<strong>Occupy Wall Street, Occupy Hanoi, Saigon?</strong></div>
Một câu hỏi lớn, nghiêm túc, nhưng tiếc thay hơi sớm quá
với Việt Nam,là do một sự liên tưởng nóng vội, không khả
thi, bác Đức ạ?
<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>
<ul>
<li><a href="http://danluan.org/node/1026">Lê Diễn Đức - Occupy Wall
Street, Occupy Hanoi, Saigon?</a></li>
</ul></div>
Tôi hiểu mong muốn và sự nóng vội của bác ở đây, khi thấy
người ta Occupy khắp thế giới, trừ Việt Nam. Nhưng đó là
sự occupy hợp pháp trong lòng các chế độ dân chủ. Những
người "occupy Wall Street" hiện nay họ là chủ chính họ vì có
quyền con người hiến định trong nước họ. Còn ở Việt Nam,
đảng cộng sản là chủ của nhân dân, có tên gọi "đầy tớ
nhân dân"... tức là họ đày ải nhân dân và dân không có
quyền con người đúng nghĩa (ví dụ: mở miệng) tối thiểu.
Như vậy, phong trào OWS có bối cảnh (hiến pháp dân chủ), nội
dung (occupy WS), luật chơi đều (quyền con người bình đảng,
dân chủ...), chủ thể (công dân nước dân chủ ý thức quyền
làm chủ của mình), mục tiêu (một cách quản lý tài chính xã
hội công bằng hơn)... đều nhất quán với nhau và với nền
tảng và mục đích chính của cả xã hội dân chủ nên nó sẽ
không thể bị vùi dập thô bạo bằng bạo lực và nó sẽ chỉ
khiến xã hội tư bản dân chủ hoàn thiện hơn.
Còn nếu "Occupy HS, SG" hiện nay thì có bức tranh hoàn toàn khác:
bối cảnh (hiến pháp phi dân chủ, đảng trị), nội dung (occupy
HN, SG: không khả thi: mới occupy Bờ Hồ bởi vài chục người
trong một vài giờ cũng đã bị đánh đập, giam cầm, hãm hại
gia đình và người thân liên miên...), luật chơi (quyền con
người bình đảng, tự do, dân chủ... đều không có, chỉ có
bạo lực của chính quyền), chủ thể (công dân nước độc
tài đảng trị không có quyền văn hoá, chính trị của con
người), mục tiêu (một cách quản lý xã hội công bằng
hơn)... đều mâu thuẫn đối kháng với nhau và với nền tảng
và mục đích chính của cả xã hội cộng sản Việt Nam, nên
nó sẽ không thể không bị vùi dập thô bạo bằng bạo lực
cộng sản, và nó sẽ chỉ khiến xã hội cộng sản đảng trị
điên cuồng hơn để tồn tại...
Đúng là phong trào dân chủ hoá các nước cộng sản châu Âu
đã có bước tiền thành công rất lớn đầu tiên từ phong
trào Occupy nhà xưởng, cơ quan, trường học... bởi chính những
người làm việc tại đó (đình công tại chổ chiếm nhà
xưởng, trường học, công sở... của Công đoàn Đoàn kết,
Balan những năm 80´s), dẫn đến sự sụp đổ dần dần sau đó
của cộng sản Balan, góp phần dẫn đến sự sụo đổ của
bức tường Beclin.
Nhưng hãy thử nhìn toàn cảnh bức tranh phong trào Occupy chỗ
làm việc của Công đoàn Đoàn kết Balan những năm 80´s để
phân tích tại sao nó thành công và so sánh với Occupy Bờ Hồ
để biết tại sao nó chưa thể thành công:
<strong>- Bối cảnh:</strong> xã hội, hiến pháp Balan không đảng
trị trơ trẽn như của Việt Nam hiện nay. Dân Balan không tình
nguyện theo cộng sản như Việt Nam, và họ đã thực sự phản
kháng ngay từ những năm 1950´s. Không khí chính trị của Việt
Nam hiện nay chỉ giống Balan những năm 50-60s về mức độ
phản kháng...
<strong>- Nội dung</strong>: occupy công sở của Solidarnosc lúc đó
là nhiệm vụ khả thi vì họ có trên chục triệu thành viên
(gấp 6-8 lần số lượng đảng viên cộng sản Balan), và hàng
chục triệu người đó đều đòi quyền làm người của mình
quyết liệt như chính Lech Walesa - lãnh tụ của họ. Ở Việt
Nam hiện nay, để occupy Bờ Hồ mới chỉ có vài chục - vài
trăm người. Nếu có 1 triệu người (không cần đợi đến 10
triêu) đứng bên cạnh Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân
Diện... thì cộng sản không thể giở các trò bẩn ra cho từng
người được - lấy đâu ra 1 triệu nhóm đặc vụ theo dõi
để hãm hại 1 triệu người dân chủ Việt Nam?
<strong>- Luật chơi:</strong> quyền con người bình đẳng, tự do,
dân chủ...ở Balan 1980´s cũng chưa có, nhưng bạo lực của
chính quyền được khống chế bằng văn hoá dân tộc và đạo
đức con người, văn hoá đạo đức xã hội. Vì thế quân
đội, công an không hoàn toàn nghe theo đảng... Nửa triệu
đảng viên công khai trả thẻ đảng cộng sản (đảng Công
Nhân Thống nhất Balan)... Còn luật chơi ở VN hiện nay là "còn
đảng, còn mình", là tiền và bạo lực... Bao giờ mỗi đảng
viên CSVN tự đặt câu hỏi đạo đức làm người trước khi
họ hành động thì sẽ có luật chơi mới: luật của con
người với nhau.
<strong>- Chủ thể</strong>: công dân nước độc tài đảng trị
không có quyền văn hoá, chính trị của con người nhưng Balan
lúc đó có hàng chục triệu người đứng vào hàng ngũ
Solidarnosc quyết đòi điều đó.
<strong>- Mục tiêu</strong>: một cách quản lý xã hội công bằng
hơn cho mọi công dân, đối kháng với nền tảng và mục đích
chính của cả xã hội cộng sản Balan, nên nó đã bị chính
quyền đàn áp điên cuồng, tất nhiên cả bằng bạo lực cộng
sản
Nói thế không phải để tiêu tan hy vọng, vì con đường dân
chủ mà các dân tộc bị nạn cộng sản Đông Âu đã trải qua
giống và khác con đường của Việt Nam, vì từ khi khối cộng
sản sụp đổ 1990 phong trào dân chủ thế giới đã có những
bước tiến khổng lồ tiếp theo như Cách mạng Sắc Màu, như
Mùa Xuân Ảrập... Tiếp theo là gì nữa? Tôi nghĩ, đó có lẽ
sẽ là những gì sẽ xảy ra ở Trung Quốc, Việt Nam...
Nhưng Dân chủ ở Việt Nam mới đang là mùa nhân giống. Dân
chủ mới occupy hoàn toàn được trái tim và trí óc của số ít
(vài trăm, vài nghìn?) những người dân chủ hành động, những
hạt giống tinh thần hiện nay. Họ đã xuống đường. Họ đã
lên tiếng. Còn như tôi, chỉ là đang nói theo, là nhìn, nghĩ,
nói mà chưa dám làm.
Bao giờ những người như tôi sẽ xuống đường? Bao giờ
những người xung quanh tôi đang tránh xa đề tài dân chủ,
chính trị - dù chỉ trong suy nghĩ- sẽ xuống đường? Tôi không
biết. Nhưng tôi biết lúc đó khẩu hiệu "Occupy HN, SG" vì Dân
chủ mới sẽ thành công.
<strong>JLN</strong>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/10308), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét