lớp 1, vấn nạn "chạy trường, chạy lớp" lại là tâm
điểm theo dõi của những phụ huynh có con chuẩn bị tới
trường.
Tại Hà Nội, việc xin cho con em trái tuyến vào lớp 1 trường
điểm là chuyện vô cùng khó khăn. Năm nay, việc tuyển vẫn
theo phương thức "3 giảm", trong đó có giảm học sinh trái
tuyến, khiến nhiều phụ huynh như ngồi trên lửa.
<h2>Nóng các diễn đàn mạng</h2>
Trên Webtretho.com, ngay từ tháng 2/2011, các bà mẹ cũng đã lập
hẳn một forum về vấn đề này với nội dung: "<a
href="http://www.webtretho.com/forum/f53/be-sinh-nam-2005-buoc-vao-lop-1-voi-bao-dieu-bo-ngo-688466/">Bé
sinh năm 2005 - bước vào lớp 1 với bao điều bỡ ngỡ....</a>"
đã thu hút được hàng nghìn thành viên quan tâm.
Vấn đề tuyển sinh vào lớp 1 đã "nóng" trên các diễn đàn
mạng từ nhiều tháng nay
Nick Mẹ Nhím Bi có con sắp bước vào lớp 1 xin tư vấn từ các
bà mẹ khác: "Mình ở khu Linh Đàm. Mình cũng như bao cha mẹ
khác cũng muốn con mình vào được trường tốt, cô giỏi.
…Mình cũng ngắm nghía mấy trường công như Đại Kim, Đại
Từ, Hoàng LIệt và Thanh Liệt. Đại Kim thì đông quá, Hoàng
Liệt thì cơ sở vật chất cũ quá, còn Thanh Liệt thì xin vào
khó quá vì nghe nói đây là trường điểm của huyện Thanh Trì.
Cuối cùng chỉ có lựa chọn là Đại Từ: gần nhà, còn chất
lượng thì chưa biết thế nào. Có mẹ nào năm nay xin vào
trường Đại Từ cho con không?".
Nick Cutit1010 cũng chia sẻ: "Con trai lớn nhà mình cũng sinh
10/2005 đây. Mình chưa cho đi học thêm ở đâu cả mà chỉ học
lớp mẫu giáo cô dạy được gì thì dạy thôi, còn về nhà
mình dạy thêm. … À có mẹ nào có con học lớp 1 trường Lê
Ngọc Hân ở Lò Đúc không? Nghe nói trường đó cũng tốt,
nhiều người xin cho con học trái tuyến ở trương này mà mất
khối tiền đấy".
Nhiều bà mẹ cũng đưa ra một số cái giá cho các bà mẹ tham
khảo: "Nhà tớ ở Bùi Ngọc Dương nên tớ cũng cho bé học
ở Đền Lừ. … Tớ thấy mấy bé gần nhà mình xin cho con vào
LVT năm nay thấy bảo hết 1000$. Ngoài ra nếu xin trực tiếp
tiêu chuẩn của giáo viên của trường thì rẻ hơn thì
phải". Nick Phatbeu cho biết.
Nhiều bậc phụ huynh có ít mối quan hệ lại chọn diễn đàn
để là nơi xin số điện thoại và địa chỉ của các cô
giáo. Nick Thienlam23 chia sẻ : "Chào cả nhà! Con nhà mình sinh
T10/2005, mình ở khu vực Thanh Xuân Bắc, đang muốn nhờ người
kết nối xin cho con học vào lớp chọn cô (Hòa hoặc cô Huyền)
ở trường Đặng Trần Côn A, có bạn nào biết, giúp mình
với".
<h2>"Chạy trường" – cuộc đua của các đại gia</h2>
Hai tháng nay, chị Lan, ở quận Đống Đa, Hà Nội như ngồi
trên đống lửa vì chưa tìm được trường cho con. Qua nhiều
mối quan hệ, chị được những người bạn "mách" cho để
vào được 1 trường điểm ở quận Ba Đình cũng chi phí
khoảng 3.000 USD
Lý do được chị Lan đưa ra là vì trường tiểu học T.N có
môi trường học tập thân thiện, học sinh được học nhẹ
nhàng thoải mái. Ở đó quan hệ thầy trò cũng được đề cao.
Một nguyên nhân nữa theo ý kiến của nhiều bậc phụ huynh có
con em đã từng học cho biết cộng các chi phí khoảng 800 nghìn
đến 1 triệu đồng một tháng nhưng cũng rẻ chỉ bằng 1/5 so
với các trường dân lập.
Hiện tại, chị Lan đang nhờ cùng lúc rất nhiều chỗ quen
biết như người quen. Tuy nhiên theo chị Lan, dù đã đặt vấn
đề với nhiều nơi nhưng chưa có nơi nào nhận lời chắc
chắn sẽ giúp được chị.
Chị Hằng, một nhân viên văn phòng ở Lạc Trung nhưng hiện
tại chị đang sống ở khu vực Vĩnh Tuy. Tuy nhiên, chị Hằng
lại muốn cho con học tại trường tiểu học điểm L.N.H (Hai
Bà Trưng) để tiện cho việc đưa đón. Chị Hằng cho biết,
theo nhiều người "mách" cái giá được đưa ra để chạy
vào trường này thường rơi từ 1.000-1.2000 USD và cộng thêm
một số phụ phí.
Cô Phan Kim Anh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Thành Công
(Đống Đa) cũng thừa nhận nhà trường chỉ lấy học sinh ở
các khu vực phường Láng Hạ (Đống Đa). Chỉ tiêu trường năm
trước là hơn 600 học sinh nhưng năm nay sẽ ít đi vì không có
phòng học. Trường hợp trái tuyến có giải quyết nếu là con
giáo viên hoặc một số trường hợp đặc biệt khác nhưng
cũng rất ít.
Theo ông Đỗ Quang Hợp, Hiệu trưởng trường Tiểu học Cát
Linh (Đống Đa) cho biết hàng năm trường tuyển 7 lớp Một
với khoảng 280 học sinh. Tuy nhiên theo kinh nghiệm các năm
trước, mỗi năm nhà trường thường tuyển khoảng 350-360 chỉ
tiêu vào cho 7 lớp Một của trường. Ông Hợp cũng thừa nhận,
hàng năm vẫn có một số suất "ngoại giao" dành cho con em
giáo viên và các lãnh đạo của phường, quận…
<h2>Liệu có thực sự cần thiết?</h2>
NGƯT Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng trường tiểu học DL
Đoàn Thị Điểm (Từ Liêm) chia sẻ: "Bản thân của việc
chọn trường là tốt nhưng nếu đó như là một cuộc chạy
đua "vũ trang" nếu như mất tiền và phải chạy bằng thế lực
thì nó trở nên không tốt. Nếu phụ huynh lựa chọn và con họ
cũng đủ điều kiện vào trường thì đó là hiện tượng
tốt. Nếu việc chạy bằng tiền và làm rối loạn xã hội vào
mỗi đầu năm học thì là hiện tượng không tốt".
Trên diễn đàn Webtretho.com, Nick Beans chia sẻ: "Chào các mẹ!
Cu Beens nhà mình sinh năm 2005. cũng chuẩn bị cắp ba lô đi học
đây. Vợ chồng mình cũng đầu tư cho bé học tiếng Anh từ
nhỏ, mình đi làm về cũng tranh thủ dạy bé tí xíu. Trộm vía
level của cu cậu lên nhanh đáo để. Lúc đầu bé rất sợ
đến lớp, không hòa đồng với bạn bè. Và mình thật đau
lòng khi nhận ra bé bị tự kỉ, mình quyết định dừng việc
học của bé ở trường và tự dạy con".
Cô giáo trực tiếp giảng dạy cũng là yếu tố mà các phụ
huynh phải lưu tâm. Đôi khi, ở các trường không nổi tiếng
như đồn thổi, có những giáo viên rất giỏi, sĩ số lớp
vừa phải đó mới chính là yếu tố giúp các con tiếp thu và
học tập tốt.
Cùng quan điểm này, chị Hằng (Vĩnh Tuy) chia sẻ "Mới đầu
chị cũng định xin cho con học trái tuyến vào trường điểm.
Tuy nhiên nhà trường khá chật chội, trẻ con lại phải bán
trú nhà dân nên rất vất vả. Chị cũng biết nhà trường có
nhiều giáo viên giỏi nhưng nếu 1 giáo viên giỏi phải dạy
hơn 50 học sinh/lớp liệu có quan tâm đầy đủ đến các học
sinh".
Theo quan điểm của chị Hằng, trẻ vào lớp 1 thì điều quan
trọng nhất là rèn chữ và rèn kỹ năng chứ chưa phải là
kiến thức. Vì vậy, chị Hằng quyết định không tiêu tốn
hàng chục triệu đồng để "chạy trường" mà đưa con về
trường tiểu học ở gần nhà để học.
GS.VS Phạm Minh Hạc, Chủ tịch hội khoa học tâm lý giáo dục
Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng khẳng định rằng
trẻ em được học ở những trường tốt sẽ có nhiều điều
kiện để phát triển hơn. Tuy nhiên ở các quốc gia khác không
có hiện tượng "chạy trường" như ở Việt Nam. Vì vậy,
những tác động của việc chạy trường đến đâu thì rất
cần những điều tra xã hội học về vấn đề này. Nguyên
nhân có thể thấy ngay của tình trạng "chạy trường" là do
chất lượng giảng dạy ở các trường hiện nay không đồng
đều, thiếu trường, thiếu lớp. Bên cạnh đó, tâm lý và
nhận thức của các bậc phụ huynh cũng chưa hoàn toàn đúng
đắn và khoa học.
Ông Nguyễn Đức Vui, Chánh thanh tra Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết
vào đầu mùa tuyển sinh, lãnh đạo Sở sẽ phân cấp xuống
các Phòng GD&ĐT địa phương để kiểm tra. Nếu phát hiện ra
trường hợp chạy trường chạy lớp, trên Sở sẽ gửi công
văn về cho các phòng, nếu không xử lý được thì chuyển
xuống các huyện, nếu các ban ngành trực thuộc Sở GD&ĐT thì
thanh tra Sở sẽ giải quyết.
<div class="special_quote">Theo lịch, việc tuyển sinh đầu cấp
được tiến hành bắt đầu từ ngày 1- 15/7. Sau thời hạn này,
trường nào còn chỉ tiêu sẽ được phép tuyển học sinh trái
tuyến. Chậm nhất đến 30/7, các trường tiểu học sẽ phải
hoàn thành công tác tuyển sinh để chuẩn bị cho năm học
mới.</div>
Phạm Thịnh
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8567), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét