Trí Vũ - Hàng hóa Trung Quốc hoành hành tại Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp

<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>

<ul>
<li><a href="http://danluan.org/node/10112">Đoan Trang - Đương đầu
với cuộc "tổng tấn công" của hàng Trung Quốc</a></li>
</ul></div>

Việc hàng hóa Trung Quốc tràn ngập khắp thị trường Việt Nam
không có gì mới mẻ. Từ mấy cái món đồ rẻ tiền như nón
bảo hiểm, đồ điện tử gia dụng, mỹ phẩm, quần áo, dày
dép… cho đến các công trình tiền tỉ tầm cỡ quốc gia như
nhà máy bô xít, thủy điện, nhiệt điện, tàu điện trên
cao… đều có sự hiện diện của anh bạn vàng phương Bắc
này trong nỗi lo lắng về vấn đề chất lượng.

Nếu nói rằng <em>"Sản phẩm của họ chất lượng tốt, giá
lại rẻ, mua càng nhiều càng rẻ. Họ giữ chữ tín và chiều
chuộng đối tác."</em> như phát biểu của ông giám đốc Đào
Xuân Anh nào đó chuyên về kinh doanh hóa mỹ phẩm trong bài
viết của blogger Đoan Trang thì thật là nguy hiểm. Chỉ cần
nói theo ngành hẹp là ngành của ông này đang kinh doanh, một
thực tế là ở Việt Nam, đố ai hằng ngày có đủ cơm ăn áo
mặc và có chút kiến thức lại dám xài dầu gội đầu, dầu
xả, dầu dưỡng tóc, thuốc nhuộm tóc… của Trung Quốc. Các
sản phẩm loại này chỉ có thể bán ở các vùng thôn quê xa
xôi nơi mà khả năng tiếp cận của người dân còn thấp, ít
sự lựa chọn, hoặc bán cho những chủ tiệm hám lời rồi
dùng chung với các sản phẩm khác. Nói rộng ra, bất kỳ các
sản phẩm nào nếu là hàng Trung Quốc xuất qua Việt Nam thì
không mấy ai dám khẳng định đó là hàng giá rẻ chất lượng
cao.

Người tiêu dùng chúng ta có thể yên tâm sử dụng một món
hàng mang về từ Âu/Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc, tuy nhiên
với sản phẩm tương tự của Trung Quốc mua ở Việt Nam thì
chắc chắn rằng nó không thể nào có phẩm chất tương
đương. Lý do tại sao? Các quốc gia phát triển có một hệ
thống pháp lý và tiêu chuẩn chất lượng cho những chủng
loại hàng hóa khác nhau rất chặt chẽ và hoàn chỉnh. Hàng
Trung Quốc hay bất kỳ từ các nước khác muốn thâm nhập vào
thị trường này phải thỏa mãn các tiêu chuẩn của nước sở
tại. Do đó người tiêu dùng được bảo vệ và có thể yên
tâm khi biết rằng món hàng mình mua đã qua những điều kiện
về kiểm định đạt chuẩn an toàn cho sử dụng.


<h2>Nhập siêu kỷ lục và vấn đề chất lượng của hàng Trung
Quốc tại Việt Nam</h2>


Không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đều
lo lắng trình trạng nhập siêu với Trung Quốc. Trung Quốc là
đại công trường gia công và sản xuất hàng hóa cho cả thế
giới trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó việc nhập
khẩu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất là điều
rất khó hạn chế. Tuy nhiên chúng ta nhập khẩu hầu như mọi
thứ từ cái thiết yếu cho đến cái không cần thiết từ Trung
Quốc, trong khi đó xuất khẩu chỉ tập trung vào các loại hàng
nông sản, thủy sản, nguyên liệu thô, khoáng sản thô (bô xít,
quặng sắt, titan…) có giá trị không tương xứng cho nên cán
cân thương mại bị thâm hụt nặng nề là điều dễ hiểu.
Chỉ có những công ty nước ngoài ở Việt Nam (thường ở trong
các khu công nghiệp, chế xuất) mới có khả năng xuất các
mặt hàng công nghệ có giá trị cao đi Trung Quốc. Do nhập
khẩu mọi thứ cho nên khâu sản xuất trong nước bị trì trệ,
làm tăng các khoản vay từ nước ngoài và đồng tiền quốc gia
bị suy yếu.

Một mối lo lớn không thua việc nhập siêu là chất lượng
hàng hóa nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam rất kém do tiêu
chuẩn trên các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam chưa đầy
đủ và đi sau thế giới. Một khi sản phẩm nào đó bị phát
hiện có vấn đề ở nước ngoài thì chúng ta mới chạy theo
kiểm định và thu hồi. Do đặc điểm về địa lý với hàng
ngàn km đường biên giới chung giữa hai nước, nên hàng lậu
cũng chảy vào Việt Nam ngày đêm. Nắm được các yếu điểm
này, nên đa phần các nhà sản xuất Trung Quốc dùng Việt Nam
như là một sân sau để tiêu thụ hàng kém chất lượng với
sự tiếp tay của con buôn nội địa. Vì thế cho dù cùng mất
tiền để nhập khẩu nhưng chúng ta lại mang về cái của nợ
để người dân nghèo phải tiêu thụ giùm cho bọn chúng và
đánh đổi trên tài sản, sức khỏe và sự an toàn của họ.

<h2>Doanh nghiệp sản xuất Việt Nam nhỏ lẻ và đơn độc</h2>

Trước khi tính đến chuyện xuất khẩu thì các doanh nghiệp
sản xuất phải tính đến việc chiếm lĩnh được thị
trường trong nước. Khi người dân đã quen và chuộng hàng nội
địa thì hàng nhập khẩu sẽ bị đẩy lùi. Để dành được
thị phần trên chính sân nhà là điều không hề đơn giản vì
doanh nghiệp phải cạnh tranh với mặt hàng cùng chủng hoại
được nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhưng việc cạnh tranh này
mang dáng vẻ bất bình đẳng vì các công ty bên Trung Quốc hình
thành một mạng lưới làm việc với nhau rất chặt chẽ. Một
nhà máy sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh thì có vài nhà máy
cung ứng các phụ kiện nằm xung quanh cho nên họ có tính chuyên
nghiệp rất cao. Do có nhiều công ty nước ngoài đặt tại Trung
Quốc, các "điệp viên kinh tế" được cài cắm vào đây
để học hỏi và lấy cắp công nghệ cho nên năng lực sản
xuất của họ cũng được cải tiến nhiều… Trong khi ở Việt
Nam, các doanh nghiệp sản xuất đa phần "đơn thương độc
mã" tự phải lo từ đầu đến cuối. Những phụ kiện đúng
tiêu chuẩn tìm ở thị trường nội địa rất khó nên cũng
phải nhập khẩu thì quả là rất khó khăn. Đầu năm 2011, báo
chí cũng đăng tin khi Canon vào Việt Nam, chính họ phải đi tìm
các đối tác có thể cung cấp các chi tiết phụ trợ cho sản
phẩm đang làm nhưng đành bó tay và các chi tiết hầu hết
phải nhập khẩu làm giá thành tăng cao (2).

Vấn đề bất lợi đã nêu của doanh nghiệp Việt Nam là nói
trên cái ưu thế tự có của doanh nghiệp Trung Quốc. Ngoài ra,
doanh nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều vấn
đề khác: Hải quan nhũng nhiễu, nạn tham nhũng, thủ tục hành
chính rườm rà, mức thuế suất chưa hợp lý, cơ sở hạ tầng
kém… rồi đến chuyện hàng lậu tràn vào ồ ạt qua các cửa
khẩu, đường tiểu ngạch… đã làm nản lòng cho những ai có
tâm huyết nên đa phần đều tính chuyện nhập khẩu bán kiếm
lời hơn là đầu tư cho sản xuất.

Do đó thật buồn cười khi nghe chuyên gia kinh tế Bùi Trinh phát
biểu <em>"Rõ ràng là thị trường trong nước không cung cấp
đủ hàng hóa, dân có nhu cầu thì họ mua của Trung Quốc là
phải"</em> như một cách đổ lỗi cho nhà sản xuất nội
địa không lo cho sản xuất mà không biết được nguyên nhân
vì đâu. Đã làm kinh tế, không ai mà không muốn làm ra nhiều
hàng hóa cung cấp cho thị trường khi có nhu cầu nhưng trong
trường hợp này càng làm ra càng nhiều thì càng thiệt hại do
cạnh tranh không lại với hàng Trung Quốc.

<h2>Nhà nước cần giải quyết ngay những vấn nạn và đề ra
chiến lược lâu dài</h2>

Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho sản xuất, họ
rất cần một môi trường cạnh tranh công bằng ngay chính trên
mảnh đất của mình. Tham nhũng, hối lộ, sách nhiễu… sẽ
tạo ra thuận lợi tạm thời cho doanh nghiệp này và giết chết
doanh nghiệp khác. Vấn đề sở hữu trí tuệ phải được pháp
luật bảo vệ mạnh mẽ để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
nghiên cứu sản phẩm mới. Cần phải mạnh tay với hàng lậu,
hàng giả… để bảo vệ thị trường lành mạnh.

Tiêu chuẩn cho các sản phẩm được phép lưu hành ở Việt Nam
phải chặt chẽ và đầy đủ. Ví dụ <em>"Qui chuẩn kỹ
thuật quốc gia về đồ chơi trẻ em" QCVN 3:2009/BKHCN</em>
được ban hành tuy nhiên ở mục 2.1.4 <em>"Yêu cầu đối với
đồ chơi trẻ em dùng điện"</em> còn quá sơ sài. Đã có qui
định pháp luật rằng hàng không hợp chuẩn thì không được
lưu hành nhưng rồi chẳng được thực hiện nghiêm. Vì thế
hiện nay nhiều đồ chơi trẻ em không dán nhãn hợp chuẩn vẫn
bán tràn lan bất chấp luật lệ của nhà nước.

Chúng ta không cần phải nghĩ ra điều gì mới mẻ nhưng có
thể học từ tiêu chuẩn của các nước phát triển. Khi hàng
rào tiêu chuẩn được dựng lên, hàng hóa kém chất lượng sẽ
dần lùi bước và người dân phần nào được bảo vệ.

Về chiến lược dài hạn, Trung Quốc không ngẫu nhiên có
được vị trí của nhà xuất khẩu hàng đầu như hiện nay
nếu như trong quá khứ họ không mở các đặc khu kinh tế. Về
bản chất các "đặc khu kinh tế" được điều hành không
khác gì mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, tạo
tiền đề cho việc đẩy nhanh cải cách kinh tế. Ở Việt Nam,
các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng mang lại nhiều thành
công lớn (nhất là tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng
Nai…) tuy nhiên đây chỉ là nơi cho thuê đất mở công ty, xí
nghiệp chứ không phải là "đặc khu kinh tế" có cơ chế
riêng, cho nên vẫn chưa phát triển mạnh mẽ do bị ràng buộc
bởi nhiều định chế. Ví dụ trước kia một công ty trong khu
chế xuất (Export Processing Zone) muốn bán hàng vào thị trường
nội địa thì không thể, hiện nay được biết là đã được
phép nhưng thủ tục không hề đơn giản. Cách làm của các
doanh nghiệp là họ sẽ xuất sang một nước khác (như Hong Kong
hay Singapore) rồi sau đó lại nhập vào Việt Nam, do đó chi phí
đã tăng lên rất cao khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng.

Nói cách khác, cần một nền kinh tế thực sự cởi mở và
uyển chuyển hơn để kích thích đầu tư và phát triển. Nhưng
nếu chúng ta học một mô hình từ đâu đó và bắt chước thì
suốt đời vẫn mãi là người đi theo sau.

Để xây dựng sản phẩm thương hiệu Việt Nam và đẩy lùi
tình trang thâm thủng mậu dịch, nhà nước cần thể hiện vai
trò nhạc trưởng để huy động hết các nguồn lực nhân dân.

Những "đại gia", những "ông bầu" ở Việt Nam đã tạo
dựng được cơ nghiệp đồ sộ trong thời gian ngắn thì thật
là đáng nể. Tuy nhiên rất ít người trong số đó làm ra
những sản phẩm có thể bán rộng rãi đến tay người dân,
càng hiếm hơn các đại gia sở hữu được sản phẩm kỹ
thuật cao để bán ra nước ngoài. Nhưng nếu có sự định
hướng rõ ràng của nhà nước, đề ra các ngành trọng điểm,
chắc rằng các ông bầu này thay vì đầu tư nhiều vào địa
ốc, phá rừng làm thủy điện, khai khoáng, làm bóng đá mua
vui… biết đâu họ sẽ đầu tư nghiêm túc vào công việc
nghiên cứu & phát triển để tương lai ra đời các sản phẩm
mang thương hiệu quôc gia.

Lòng yêu nước của người dân cũng cần được giáo dục và
thể hiện qua việc dùng hàng nội địa. Người Hàn Quốc khi
mua xe thì luôn trung thành với Hyundai hay KIA, du khách qua Nhật
khi ham một món hàng rẻ thì được hướng dẫn viên khuyên đó
là "Chinese things" hay "Chinese stuff", đừng có mua. Những
điều đó đâu phải bản tính ngẫu nhiên, mà có lẽ được
tuyên truyền và dạy bảo từ khi còn nhỏ, qua nhiều thế hệ
mới hình thành nên bản sắc dân tộc như thế.

Bản thân người viết, một lần được dẫn vào siêu thị
Walmart ở Thâm Quyến, giữa muôn trùng hàng hóa do Trung Quốc
sản xuất được bày bán ở đây, chợt thấy có một kệ hàng
trưng bày sản phẩm mít sấy khô, bao giấy màu tím/vàng của
Vinamít, trong lòng chợt bồi hồi khôn tả nên vội vàng kêu
vài người bạn cùng đến xem. Ai nấy cũng mừng mừng tủi
tủi.

Niềm ước mong hội nhập và khẳng định chính là khát vọng
của mỗi người chúng ta.

<strong>Trí Vũ</strong>

Blog: thoisucongnghe.wordpress.com

______________________________________

<strong>Tham khảo:</strong>

(1.)
http://trangridiculous.blogspot.com/2011/09/uong-au-voi-cuoc-tong-tan-cong-cua-hang.html

(2.) http://vef.vn/2011-04-20-tim-20-dn-viet-nam-khong-mua-noi-cai-oc-vit

(3.)
http://www.crmark.vn/FileUpload/Documents/Do%20choi%20tre%20em/Bo%20KHCN/QCVN%2003-%20Do%20Choi%20tre%20em.pdf


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/10307), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét