nước (NHNN) nói riêng và Chính phủ cũng như nhiều chuyên gia
và giới doanh nghiệp nói chung đều phản đối hoặc e ngại
việc phá giá VND là chuyện cho rằng phá giá VND sẽ làm cho
gánh nặng nợ quốc gia, nợ của doanh nghiệp bằng ngoại tệ
tăng lên. Hãy phân tích thực tế có phải vậy không.
Trên bề mặt thì đúng là nếu VND bị phá giá ví dụ 5%, gánh
nặng nợ bằng ngoại tệ nhưng quy ra VND sẽ tăng thêm đúng 5%.
Trước đây, Chính phủ và doanh nghiệp chỉ cần huy động 20
triệu VND để mua USD và trả cho mỗi 100 USD tiền vay nợ trong
và ngoài nước. Nếu phá giá VND 5% thì con số VND cần để mua
được mỗi 100 USD sẽ là 21 triệu. Đúng là Chính phủ và doanh
nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng từ việc phá giá này bằng cách
thu hẹp tương ứng lợi nhuận ròng của mình tính bằng VND
(đối với doanh nghiệp) hoặc tăng thêm thâm hụt ngân sách
(đối với Chính phủ).
Nhưng đây mới chỉ là một phần (nổi) của câu chuyện. Nếu
giả sử VND bị áp lực phải phá giá 5% để lập lại cân
bằng thương mại, nhưng NHNN kiên định không phá giá với nỗi
e ngại nêu trên. Để kiên định làm được việc này, NHNN
phải hoặc là dùng các biện pháp hành chính để duy trì mức
tỷ giá danh nghĩa hiện thời (ví dụ bằng cách phạt các tổ
chức tài chính tín dụng mua bán ngoại tệ vượt quá biên độ
cho phép), và/hoặc là tung USD trong quỹ dự trữ ngoại hối
của mình ra thị trường để ổn định tỷ giá hiện hành.
Cách thứ nhất thì NHNN đã và đang làm, nhưng tất nhiên chỉ
hữu hiệu được một thời gian rồi cũng phải theo cách thứ
hai, như thực tế đã cho thấy.
Tóm lại, rốt cuộc, hao hụt quỹ dự trữ ngoại tệ là cái
giá trực tiếp phải trả để ổn định tỷ giá, và sâu xa
hơn nữa là để tránh cho gánh nặng nợ nần bằng ngoại tệ
(tính theo VND) của các doanh nghiệp và Chính phủ không tăng
lên. Suy ra tiếp điều gì nữa? Doanh nghiệp thì có lợi vì tự
nhiên được "bù lỗ", "bao cấp" một cách gián tiếp.
Đối với quốc gia, vì gánh nặng nợ của Chính phủ được
đổ lên vai NHNN nên rút cục tiền chỉ chui từ túi nọ sang
túi kia.
Điều đáng lo ngại hơn là hành động can thiệp ổn định tỷ
giá của NHNN không thể ở quy mô lớn và kéo dài được vì
quỹ dự trữ ngoại hối nhỏ nhoi của mình. Cuối cùng thì NHNN
cũng phải chấp nhận phá giá VND khi áp lực phá giá tiếp tục
tăng lên. Càng o ép, "kiên định ổn định" tỷ giá càng
lâu thì mức phá giá sau này càng lớn, như thực tế minh họa.
Và lúc đó thì doanh nghiệp và Chính phủ đều không tránh
khỏi phải đối mặt với gánh nặng nợ nần lớn hơn quy ra
theo VND.
Kết luận lại, sự chần chừ, e ngại phá giá VND với nỗi lo
làm tăng gánh nặng nợ nần bằng ngoại tệ là xuất phát từ
hiểu biết hời hợt, sai lầm về kinh tế học. Nếu cố gắng,
khiên cưỡng không thực hiện phá giá khi tình hình đòi hỏi
phải phá giá (và nếu thành công – không phải phá giá) thì
chỉ có doanh nghiệp là được hưởng lợi (nợ tư được
chuyển thành nợ công, được bù lỗ bởi dự trữ ngoại tệ
quốc gia), còn cả quốc gia thì chẳng được lợi gì. Đến
đây thì rõ ai sẽ kêu gọi không phá giá và NHNN có nên phá
giá không khi cần thiết phải làm thế.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9430), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét