Dr. Nikonian - Kẻ yêu nước gặp thời

<div class="special_quote">Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: "Vua
thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn
trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn,
phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau
đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân
thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ
:"Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn
vua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên
trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám
đối địch. Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn
tế, lại gia phong tước vương"</div>

Hưỡn hưỡn đọc lại truyện xưa tích cũ, ngẫm kỹ mới
thấy Trần Quốc Toản quả là một kẻ yêu nước gặp thời:


Nếu - dù lịch sử không bao giờ có chữ "nếu" - Trần
Quốc Toản được vua Trần cho phép tham gia chính sự, không bị
ngăn cản, cấm đoán, thì trong muôn vạn tướng lĩnh, dân binh
hào kiệt đời Trần sẽ có thêm một cái tên, như muôn triệu
cái tên khác. Nói (lén) phạm húy, bất quá là trong hàng ngũ
tùy tướng nhà Trần thời đó lại có thêm một cái tên Quốc
Toản, mà nếu không có "đầu danh trạng" lẫy lừng, ắt
cũng chìm nghỉm trong vô số chiến công hiển hách thời Hội
nghị Diên Hồng. Trong các trận Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm
Tử…, nào ai thấy chiến tích hiển hách của tướng quân
tuổi trẻ họ Trần tên Quốc Toản đâu?

Chính vì "vua thấy còn trẻ tuổi, không cho dự bàn", nên
mới có chuyện ly kỳ "bóp nát quả cam", nên mới có lá cờ
tận trung với nước, tận hiếu với vua thêu sáu chữ vàng.
Chính vì cái sự cấm cản này đã "make story" cho sử thần
Ngô Sĩ Liên chép thêm một trang kiệt hiệt trong Đại Việt Sử
ký Toàn thư, làm cho cái tên Trần Quốc Toản không chìm lỉm,
mà càng thêm chói lọi trong muôn vạn anh hùng hữu danh và vô
danh khác trong cuộc chiến chống Nguyên Mông.

Câu chuyện của sử thần Ngô Sĩ Liên cũng sẽ không dừng lại
nếu (lại nếu) có dăm kẻ phản quốc như Trần Ích Tắc xoa
đầu phủ dụ người yêu nước trẻ tuổi. Hoặc triều đình
kết tội khi quân, lạm bàn việc nước, tống ngục người
trẻ yêu nước thương nòi.

Tiếng thơm đã có, nay lại càng thơm. Và tiếng nhơ, chắc càng
lưu truyền gấp bội.

Thế mới biết, lòng yêu nước đầy trăn trở và bị kìm nén,
luôn là chủ đề đầy kịch tính cho lời khen chê của hậu
thế! Lại ngẫm thêm rằng, lòng yêu nước thì làm chi có
tuổi?

____________________________

<h2>Vũ Thế Long - Vận động phong trào toàn dân... bóp cam!</h2>

<div class="special_quote">Tiến sĩ Vũ Thế Long, chuyên gia ẩm thực
nổi tiếng vừa gửi tôi ý tưởng: Vận động một phong trào
toàn dân... bóp cam!</div>

Mấy ngày hôm nay tôi ngồi đâu cũng không yên và
nhiều bè bạn tôi cũng không thể ngồi yên.

Vì sao vậy?

Lúc này, mỗi người Việt Nam đều phải tự xác
định lại chính mình xem mình có còn là người Việt nữa
không?

Chiều nay, anh em gọi tới tấp bảo rằng cả nhóm ai
cũng đã "bóp nát quả cam"

Tôi sẵn sàng bóp cả quả dừa khi thấy lòng mình
không chịu nổi.

Nên chăng có một phong trào tòan dân bóp cam và bóp cam
xong lấy nước cam pha ra cho con cháu mình uống. Uống nước
nhớ nguồn và có nhiều vitamin A, vitamine C để dòng giống Tiên
Rồng ngàn năm vững bền.

VTV2 mời tôi làm chương trình văn hóa. Tôi sẽ đề
nghị tổ chức thi bóp cam để nhớ lại truyền thống cha ông
từ đời Trần và cũng là giáo dục về dinh dưỡng. Hòan tòan
đúng với chủ truơng của "Đảng vĩ đại" là "phát huy và gìn
giữ bản sắc văn hóa dân tộc", lại góp phần cải thiện
giống nòi.

Vũ Thế Long

<a
href="http://www.truongduynhat.vn/2011/06/van-ong-phong-trao-toan-dan-bop-cam.html">Theo
blog Trương Duy Nhất</a>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8973), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét