Bùi Chát - Giấy Vụn và Tự Do Xuất Bản

<em>Cộng tác viên của DLB đã liên lạc với ông YoungSuk "Y.S."
Chi, chủ tịch Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế (IPA), Trưởng ban
tổ chức Dr. Ana Maria Caballenas, ông Alexis Krirorian - giám đốc
điều hành IPA, và ông Bjorn Smith-Simonsen - chủ tịch Uỷ Ban Tự
Do Xuất Bản của IPA để tìm hiểu và phỏng vấn về giải
thưởng Tự Do Xuất Bản mà IPA vừa trao cho nhà thơ Bùi Chát,
người sáng lập và điều hành nhà xuất bản độc lập Giấy
Vụn. DLB xin gửi đến quý bạn đọc.</em>

Buenos Aires là thành phố thứ 6 được Hiệp Hội Xuất Bản
Quốc Tế (IPA) chọn làm nơi để trao giải Tự Do Xuất Bản.
Năm nay, người được nhận giải thưởng cao quý này là một
người Việt Nam - anh Bùi Chát, sáng lập viên của nhà xuất
bản độc lập Giấy Vụn.

Lễ trao giải được diễn ra vào lúc 4:30 chiều ngày thứ Hai
tại thủ đô Buenos Aires của Argentina. Thành phần quan khách danh
dự gồm có Bộ trưởng Văn hóa ông Hernán Lombardi, Thị
trưởng thành phố ông Mauricio Macri, Phó giám đốc tờ báo lớn
nhất của Argentina (La Nacion) - ông José Claudio Escribano, Chủ
tịch IPA ông YoungSuk "Y.S." Chi, chủ tịch IPA và trưởng ban tổ
chức Dr. Ana Maria Caballenas.

<center><img src="http://danluan.org/files/u1/sub01/bc-dlb1.jpg" width="600"
height="178" alt="bc-dlb1.jpg" /></center>
<center><em>Bộ trưởng Văn hóa Hernán Lombardi, Chủ tịch IPA -
YoungSuk "Y.S." Chi, Thị trưởng Mauricio Marci, Bùi Chát, José
Claudio Escribano</em></center>

Bên cạnh đó là sự tham dự của 3 đài truyền hình chính, 2
tờ báo lớn nhất của Argentina - Clarín và La Nacion cũng như
các đài phát thanh.

Lễ trao giải thưởng được tổ chức như một phần chương
trình và trong khuôn viên của hội chợ quốc tế lần thứ 37
tại thủ đô Buenos Aires.

Trong bài diễn văn trước khi trao giải, ông YoungSuk "Y.S." Chi,
Chủ tịch của IPA đã phát biểu: "Nỗ lực của Giấy Vụn đã
thúc đẩy một phong trào mới của những nhà tư tưởng mới,
của những nhà văn, nhà thơ, những người làm nghệ thuật tự
do... không chấp nhận sự áp đặt những tư tưởng chính trị,
tuyên truyền lên họ."


<center><img
src="http://danlambaovn.files.wordpress.com/2011/04/youngsuk-danlambao.jpg"
/></center>
<center><em>YoungSuk "Y.S." Chi - Chủ tịch IPA</em></center>

Kết thúc bài diễn văn ông Chi đã nói: "<em>Trong nhiều thập
niên, người dân Việt Nam đã bị tước đoạt quyền tiếp
cận những thông tin trung thực, chính xác, quyền được thu
thập những quan niệm, ý tưởng mới và quyền được tự do
chọn lựa những gì mà họ muốn đọc. Nhà Xuất bản Giấy
Vụn đã có những đóng góp to lớn cho việc gia tăng sự quan
tâm của nhiều người về những nhân quyền căn bản: tự do
suy nghĩ, tự do sáng tác, tự do xuất bản và tự do đọc mà
không phải sợ hãi đe dọa, trấn áp. Khi chúng tôi trao cho Bùi
Chát giải thưởng Tự Do Xuất Bản 2011 của IPA, xin mời mọi
người hãy đứng dậy để vinh danh sự can đảm hiếm có, sự
kiên trì, nhân cách, đam mê và ý nghĩ vươn về phía trước mà
Bùi Chát và các cộng tác viên của anh đã thể hiện một cách
rõ ràng. Cám ơn Bùi Chát và tất cả mọi người trong nhà
xuất bản Giấy Vụn.</em>"

Khi nói về lý do chọn người nhận giải cho năm 2011, ông Alexis
Krirorian - giám đốc điều hành của IPA đã chia sẻ với Dân
Làm Báo rằng: "<em>Tiêu chuẩn lựa chọn người nhận giải
phải là một nhà xuất bản độc lập, đóng góp vào phong trào
tự do xuất bản và Bùi Chát là một trong những người hiếm
hoi trên thế giới đang kiên trì làm công việc ấy.</em>"

Bài diễn văn ngắn gọn, xúc tích của anh Bùi Chát trong buổi
lễ đã tạo những ấn tượng sâu đậm trong lòng người tham
dự. Bà Ana Maria Caballenas, nguyên chủ tịch IPA và là Trưởng
ban Tổ chức, đã có nhận xét với Dân Làm Báo rằng đây là
một bài diễn văn ngắn nhất nhưng nhiều ý nghĩa nhất.

<center><img src="http://danlambaovn.files.wordpress.com/2011/04/bc-ana.jpg"
/></center>
<center><em>Bùi Chát và bà Ana Maria Caballenas - nguyên chủ tịch
IPA và trưởng ban tổ chức 2011 trả lời phóng viên báo chí cô
Martinez.</em></center>

Phát biểu của nhà thơ Bùi Chát đã được thông dịch tại
chỗ sang tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Dân Làm Báo xin gửi
đến các bạn nguyên văn phát biểu của Bùi Chát:

<div class="special_quote">Tôi thật sự vui mừng khi có mặt nơi
đây như một nhân chứng về những nỗ lực không mệt mỏi
của những nhà hoạt động cho tự do ở Việt Nam.

Ở một nơi mà tự do chỉ có thể tồn tại trong những hành vi
tùy tiện của chính quyền thì những cố gắng cho sự hiện
diện của công lí và tình người dường như là vô nghĩa, và
để hành động cho những điều tưởng như viễn vông này
chúng tôi đã chọn xuất bản.

Cũng như những anh em đang bị tù đày, quản thúc và tất cả
những người đang đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp ở
Việt Nam, chúng tôi luôn tin tưởng vào lương tri. Thông qua
việc xuất bản một cách tự do những điều cần thiết, chúng
tôi biết rằng nhiều độc giả của chúng tôi sẽ tìm thấy
lại lương tri của mình.

Sách có thể biến thế giới thành tự do, chính vì thế chúng
tôi tin rằng tự do sẽ đến, trước hết với những người
làm sách, những người đọc sách, và những người bàn luận
về những điều mà sách mang lại.

Bằng tất cả tình yêu dành cho sách và dành cho con người, tôi
xin đón nhận và san sẻ niềm vinh dự này cho tất cả độc
giả, đồng nghiệp, bạn bè, và những người ủng hộ.

Hy vọng giải thưởng sẽ là cú hích đáng kể cho sự phát
triển của phong trào xuất bản độc lập, đặc biệt là sự
phát triển của xã hội dân sự, tại Việt Nam.

Cám ơn tất cả mọi người.</div>

<center><img
src="http://danlambaovn.files.wordpress.com/2011/04/bc-phatbieu-danlambao.jpg"
/></center>

<center>* * *</center>

Ngoài các bài phát biểu của Chủ tịch IPA, của Bùi Chát, là
diễn văn của Bộ trưởng Văn hóa - ông Hernán Lombardi, Thị
trưởng thành phố - ông Mauricio Macri, Phó giám đốc tờ La
Nacion - ông José Claudio Escribano và Truởng ban tổ chức - Dr. Ana
Maria Caballenas. Trước và sau buổi lễ, 2 tờ báo lớn của
Argentina là La Nacion và Clarín cùng các đài phát thanh và 3 đài
truyền hình lớn của Argentina đã tường thuật rộng khắp.

Sau buổi lễ trao giải, 2 ông Bjorn Smith-Simonsen (chủ tịch Uỷ
Ban Tự Do Xuất Bản, IPA's Freedom to Publish Committee - FPC), Alexis
Krirorian (giám đốc điều hành của Hiệp Hội Các Nhà Xuất
Bản, IPA) đã chia sẻ một số điều về giải thưởng như sau:


<center><img
src="http://danlambaovn.files.wordpress.com/2011/04/bjorn-alexis-bc.jpg"
/></center>
<center><em>Bjorn Smith-Simonsen, Alexis Krirorian, Bùi Chát</em></center>

<strong>Bjorn Smith-Simonsen:</strong> trước tình trạng kiểm duyệt
đang ngày càng gia tăng một cách tinh vi, dưới nhiều hình thức
khác nhau, IPA quyết định thành lập FPC vào năm 2005. Một trong
những việc làm của FPC là chọn ra những cá nhân có can đảm
và nỗ lực đóng góp trong lãnh vực phát huy quyền Tự do xuất
bản.

<strong>Alexis Krirorian:</strong> những thành viên của IPA, cá nhân
những nhà xuất bản, các tổ chức quốc tế chuyên nghiệp và
các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động trong lãnh vực tự
do ngôn luận đều có thể đề cử ứng viên cho giải thưởng.
Sau khi nhận được danh sách ứng viên từ FPC, hội đồng quản
trị của IPA sẽ bình bầu và chọn ra người xứng đáng nhất
được nhận giải.

<strong>Bjorn Smith-Simonsen:</strong> ngoài giải thưởng Tự Do Xuất
Bản, những việc mà Uỷ Ban Tự Do Xuất bản FPC có thể làm
là thường xuyên phổ biến, thông báo và tạo sự quan tâm về
tình trạng kiểm duyệt xuất bản của các nước, làm việc
với những quốc gia hiện đang có những tình trạng tồi tệ
trong lãnh vực này. Hiện nay Na Uy và Việt Nam đang có những
phối hợp trong lãnh vực xuất bản nhưng phần lớn tập trung
vào mặt bảo vệ bản quyền. Tuy nhiên, FPC sẽ nương theo đó
để có những yêu cầu chính đáng về mặt tự do xuất bản.

<strong>Alexis Krirorian:</strong> bên cạnh đó thì Uỷ Ban Tự Do
Xuất Bản cũng đang có những nỗ lực vận động Liên Hiệp
Quốc quan tâm đến Tự Do Xuất Bản và đưa vấn đề này vào
trong những ký ước quốc tế giữa các quốc gia thành viên LHQ.

<strong>Alexis Krirorian:</strong> đối với những nhà xuất bản
độc lập, tự do như Bùi Chát chúng tôi đã và đang gây dựng
những quỹ khẩn cấp (emergency fund) để hỗ trợ cho gia đình
của những người chủ xướng cũng như nhân viên nếu họ gặp
khó khăn. Chúng tôi cũng có những kế hoạch vận động dư
luận thế giới nhất là đối với giới xuất bản (IPA) và
văn nghệ sỹ (PEN) quan tâm đến những nhà xuất bản độc
lập để lên tiếng can thiệp khi họ gặp những khó khăn.

<center><img src="http://danlambaovn.files.wordpress.com/2011/04/baochi.jpg"
/></center>
<center><em>Hai tờ báo lớn nhất của Argentina - La Nacion và
Clarín đăng tải tin tức vào ngày thứ Ba, 26.04.2011</em></center>

<center>* * *</center>

Giải thưởng Tự Do Xuất Bản khởi đầu từ năm 2006 tại
Goteborg, Thụy Điển. Sau đó đã được trao cho các nhà hoạt
động xuất bản độc lập và tự do tại CapeTown - Nam Phi
(2007), Amsterdam - Hòa Lan (2008), Oslo - Na Uy (2009), Istanbul - Thổ
Nhĩ Kỳ (2010) và Buenos Aires - Á Căn Đình (2011).

<center>* * *</center>

IPA - International Publishers Association (Hiệp Hội Xuất Bản Quốc
Tế) được thành lập tại Paris - Pháp quốc vào năm 1896 với
mục tiêu phát huy và bảo vệ quyền xuất bản cũng như gia
tăng sự quan tâm của mọi người về vai trò của xuất bản
đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị trên
toàn thế giới. IPA tích cực đấu tranh chống lại mọi sự
kiểm duyệt và là người bạn đồng hành của những tổ chức
bảo vệ nhân quyền. Sau hơn 100 năm hoạt động, IPA hiện đang
có 65 thành viên hội ở tầm quốc gia từ 50 đất nước khác
nhau.

<center>* * *</center>


<center><img
src="http://danlambaovn.files.wordpress.com/2011/04/bcphongvienbaochi.jpg"
/></center>
<center><em>Bùi Chát và phóng viên Claudio của tờ
Clarin</em></center>

Bùi Chát tên thật là Bùi Quang Viễn, sinh năm 1979 ở Hố Nai,
Biên Hòa, Đồng Nai. Anh tốt nghiệp ngành Văn học, khoa Ngữ
văn - Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp HCM
vào năm 2001. Anh là một nhà thơ, một nhà xuất bản độc lập
và hiện đang sinh sống tại Sài Gòn.

Năm 2001 Bùi Chát cùng với nhà thơ Lý Đợi và các bạn hữu
như Khúc Duy, Nguyên Quán thành lập nhóm Mở Miệng và cùng các
bạn hữu đề xướng các khái niệm 'thơ rác', 'thơ nghĩa
địa'.... Sau đó, anh sáng lập Giấy Vụn chuyên in ấn và
phát hành tác phẩm của các nhà thơ vỉa hè dưới mọi hình
thức có thể làm được. Chủ trương của Giấy Vụn, theo Bùi
Chát, là giúp cho các nghệ sỹ sáng tác có thể thực hiện
những tác phẩm trung thực với suy nghĩ của chính mình, giúp
cho độc giả có thể tìm đến những tác phẩm mà họ thực
sự muốn đọc. Năm 2004, anh và nhà thơ Lý Ðợi bị bắt giam
hai ngày về tội phát tờ rơi tại một buổi đọc thơ mà công
an đã ập vào và buộc phải giải tán.

Đến nay Giấy Vụn đã xuất bản gần 30 tác phẩm. Điển hình
là:

Bài thơ của một người yêu nước mình - Thơ Trần Vàng Sao
Bài thơ một vần - Thơ Bùi Chát
Khi kẻ thù ta buồn ngủ - Thơ Lý Đợi
Trước khi thành giấy vụn - Trúc Ty
Việt Nam - hành trình một dân tộc (Phillippe Papin)
Lĩnh Đinh Chích Khoái - Thơ Đinh Linh
Quà tặng của quỷ sứ - Thơ Trần Wũ Khang
Trại súc vật (nguyên tác Animal Farm - George Owell)
Xáo chộn chong ngày (tập thơ)
Made in vietnam (conceptual art)
Cái lồn bỏ đi & những bài thơ chửi rủa [bới, lộn] (tập
thơ)
Tháng tư gãy súng (tập thơ)
Xin lỗi chịu hổng nổi (tập thơ nghĩa địa)
Vòng tròn sáu mặt (tập thơ in chung 6 tác giả)
Mở miệng (tập thơ in chung 4 tác giả)
Khoan cắt bê tông (tập thơ in chung 23 tác giả)
Có jì dùng jì có nấy dùng nấy (thơ vỉa hè)
47 tác giả & nhiều tập thơ cá nhân khác…


<center><img
src="http://danlambaovn.files.wordpress.com/2011/04/yschi-bc.jpg" /></center>

<center><em>Chủ tịch IPA - YoungSuk "Y.S." Chi và Bùi
Chát</em></center>

<center><img
src="http://danlambaovn.files.wordpress.com/2011/04/bc-lombardi.jpg"
/></center>

<center><em>Bùi Chát & Bộ trưởng Bộ Văn hóa của Argentina - ông
Hernán Lombardi</em></center>

<center><img
src="http://danlambaovn.files.wordpress.com/2011/04/bc-escribano.jpg"
/></center>

<center><em>Bùi Chát & ông José Claudio Escribano - Phó giám đốc
Nhật báo La Nacion</em></center>

<center><img src="http://danlambaovn.files.wordpress.com/2011/04/bc-tv.jpg"
/></center>

<center><em>Trả lời phỏng vấn TV - Buenos Aires</em></center>

<center><img
src="http://danlambaovn.files.wordpress.com/2011/04/bc-giaithuong.jpg"
/></center>

Vũ B. Giang (danlambao)

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8646), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét