và chưa bao giờ có nhiều
tiền bạc mà thôi.

Một gia đình chuẩn bị vũ khí một cách "chu đáo" để
chống lại những người của chính quyền như ở Tiên Lãng
nằm ngoài trí tưởng tượng của chúng ta. Và tôi nghĩ, chính
cách quản lý và hành xử của chính quyền địa phương (Tiên
Lãng) đã đẩy người dân (gia đình anh Vươn) vào tình huống
phạm luật. Luật pháp nhà nước ta không phải như thế. Sự
kiện Tiên Lãng làm cho tất cả những người hiểu biết và có
lương tâm đau đớn và cay đắng.

Hà Nội, một đêm cuối năm mưa lạnh

<div class="rightalign">NHÀ THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU</div>

<div class="special_quote"><strong>Nguyên Chủ tịch Nước Lê Đức
Anh: Bốn cái sai của chính quyền địa phương</strong>

Trả lời báo Người Lao động, nguyên Chủ tịch Nước Lê
Đức Anh cho hay ông theo dõi sát vụ việc này và có thể khẳng
định "chính quyền sai từ xã đến huyện". Nguyên Chủ
tịch Nước nói: "Điểm sai đầu tiên là để sự việc kéo
dài quá nhiều năm mà không xử lý đến nơi đến chốn và
thấu tình đạt lý. Người làm được, làm tốt đáng lẽ
phải động viên, tạo điều kiện nhưng lại cố thu hồi của
người ta, đó là cái sai thứ hai. Việc thu hồi còn trái pháp
luật là cái sai thứ ba. Cái sai thứ tư là chính quyền cố
tình vi phạm luật pháp, dồn người dân vào chân tường, làm
họ uất ức đến mức phải chống lại". Ông cũng cho rằng
vụ việc ở Tiên Lãng là một bài học mà chính quyền cả
nước phải rút kinh nghiệm.</div>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11347), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét