nhất quyết giả câm giả điếc trước việc công dân của
mình bị người ta bắt nạt…" </div>
<h2>Toà án liên bang Hoa Kỳ tuyên phạt hai công ti bồi thường
60 triệu dollars cho 50 công nhân "nô lệ" Việt Nam</h2>
Ngày 14-04-2011 toà Liên Bang ở Harris County (Texas) đã phán quyết
hai công ty Mỹ, Coast to Coast Resources và ILP phải bồi thường 60
triệu dollars cho 12 thợ hàn Việt Nam (nguyên đơn) hiện cư ngụ
tại Galveston và 43 công nhân khác sống rải rác ở hai tiểu
bang Texas và Louisiana, do hai công ty Vinamotor và Interserco ở Việt
Nam cung cấp cho Công Ty Coast to Coast Resources, Inc, USA và công ty
ILC, cà hai đều có trụ sở tại Lousiana.
<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>
<ul>
<li><a
href="http://anhbasam.wordpress.com/2011/04/16/467-vi%e1%bb%87t-nam-b%e1%bb%8b-cao-bu%e1%bb%99c-ti%e1%ba%bfp-tay-cho-vi%e1%bb%87c-buon-ng%c6%b0%e1%bb%9di-va-lao-d%e1%bb%99ng-c%c6%b0%e1%bb%a1ng-b%e1%bb%a9c-t%e1%ba%a1i-m%e1%bb%b9/">Việt
Nam bị cáo buộc tiếp tay cho việc buôn người và lao động
cưỡng bức tại Mỹ</a></li>
<li><a
href="http://anhbasam.wordpress.com/2011/04/16/467-vi%E1%BB%87t-nam-b%E1%BB%8B-cao-bu%E1%BB%99c-ti%E1%BA%BFp-tay-cho-vi%E1%BB%87c-buon-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-va-lao-d%E1%BB%99ng-c%C6%B0%E1%BB%A1ng-b%E1%BB%A9c-t%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9/">Họ
là những "lao nô nhập cư" bị các công ty của Mỹ lừa?
Công nhân Việt cáo buộc các công ty ở bên nhà đã bóc lột
họ</a></li>
</ul></div>
Từ năm 2009, Văn phòng luật sư Tony Buzbee đã khởi kiện hai
công ty trên về tội buôn bán người (human traficking) qua thể
thức tuyển dụng mang tính lừa đảo của Vinamotor và Interserco
với mục đích trấn lột người đi lao động ở nước ngoài
với lệ phí "khủng" từ $7.500 (USD) tới $15.000 (USD), đối
với người lao động ở Việt Nam là cả một gia tài. Hai công
ty Việt Nam trên đã quảng cáo trên truyền hình rằng họ sẽ
kiếm được $100.000 (USD) sau 30 tháng làm việc ở Mỹ. Cái bánh
vẽ này qúa hấp dẫn nên gia đình các nạn nhân đã dốc hết
vốn liếng, vay nợ với lãi xuất cắt cổ họăc cầm cố nhà
cửa để nộp cho bọn "cá mập xuất cảng lao động" với
hy vọng sau 30 tháng họ sẽ có một số tiền lớn sau khi đã
trả xong món nợ "phí xuất cảnh lao động".
Xin trích dẫn một vài điều khoản trong hợp đồng (hiện
ngừời viết có trong tay) giữa công nhân và công ty Coast to
Coast Resources:
- Bên A: Coast to Coast Resources, Inc, USA ủy quyền cho ông Vũ Quốc
Hùng, Chủ Tịch Công Ty ILP, LLC ký hợp đồng với công nhân
Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ lao động.
<ul><li>Bên B là công nhân xuất đi lao động tại Hoa Kỳ.</li>
<li>Bên A sẽ tiếp nhận công nhân VN làm thợ hàn tại các khu
kỹ nghệ dầu khí ở Mỹ với thời hạn là 10 tháng và triển
hạn hai lần, mỗi lần 10 tháng. Nơi làm việc là hãng Dynamic
Industries, Inc, có trụ sở tại Harvey, tiểu bang Louisiana. Mỗi
ngày làm 10 giờ, 5 ngày một tuần, lương bổng :$15/giờ cho 40
giờ đầu và $22.50 cho mồi giờ "overtime". Số giờ tối
thiểu là 50giờ/tuần hay 2000 giờ cho 10 tháng, ngoại trừ
trường hợp thật đặc biệt…</li>
<li>Công nhân phải tự trả chi phí dụng cụ hành nghề : $280
tiền welder, $300 tiền fitter và phí chuyên chở $85/tuần và nhà
ở $125/tuần và phí điều hành $2,00/giờ (cho hãng Coast to Coast
Resources) – Công nhân phải tự túc về ăn uống.</li>
<li>Công nhân phải tự trả các phí tổn về Visa, vé máy bay
tới Mỹ cũng như các phí tổn khác về giấy tờ và vận
chuyển ở Việt Nam.</li>
<li>Trong trường hợp bên B phải trở về VN trước khi hoàn
tất lao động trong hợp đồng mà lỗi không thuộc bên A thì
hai bên có thể thương thảo để đạt được đồng
thuận.</li>
<li>Trong trường hợp bên B phải trở về VN trước khi hoàn
tất lao động trong hợp đồng do lỗi của bên B thì bên B
phải có trách nhiệm bồi thường các mất mát (nếu có) cho
bên A cũng như cho thành phần thứ 3…</li></ul>
Xin phân tích một vài điều khoản "nguy hiểm" của bản
hợp đồng trên.
1/ Theo luật Di Trú Mỹ thời hạn cư trú dành cho các công nhân
vào Mỹ theo visa H-2B tối đa là 12 tháng nhưng có thể xin triển
hạn thêm 2 lần; mỗi lần 12 tháng nhưng không thể qúa 3 năm,
nếu hãng thu nhận công nhân chứng minh được với Sở Di Trú
rằng công việc của họ chưa hoàn tất và không kiếm được
người thay thế ở nước Mỹ (Visa H-2B chỉ cho phép các hãng
mướn công nhân -có chuyên môn hoặc không chuyên môn- vào Mỹ
làm việc tạm thời trong một thời gian ngắn hạn.
Trong hợp đồng trên ghi rõ rằng "thời hạn lao động là 10
tháng VÀ triển hạn hai lần, mỗi lần 10 tháng", có nghĩa là
người công nhân trong hợp đồng được bảo đảm sẽ được
làm việc ở Mỹ tới 30 tháng.
2/ Các khoản phí: chuyên chở công từ chỗ ở tới nơi làm
việc $85/tuần; chỗ ở $125/tuần; phí điều hành $2/giờ đã
ngốn gần hết lợi tức của công nhân. Nếu công nhân làm
việc 40 giờ/tuần thì cứ mỗi 4 tuần lãnh được $600, trừ
các khoản chi phí $390 thì chỉ còn $210. Sau 10 tháng chỉ còn
trên tay khoảng $3.000, sau 30 tháng được $9.000. Con số $100.000
lợi tức mà Vinamotor và Interserco vẽ trên quảng cáo rõ ràng
là lừa bịp.
Khi tới Mỹ các công nhân đã phải đối diện với một thực
tế qúa phũ phàng. Xin nghe lời kể của họ dưới đây.
Theo lời anh Ngô Bá Chín nói với phóng viên của nhật báo
Houston Chronicle thi "anh không tưởng tượng nổi cuộc đời
của anh lại có cái kết cục kinh khủng như thế tại xứ siêu
cường này. Anh cứ tưởng sẽ được sống tại một nơi sạch
sẽ nhưng họ đã bắt anh ở chung phòng với hai người khác
trong một căn hộ ổ chuột đầy gián, thảm nhà thì rách nát
dơ bẩn, với tiền nhà là $2.000/tháng, chúng tôi phải trả
thêm tiền xe hơi di chuyển tới nơi làm việc (và mỗi tuần
đến siêu thị một lần) tới $1.200/tháng".
Các công nhân khi tới Mỹ hầu như bị cô lập hoàn toàn với
xã hội bên ngoài . Họ sống như những ngừời nô lệ trên
đất tự do nhất hành tinh này và bị đe doạ rằng vì họ là
công dân một nước Cộng Sản nên chớ có tiếp xúc với
người Mỹ mà sẽ bị đối xử tồi tệ, kể cả bạo lực.
Từ vật chất tới tinh thần họ đã bị đày đoạ như súc
vật và ngược đãi như người nô lệ của hợp đồng bởi hai
công ty Mỹ và hai công ty ở Việt Nam.
Phần lớn tới Mỹ từ trong khoảng các tháng 3 và tháng 5 năm
2008, và chỉ sau 8 tháng đã bị mất việc vì sắp hết hạn cư
trú 10 tháng mà không được hai hãng trung gian là Coast to Coast
và ILP xin gia hạn như đã hứa. Các công nhân Việt Nam như bị
người ta đem con bỏ chợ, chưa kiếm đủ "sở hụi" đã
bị hãng Dynamic Industries, mướn họ qua Coast to Coast và ILP, cho
nghỉ việc (vì thời hạn cư trú hết hạn nên dù muốn hãng
này cũng không đuợc phép tiếp tục thuê mướn họ nữa).
Khi nội vụ bị phơi ra trước ánh sáng công luận và dẫn
đến "cửa quan" thì cả hai hãng đều chối phăng. Coast to
Coast thì nói rằng họ không hề biết ILP đã hứa với công
nhân được làm việc 30 tháng ở Mỹ mặc dầu trên hợp đồng
có ghi rõ "Authorized Representative: Mr. Hung Quoc Vu, Chairman of ILP
Agency, LLC", under the authorization of Mr. Ken W. Yarbrough, Jr –
Chairman of Coast to Coast Resources, Ltd."
Mặc dầu thắng kiện, với tiền bồi thường lên đến 60
triệu và nếu chia đều cho 50 người thì mỗi người đều
trở thành một triệu phú nhưng trong thực tế, 60 triệu này
chỉ có trên giấy tờ vì các bị cáo đã biến mất. Luật sư
của hãng Coast to Coast nói rằng hãng đã đóng cửa, còn ông
giám đốc ILP, Vũ Quốc Hùng, thì đã lặn mất tăm từ lâu
rồi.
Tệ hại hơn nữa là hai hãng Vinamotor và Interserco đã về hùa
với Coast to Coast và ILP, gửi thư "cảnh cáo" tới từng công
nhân, đe doạ nào là "một số lao động đã bị kích động
nên không muốn trở về nước, hiện tại một số lao động
đã tham gia kiện cáo công ty sử dụng lao động (công ty Coast to
Coast) và việc này gây ra những khó khăn liên quan đến chính
trị cũng như ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ", nào là: "Tình hình sẽ không có lợi cho người lao
động khi ra toà án vì đã không tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ,
cảnh sát sẽ bắt và áp giải về nước…"
Bức thư "cảnh cáo" trên do ông Nguyễn Trí Dũng, Phó Tổng
Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Xuất Khẩu Lao Động, Thương Mại
và Du Lịch (TTLC) ký ngày 12 tháng 4 năm 2009. Công ty TTLC là công
ty "con" của công ty Vinamotor.
Đọc bức thư trên không ai nhịn cười nổi về sự dốt nát
của ông Dũng (mặc dầu tên ông vừa có Trí vừa có Dũng). Ông
Dũng doạ người Việt khi họ còn ở trong nước XHCN thì
đuợc, chứ sang tới cái nước tự do này mà giở cái trò hù
doạ của công an XHCN ra thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ.
Người ta sắp kiện các ông lên toà Liên Bang về tội buôn bán
con người đấy.
Trên thế giới, Việt Nam là nước xuất khẩu lao động nhiều
nhất. Các công ty xuất cảng lao động đều là các "công ty
con"của những công ty quốc doanh "khủng" bất khả xâm
phạm. Mỗi năm các công ty này thu về hàng tỷ dollar tiền phí
xuất cảng lao động. Môt báo cáo về nạn buôn bán người
(Report on Trafficking On Person) của Bộ Ngoại Giao Mỹ năm 2010, cho
biết chính quyền Việt Nam đã buông lỏng cho các công ty xuất
cảng lao động, phần lớn Nhà Nước có cổ phần, mặc sức
thu phí quá đáng so với các nước xuất cảng lao động khác
ở Châu Á, khiến người đi lao động ở nước ngoài lâm vào
cảnh nợ nần chồng chất trong khi làm cô lệ cho các công ty
nước ngoài.
<h2>Công ty Vinamotor là "đấng trên cao" nào?</h2>
Vinamotor là Tổng Công Ty Công Nghiêp Ô Tô Việt Nam, liên doanh
với hàng chục công ty khác và đang bị đưa lên bàn mổ về
tội lừa đảo 10 tỳ đồng của 100 gia đình cho dự án ma
"Phân Hiệu Trường Đào Tạo Nghề Cơ Khí GTVT ở Việt Yên.
Sau 6 năm chờ đợi dự án trên vẫn nằm khòeo trên bàn giấy
của các ông thợ vẽ dự án khiến hàng trăm nạn nhân sống
dở chết dở.
Muốn biết cơ sở Vinamotor "hoành tráng" và có bao nhiêu
"con" thì chỉ cần vào Google và gõ cái tên Vinamotor là bạn
sẽ ngộp thở vì ấn tượng. Vậy mà con khủng long này sắp
bị phá sản đấy.
Công ty Interserco cũng có muôn mặt, kinh doanh thượng vàng hạ
cám. Nó nổi tiếng nhờ vụ làm nổ pháo hoa đêm 6/10/2010 ở
sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội) khiến 2 chuyên viên Đức,
một chuyên viên Singapore tử thương và khoảng 3 phần tư số
pháo mất tiêu. Ông Nhà Nước phải giả vờ nhân nghĩa rằng
"vì nhân dân miền Trung bị lũ nặng nên chính phủ quyết
định giảm thiểu số pháo hoa bắn trong đêm Ngàn Năm Thăng
Long".
Cộng đồng người Việt ở Houston đã mở rộng vòng tay đón
nhận các nạn nhân của bọn cá mập xuất cảng lao động
Việt-Mỹ. Một số tổ chức thiện nguyện đã sốt sắng giúp
đỡ họ. Văn phòng luật sư Buzbee và Trường Đại Học South
Texas College of Law đang tiến hành thủ tục xin gia hạn cư trú
cho họ. Trong khi Lãnh Sự Quán Việt Nam ở Houston thì nhất
quyết giả câm giả điếc trước việc công dân của mình bị
người ta bắt nạt. Thế Sứ quán Việt Nam đại diện cho ai ?
Bảo vệ quyền lợi của ai? Hay ông cũng sợ "gây ảnh hưởng
xấu đến chính trị và làm hại mối quan hệ giữa Việt Nam
và Hoa Kỳ" như ông Nguyễn Trí Dũng, Phó Tống Giám Đốc công
ty TTLC?
Nếu toà án phán quyết rằng các công nhân trên là nạn nhân
của Nạn Buôn Người thì chắc chắn họ sẽ được ở lại
Hoa Kỳ với visa T như trường hợp các công nhân VN ở Samoa
trước đây (Visa T cho phép nạn nhân của tệ nạn buôn bán
người cư trú và làm việc ở Mỹ có thời hạn).
Hà Ngọc Cư
© Thông Luận 2011
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8546), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét