Hỏi đáp pháp luật: Một người chỉ bị coi là có tội khi nào???

<div class="special_quote">Luật pháp Việt Nam nghe thì hay, nhưng
phải nhìn thực tiễn luật pháp được thực thi ra sao thì mới
thấy cái dở của thể chế. Dân Luận tiếp tục khuyến nghị
các tổ chức và đoàn thể có quan tâm đến vụ án Cù Huy Hà
Vũ, đặc biệt là bên Công giáo, hãy gửi những yêu cầu sau
MỘT CÁCH CÔNG KHAI (đồng gửi tới các báo trong và ngoài
nước) tới tòa trước phiên phúc thẩm:

- Đề nghị tòa thông báo cho rộng rãi tới công chúng thời
gian và địa điểm phiên phúc thẩm.

- Đề nghị tòa chuẩn bị hội trường hoặc khu vực rộng rãi
với hệ thống âm thanh để người dân quan tâm có thể theo
dõi phiên tòa công khai này.

Đảm bảo tính công khai của phiên tòa là điều đặc biệt
quan trọng, bởi lẽ nếu ông CHHV vô tội, thì đây sẽ là cơ
hội để ông trình bày sự vô tội của mình trước công
luận. Ngược lại, nếu ông CHHV có tội, thì một phiên tòa
công khai sẽ giúp quần chúng hiểu được sai phạm của ông
CHHV và như thế có thể tránh phạm lỗi tương tự, đồng
thời xóa đi dư luận xấu rằng đây là một phiên tòa xử ép
ông CHHV của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.</div>

Một người thực hiện hành vi phạm tội nếu họ chưa bị Toà
án kết án thì họ chưa bị coi là có tội. Nguyên tắc này
đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng, người tham gia tố tụng và những người khác phải
có thái độ tôn trọng họ khi tiến hành các hoạt động tố
tụng cần thiết có liên quan đến thân thể và tài sản của
họ (việc bắt giữ hoặc kê biên tài sản nhằm đảm bảo cho
quá trình chứng minh tội phạm).

Đây là nguyên tắc cơ bản, nhằm đảm bảo các quyền tự do
dân chủ của công dân được quy định trong Hiến pháp và
Điều 10 Bộ luật Tố tụng Hình sự nước ta. Theo nguyên tắc
này thì: <span class="underlined-text">Không ai có thể bị coi là có
tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội
của Toà án đã có hiệu lực pháp luật</span>. Nghĩa là họ
vẫn phải chịu một số biện pháp cưỡng chế nhất định,
nhưng không ai được xem là có tội và không chịu bất kỳ
một hình phạt nào khi chưa có bản án của Toà án đã có
hiệu lực pháp luật.

Trong giai đoạn xét xử, nguyên tắc này được thể hiện ở
chỗ tuy họ đã bị Viện kiểm sát truy tố và Toà án quyết
định đưa vụ án ra xét xử vẫn chưa bị coi là người có
tội. Họ tham gia tố tụng với tư cách là bị cáo, vì họ còn
đầy đủ các quyền của một công dân. Vì vậy người tiến
hành tố tụng và người tham gia tố tụng không được đối
xử với họ như một kẻ có tội, ngay cả khi Toà án cấp sơ
thẩm tuyên án và kết án bị cáo phạm vào một tội nào đó
quy định tại Bộ luật Hình sự và áp dụng hình phạt đối
với họ thì cũng không vì thế mà cho rằng họ đã là người
bị coi là có tội mà chỉ khi nào bản án có hiệu lực pháp
luật thì họ mới bị coi là có tội và phải chịu hình phạt
theo bản án đã tuyên. Hình phạt là biện pháp chế tài nghiêm
khắc mà pháp luật dành cho một người khi có đủ các điều
kiện luật định.

<span class="underlined-text">Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan
tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải tạo
điều kiện để bị can, bị cáo và người bào chữa sử dụng
các biện pháp do luật định để gỡ tội hoặc giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự, giảm bớt trách nhiệm bồi thường
thiệt hại và những quyền lợi khác.</span>

Có tội là khái niệm chỉ thuộc tính của chủ thể mà ở
đây là con người, là tính từ chỉ tính chất của sự vật,
hiện tượng. Người có tội hay bị coi là có tội là sự
đánh giá của xã hội đối với một con người, cũng như ta
thường nói người này tốt, người kia xấu. Tuy nhiên, sự
đánh giá một con người có tội chỉ có Toà án mới có
quyền, ngoài Toà án không một cơ quan, cá nhân nào có quyền
này. Hiện nay, còn không ít người quan niệm rằng, một người
bị khởi tố, đã bị bắt tạm giam là có tội nên mọi
người đối xử với họ với thái độ khinh miệt, xa lánh,
thậm chí những người thân của họ cũng khinh rẻ, hắt hủi,
kể cả sau một thời gian tiến hành điều tra, cơ quan điều
tra chứng minh là họ không có hành vi phạm tội, họ được
trả tự do nhưng khi trở về với gia đình và xã hội vẫn bị
mặc cảm. Nguyên tắc không ai có thể bị coi là có tội không
chỉ ngăn chặn sự phân biệt đối xử của cơ quan tiến hành
tố tụng mà còn có ý nghĩa đặc biệt là xoá sự mặc cảm
của gia đình và xã hội khi họ được Toà án tuyên vô tội.

Phạm tội là động từ chỉ hành động (hành vi) của con
người đã thực hiện một tội phạm do Bộ luật Hình sự quy
định. Vì vậy khi nói hành vi phạm tội, tức là mới nói
đến một thực trạng khách quan đã và đang xảy ra và việc
ngăn chặn hành vi này là rất cần thiết như: Bắt giữ, ra
lệnh tạm giam, tiến hành các biện pháp điều tra xác minh theo
quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự để chứng minh hành
vi phạm tội của một người. Việc cơ quan tiến hành tố
tụng áp dụng những biện pháp ngăn chặn đối với người có
hành vi phạm tội là nhằm ngăn chặn những thiệt hại có thể
xảy ra cho xã hội, đồng thời giúp cho việc điều tra, truy
tố và xét xử không bị cản trở. Điều đó có thể lý giải
vì sao có người phạm tội thì bị bắt tạm giam, có người
thì được tại ngoại? Song, dù bị tạm giam hay được tại
ngoại thì họ đều là người có hành vi phạm tội, chứ chưa
bị coi là có tội. Người phạm tội và người có tội là hai
khái niệm hoàn toàn khác nhau, theo đó, tội phạm là khái niệm
pháp lý, là danh từ chỉ một hiện tượng xã hội tồn tại
khách quan (Điều 8 - Bộ luật Hình sự quy định rất rõ khái
niệm này). Trong Bộ luật Hình sự khái niệm phạm tội và
tội phạm được dùng để chỉ cái chung, cái riêng của một
hiện tượng xã hội khách quan, mà lại rất ít khi dùng khái
niệm có tội nên sự nhầm lẫn giữa có tội với hành vi
phạm tội và tội phạm rất hay xảy ra. Tuy nhiên, đối với
các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
thì không thể đồng nhất các khái niệm này với nhau, vì như
thế sẽ dẫn đến sự vi phạm nguyên tắc trong hoạt động
điều tra, truy tố và xét xử.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8528), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét