xã hội.
Không hiểu sao báo chí cứ đưa tin, nhà nước cứ đọc tin
và... lúng túng. Ban đầu còn lên giọng khởi tố này nọ,
nhưng càng ngày khi các vụ cháy xe càng tràn lan thì hình như
các vị chức sắc trong các cơ quan thẩm quyền chừng như nhìn
ra được cái vốn chuyên môn của mình đang bị thử thách nếu
không muốn nói là nghèo nàn so với một vấn đề không lấy
gì làm to lớn lắm.
Đâu cần phải lên cung trăng mới biết sức hút của trái
đất như thế nào. Quý vị đang nhận bổng lộc của nhà
nước trong các viện khoa học, trong các bộ có trách nhiệm về
chất lượng xe cộ hay hóa chất đáng lẽ phải có những
động thái vào cuộc điều tra ngay từ đầu. Đàng này khi
chiếc xe Honda Supper Dream bị cháy gây ra chết người thì Công
an vào cuộc và tuyên bố sẽ khởi tố. Lạ một điều là
không biết phải khởi tố ai khi không có một bằng chứng khoa
học nào về nguyên nhân gây nên vụ cháy nổ giết người tại
Bắc Ninh mà hãng xe Honda là nơi có chiếc xe phát nổ.
Ông chủ hãng Honda Việt Nam Koji Onishilập tức xin lỗi gia đình
nạn nhân và hứa sẽ điều tra phẩm chất của dòng xe này.
Động thái tức thời này phản ảnh lại cách hành xử vô
trách nhiệm của các công bộc nhà nước khi cứ lúng túng nghi
ngờ đủ điều mà không rút ra một kết luận nào.
Người dân ngạc nhiên hết mực khi cơ quan điều tra tỏ ra
thiếu logic khi không tiến hành xác minh từng vụ cháy một để
rút ra những bằng chứng khả dĩ giúp tiến hành một quá trình
có tính liên kết với nhau hầu tìm ra ẩn số.
Nghi ngờ được đưa ra nhưng không khai thác và điều tra đã
làm cho mọi hướng nhìn của người dân càng thêm lơ láo. Cơ
quan trách nhiệm đưa ra những nghi vấn như: chạm mạch điện,
rò rỉ xăng, thậm chí do máy xe quá nóng gây nên cháy nổ…và
cuối cùng là phẩm chất của xăng… những thông tin dạng này
có cũng như không khi cơ quan đưa ra những nghi vấn lại chỉ
biết khuyên người dân hãy… cẩn thận và nên làm một vài
điều khác để tránh những vấn đề này.
Cái người dân muốn biết là những phát hiện hay nghi vấn đó
có cơ sở hay không?
Khi nói rằng do rò rỉ thì cơ quan chức năng có làm những xét
nghiệm gì về độ bền của các ống dẫn bằng nhựa tổng
hợp khiến chúng rò rỉ và gây cháy? Nên nhớ rằng xe gắn máy
đã xuất hiện tại Sài Gòn vào thập niên 60 nhưng chưa có sự
cố nào tự cháy như thời gian gần đây. Honda là hãng có thâm
niên nhất tại Việt Nam và họ có quyền lên tiếng về nghi
vấn này nếu không được chứng minh trên cơ sở khoa học.
Nghi vấn chạm mạch điện cũng có thể tìm ra dễ dàng qua các
khảo sát khoa học. Loại xe nào cháy và hiện trường để lại
cho thấy có dấu hiệu chạm mạch điện thì xếp chúng vào danh
sách cần kiểm nghiệm. Hở mạch điện không phải là việc
quá khó để một kỹ sư điện bó tay.
Xe nóng quá gây nên cháy nổ ư? Cũng vậy, hệ thống làm nguội
máy của loại xe nào có vấn đề? Ở thời điểm nào trong năm
thì nhiệt độ có thể lên và chạy với tốc độ bao nhiêu
sẽ tạo nên ma sát khiến xe nóng và bốc cháy?
Xăng có vần đề? Hãy điều tra người chủ có chiếc xe cháy
nơi anh ta đổ xăng lần cuối. Tất cả các xe khác cùng đổ
tại đây sao không cháy cũng là câu hỏi mà cơ quan điều tra
không thể bỏ qua.
Nghe ông Nguyễn Quang Toản, viện trưởng Viện Kiểm Định và
Phát Triển Chất Lượng trả lời đài RFA mà chóng mặt. Trả
lời kiểu này thì một sinh viên có kiến thức tồi nhất cũng
nói thay ông được. Ông nói như bà mẹ khuyên con gái sắp về
nhà chồng: nào là phải giữ cái này, gìn cái kia… còn chuyện
tại sao thì ông lờ đi như không phải phần việc của mình:
"<em>Trước hết là người tiêu dùng, người lái xe phải biết
luôn luôn chăm sóc xe của mình cẩn thận. Phải đi bảo trì
bảo dưỡng cẩn thận. Đường dẫn xăng phải được giữ
thắt kín. Nó hở xăng ra, khi nào rò rỉ xăng thì sẽ có hiện
tượng cháy của xăng. Cho nên chính những người lái xe, những
người tiêu dùng xe phải tự bảo quản chiếc xe của mình. Nhà
nước không có biện pháp nào để chế tài cho đến nơi đến
chốn. Còn những nơi đơn vị pha thêm chất phụ gia vào xăng
cũng không nhiều lắm. Khi mua xăng ta chọn những đơn vị nào
mà ta tin cậy. Tự người tiêu dùng phải bảo vệ lấy mình.
Chứ nhà nước cũng khó có chính sách để mà kiểm tra và giúp
đỡ mình</em>"
<h2>…cứ mong làm lớn</h2>
Cháy nổ xe không phải chỉ Việt Nam mới có. Thế giới đã
tốn bao công sức để ngăn ngừa tình trạng này trong nhiều
chục năm. Việc làm của họ là nghiên cứu, điều tra để tìm
cho ra nguyên nhân một cách cẩn trọng và nghiêm túc như điều
tra một vụ án mạng. Nhà nước không thể bảo dân chúng tự
lo cho mình khi họ ngồi trên xe đến sở cứ lo ngay ngáy không
biết sẽ nổ lúc nào.
Những vụ cháy nổ chắc chắn sẽ còn xảy ra khi nhà nước
không có một đối sách nào cụ thể. Người đã chết, tài
sản tiếp tục ra tro nhưng suy cho cùng thì đây cũng chỉ là
những việc nhỏ!
Việc lớn hơn, nghiêm trọng hơn và chắc chắn nếu xảy ra thì
tài sản, sinh mạng của người dân bị thiệt hại hơn cả
chục ngàn lần. Đó là khi một vụ cháy nổ "nhà máy điện
hạt nhân" xảy ra tại Việt Nam!
Lạy trời, chỉ mấy chiếc xe con con bị cháy mà mấy nhà khoa
học Việt Nam tìm không ra nguyên nhân, nếu cái nhà máy điện
hạt nhân tại Ninh Thuận thành hình mà xảy ra cháy nổ thì các
vị Giáo sư tiến sĩ khoa học của ta sẽ nghi vấn cái gì nữa
đây?
Nghi vấn trước nhất và tuyệt đối của tôi là không tin vào
tài năng của quý vị có thể tránh và giải quyết một vụ
nổ như tại Fukushima.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11197), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét