Tản mạn về TV và Web

Trong thời đại thông tin, vô tuyến truyền hình (TV) và Internet
là hai trong những kênh chính đưa thông tin đến cho nhân loại.
Chúng được mệnh danh là báo hình và báo mạng, bên cạnh các
loại hình báo chí khác như báo giấy, báo tiếng v.v…

Đều mang chức năng truyền tải thông tin nhưng Web, nhất là
từ khi thế hệ Web 2.0 ra đời, trình diễn khả năng tương tác
mạnh giữa người đưa tin và người nhận tin. Khi tiếp nhận
một tin hay bài từ TV, người xem nếu không đồng ý cũng chỉ
có thể thể hiện sự phản đối bằng cách hét to lên giận
dữ hoặc trút giận vào nút ON/OFF của chiếc TV tội nghiệp.
Cũng có người xem quan tâm nhiều thì viết thư lên Đài Truyền
hình phản ánh về tính chính xác của thông tin. Các Đài TH
đương nhiên có một chương trình giành cho khán giả xem truyền
hình để trả lời thắc mắc, nhưng thời lượng phát sóng thì
rất hạn chế và những câu hỏi lên sóng cũng đã được lựa
chọn kỹ lưỡng. Phần lớn những thắc mắc yêu cầu lớn
đều rơi vào "sự im lặng đáng sợ". Web thì khác, nguồn
thông tin ở đó phong phú hơn TV rất nhiều: đa chiều và đa
màu sắc. Dĩ nhiên, trong hoàn cảnh này, người tiếp nhận
thông tin cũng phải có bản lãnh để lựa chọn thông tin, hay
nói cách khác, phải biết phân biệt "vàng thau lẫn lộn".

Không chỉ đứng ở vai trò tiếp nhận thông tin, Web còn cho
phép người tham gia thể hiện ý kiến của mình, và dĩ nhiên,
phải tự chịu trách nhiệm về các "comment" của mình. Tất
nhiên không phải 100% ý kiến đều được cho phép đăng lên,
nó phải tuân thủ các quy định của các diễn đàn, sân chơi,
mạng v.v… do những người sáng lập mạng đó đề ra. Ai vi
phạm thì bị xử theo "Luật" theo từng mức độ (ví dụ:
nặng nhất là treo nick). Người chơi nếu không hài lòng với
một hội chơi này, một phe cánh này thì có thể gia nhập hội
khác, hoặc thậm chí nếu đủ sức thì lập riêng một hội mà
chơi. Hội mới đương nhiên có thể tồn tại và phát triển
nếu có những định hướng (cương lĩnh) phát triển đúng
đắn. Các hội tồn tại và cạnh tranh một cách sòng phẳng
với nhau. Theo thiển ý của người viết, TV và Web về cơ bản
khác nhau ở hai điểm chính:

- Khả năng tương tác giữa các bên truyền và nhận thông tin

- Khả năng tạo lập các diễn đàn thông tin đa chiều và đa
màu sắc

Chiếu vào các khác biệt chính này, ta thấy nổi bật lên sự
tương đồng giữa TV và Web với thể chế Toàn trị và Dân
chủ. Cũng không phải tự nhiên mà trong chế độ toàn trị,
internet bị kiểm soát ngặt nghèo, TV thì quanh năm suốt tháng
liên tưởng đến một câu thơ của cố Nhạc sỹ Văn Cao:

"<em>Mấy năm một điệu sáo
Như giọng máy nước thâu đêm chảy</em>"

Dĩ nhiên "cơ chế TV" có những ưu điểm của mình về sự
đơn giản không yêu cầu công nghệ cao như Web. Tuy nhiên, với
đòi hỏi của một xã hội dân sự, người dân thực sự
cần"cơ chế Web" để điều chỉnh lại những cái sai trái,
trệch hướng, xuống cấp để cải tạo xã hội. Trong "cơ
chế Web", người dân được đóng góp tư duy sự phát triển
chung của xã hội. Do tính minh bạch và công khai của thông tin,
những ý kiến lạc loài sẽ tự nhiên bị đào thải… Chỉ có
thể có một xã hội dân sự có khả năng tự hoàn thiện mình
nếu "cơ chế Web" được áp dụng và thử thách…

Và dĩ nhiên sự thay đổi nào cũng cần thời gian đòi hỏi
những hy sinh và mất mát…

ivanhoe76.wordpress.com

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9897), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét