thế kỉ 17, khởi đầu bởi sự ảnh hưởng của cuộc cách
mạng trong khoa học tự nhiên tiên phong bởi Galileo, Newton, ban
đầu ở Anh, sau đó lan sang Pháp, Đức, châu Âu nói chung, và
sau đó ra khỏi châu Âu sang Mỹ, Nhật. Theo đó, <span
class="underlined-text">lý trí được coi như ánh sáng đối chọi
lại tăm tối của sự phi lý và u mê</span>. Chính vì thế mà I.
Kant đã định nghĩa: "<em>Khai sáng là sự thoát khỏi tình
trạng thiếu trưởng thành do chính mình gây ra. Sự thiếu
trưởng thành này là thiếu khả năng sử dụng lý trí của
mình mà không cần sự dẫn dắt của kẻ khác. Nguyên nhân của
sự thiếu trưởng thành không phải là do thiếu tri thức, mà do
thiếu sự quyết đoán và lòng dũng cảm để sử dụng lý trí
của mình khi vắng mặt sự chỉ dẫn từ kẻ khác.</em>"
Như thế, khai sáng chính là quá trình tự do sử dụng lý trí
của mình để tư duy, để hiểu, để tin, để lựa chọn và
để hành động.
<h2>Lý trí lên ngôi</h2>
Đặc trưng của thời kì khai sáng có thể khái quát thành sự
đề cao của lý trí với khẩu hiệu nổi tiếng, cũng được
giương cao bởi I. Kant: "<em>Hãy dám biết!</em>".
Như thế, có thể nói, với thời kỳ khai sáng, lý trí đã lên
ngôi.
Sự lên ngôi của lý trí dẫn đến những ảnh hưởng to lớn,
không chỉ trong khoa học và nghệ thuật, mà còn lan tràn ra mọi
mặt của đời sống ngoài xã hội. <span
class="underlined-text">Điển hình nhất là sự thiết lập tự do,
bình đẳng và quyền lực tối thượng của quần chúng trong
cuộc cách mạng Pháp</span>.
Chính vì thế, trong những xã hội mà tự do, bình đẳng và
quyền lực của số đông quần chúng còn bị bóp méo và chà
đạp, thì khai sáng lại được gọi tên như một phép màu với
hy vọng những tăm tối của phi lý, u mê sẽ bị xua tan.
Nhưng bi kịch ở chỗ, trong những xã hội này, bản thân sự
bóp méo và chà đạp lại thường nhân danh những giá trị của
khai sáng như tự do, bình đẳng, ưu việt, tiến bộ, giải
phóng... Chúng được vận hành bởi một cơ chế và định
hướng bởi một thang giá trị được thiết kế nhân danh lý
trí, nhân danh khai sáng. Vì thế, chúng có tính chính danh nhất
định và rất khó bị loại bỏ, bất chấp những hậu quả
xấu xa của chúng đã bày ra đầy rẫy ở ngoài xã hội.
Chúng như chiếc mặt nạ đã dính chặt vào da thịt không thể
gỡ ra. Lý trí đã biến dạng trở thành lý trí giả tạo khô
cứng, vô nhân bản. Mục đích tốt đẹp của những học
thuyết nhân danh lý trí, nhân danh tiến bộ đã trở thành
phương tiện thống trị và đàn áp con người.
Chúng trở thành những bất công, phi lý và u mê mới mà ban
đầu, chúng có sứ mệnh cần phải loại bỏ.
<h2>Lý trí giật mình…</h2>
Nhận thức khoa học từ đầu thế kỉ XX đến nay có một
bước dịch chuyển lớn. Đó là dịch chuyển từ sự chắc
chắn tất định sang bất định trong giới hạn.
Sự dịch chuyển này ban đầu diễn ra trong các ngành khoa học
tự nhiên như Vật lý, Toán học, sau đó lan sang các ngành khác
và cuối cùng là nghệ thuật.
Nổi bật nhất trong dòng dịch chuyển này là sự ra đời của
Nguyên lý bất định, Nguyên lý bổ sung trong Vật lý và Nguyên
lý bất toàn của toán học. Những điều tưởng chừng là tất
định thì nay trở nên bất định, mang tính xác suất. Những
hệ thống được hy vọng là hoàn thiện thì nay được chứng
minh là bất toàn về bản chất.
Sự ra đời của các trường phái hậu điện đại trong nghệ
thuật cũng có liên hệ sâu xa về bản chất với những bất
định trong khoa học tự nhiên này.
Sự bất định và bất toàn về bản chất của tự nhiên,
được kiểm chứng và đóng dấu xác nhận của những ngành
khoa học được coi là chặt chẽ nhất, đã làm rúng động
nhận thức của loài người.
Biểu hiện quan trọng nhất là sự tỉnh ngộ của con người
về giới hạn hiểu biết của mình; chấp nhận những ý kiến
khác mình như một sự bổ sung cho hiểu biết. Nói cách khác,
lý trí đã giật mình, con người đã biết khiêm tốn và chấp
nhận những tri thức khác mình, thậm chí coi "đối lập như
một sự bổ trợ" cần thiết.
Nhà khoa học đã biết hoài nghi trước mỗi kết luận của
mình, thay vì khăng khăng tất định nhân danh lý trí. Nhà lãnh
đạo giỏi đã biết lắng nghe những ý kiến trái chiều. Vì
họ biết, nhận thức của mình về tự nhiên, xã hội và con
người là khiếm khuyết về bản chất.
Bất toàn, bất đinh, bổ sung trở thành những nguyên lý không
thể chối cãi. Con người phải chấp nhận chúng và tôn trọng
chúng, coi chúng là thuộc tính tất yếu của nhận thức.
<h2>… hoài nghi</h2>
Nếu khai sáng là sự lên ngôi của lý trí, thì xa hơn khai sáng
chính là sự giật mình của lý trí.
Lý trí giật mình để lý trí được khai sáng thêm một lần
nữa, được bổ sung những giá trị mới, được trở về với
đúng vai trò của mình là thúc đẩy sự tiến bộ thông qua
những nhận thức mới, thay vì bảo thủ trì trệ và tha hóa
thành công cụ đàn áp sự tiến bộ, dù đã được khoác lên
những lớp vỏ mỹ miều.
Nếu tinh thần chủ đạo của Khai sáng cổ điển là "<em>Hãy
dám biết!</em>", thì tinh thần mới của Khai sáng phải là
"<em><strong>Hãy dám biết và hãy dám hoài nghi!</strong></em>".
Hoài nghi để không kẻ nào có thể nhân danh lý trí – thực
chất là chiếc mặt nạ của lý trí; nhân danh sự hợp lý –
thực chất là hợp lý giả tạo; nhân danh những giá trị tốt
đẹp – thực chất là những xấu xa được trang điểm bởi
các mỹ từ - có thể đàn áp sự tiến bộ.
Hoài nghi để hiểu được những khiếm khuyết về bản chất
trong năng lực và tri thức của mình, để khiêm tốn với lý
trí của mình và mở lòng thành tâm lắng nghe ý kiến của kẻ
khác.
Hoài nghi để không u mê tôn vinh một hệ giá trị duy nhất,
không tạo mầm cho độc đoán ra đời; để thấy rằng
"<em>đối lập là bổ trợ</em>", đa dạng và khác biệt là
động lực của phát triển.
Hoài nghi để những mỹ từ sáo rỗng không tác oai tác quái
sản sinh ra những giả dối, vô cảm, đọa đày.
Hãy hoài nghi, hoài nghi hơn nữa, hoài nghi với cả chính mình.
______________________
Bài đăng trên <a
href="http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&News=3999&CategoryID=2">Tia
Sáng</a>, số ra ngày 20/4/2011.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8610), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét