chức, trong đó có BHXH Việt Nam với khoản vay thể hiện trên
14 hợp đồng, trị giá 1.010 tỉ đồng.
Món nợ này, bà Đỗ Thị Xuân Phương - Phó tổng giám đốc
BHXH Việt Nam cho biết, ALC2 đã thanh toán 200 tỉ đồng, và hứa
tháng 4, hoặc chậm nhất tháng 5 năm nay sẽ trả thêm 200 tỉ
đồng sau khi thanh lý tài sản.
Riêng số còn lại 610 tỉ đồng, chưa ai dám khẳng định có
đòi được hay không vì ALC2 đã nằm trên bờ vực phá sản,
trong khi "công ty mẹ" Agribank trước đó đã âm thầm hạ
hạn mức bảo lãnh.
Cụ thể, năm 2003 Agribank - BHXH Việt Nam cùng nhau ký bản thỏa
thuận với nội dung Agribank cam kết bảo lãnh cho các khoản vay
của các công ty thành viên, trong đó riêng ALC2 có hạn mức
trần 1.300 tỉ đồng (nếu ALC2 không trả được, Agribank trả
nợ thay). Để hiện thực hóa thỏa thuận trên, năm 2008,
Agribank phát hành 3 thư bảo lãnh: Thư thứ nhất vào ngày 13.3
trị giá 500 tỉ đồng, thư thứ 2 vào ngày 22.4 trị giá 800 tỉ
đồng và thư thứ 3 ngày 20.10 là 400 tỉ đồng. Nhưng trong thư
bảo lãnh thứ 3, Agribank lại kết: "<em>Thư này thay thế cho 2
bức thư đã phát hành trước đó</em>". Có thể hiểu,
Agribank đã rút hạn mức bảo lãnh từ 1.300 tỉ xuống chỉ còn
400 tỉ đồng.
Về tình tiết này, phía BHXH Việt Nam bức xúc: "<em>Việc
Agribank rút bảo lãnh xuống còn 400 tỉ đồng thì 2 bên phải
gặp nhau để đàm phán. Đằng này, không gặp để thương
thảo, bàn luận là hoàn toàn trái với thỏa thuận trước đó.
Ngoài ra, tới thời điểm thư thứ 3 được phát hành thì BHXH
Việt Nam đã giải ngân cho ALC2 480 tỉ đồng, mà Agribank chỉ
bảo lãnh 400 tỉ đồng như trong thư cũng là cố tình thoái
thác trách nhiệm</em>".
Tuy nhiên, vấn đề là, vì sao vào thời điểm 2008, khi nhận
bức thư khó hiểu ấy BHXH không phản hồi và đòi ngồi lại
bàn đàm phán với Agribank? Một lãnh đạo của BHXH, giãi bày
không thể làm như vậy do thư bị thất lạc, nằm trong đống
công văn lưu, do sự thiếu trách nhiệm của một cán bộ lưu
trữ. Khi thư đến, cán bộ lưu trữ đã không báo cáo cấp
trên và mãi đến tháng 7.2010, khi BHXH đã giải ngân hết 1.010
tỉ đồng cho ALC2 thì… bức thư mới được tìm thấy. Đến
đây, một lần nữa người ta lại phải đặt câu hỏi: Vậy
tại sao lúc đó BHXH không yêu cầu Agribank ngồi lại đàm phán
mà phải đợi đến khi ALC2 bị công khai thua lỗ mới "tá
hỏa" đi giải thích, và đổ vấy cho Agribank?
<span class="underlined-text">Rõ ràng, sự việc trên đã cho thấy
cả Agribank và BHXH Việt Nam tỏ ra thiếu trách nhiệm đối với
việc sử dụng, bảo toàn đồng vốn ngân sách nhà
nước</span>. Bức thư bảo lãnh với số tiền liên quan lên
tới 1.300 tỉ đồng, mà một bên thì tự ý quyết; trong khi bên
kia lại để thất lạc trong đống công văn lưu trữ là những
lý do mà một người cả tin nhất cũng khó có thể chấp nhận.
Anh Vũ
_____________________________
<h2>Bình luận của NiceCowboy trên blog Anh Ba Sàm:</h2>
Về vụ Cty Tài chính 2 NHNN thua lỗ 3.000 tỷ đồng, trong đó có
khả năng BHXH VN có thể mất 1000 tỷ đồng. Đọc xong Cao bồi
(miệt vườn thôi) cũng thấy cái cách quản lý kinh tế, quản
lý, đầu tư tiền nhàn rỗi của một cơ quan nhà nước
"ngu" chưa từng có! Hay đây chỉ là một cách giả "ngu'
để "được lừa". Nếu các cơ quan thanh tra, kiểm toán,
công an mà không làm ra ánh sáng việc này thì người dân nào
dám tin vào BHXH VN được nữa?
Là người cũng có liên quan chút ít đến ngành tài chính ngân
hàng, tôi xin kể vài chuyện sau đây và có thêm nhận xét:
- Chuyện BHXH VN 'đầu tư" tiền đóng BH của dân chúng vào
các Ngân hàng là được phép, vấn đề là đầu tư vào đâu
cho có lợi nhất (lợi cho ai? hay lợi cho nhà nước, cho dân?)
Thật ra có nhiều cách đầu tư khách quan và an toàn, nhưng cách
có lợi nhất (cho các vị lãnh đạo BHXH) là cho các ngân hàng
vay bằng cách gửi tiền BH của dân vào các Ngân hàng TRONG
TRUNG, DÀI HẠN nhưng khi làm giấy tờ, hợp đồng gửi chỉ là
KHÔNG KỲ HẠN (gửi tài khoản thanh toán, vãng lai, có quyền
rút ra bất kỳ lúc nào). Điều này có lơi cho các Ngân hàng vì
chỉ phải trả theo lãi suất RẤT THẤP so với nếu gửi có
kỳ hạn; đương nhiên ngân hàng sẽ biết điều mà hoa hồng
rất cao cho các vị lãnh đạo, đặc biệt Kế toán trưởng, Ban
điều hành BHXH… Không riêng gì BHXH, một số doanh nghiệp nhà
nước, nhất là các cơ quan hành chính sự nghiệp có tiền
thừa nhưng không được phép trực tiếp kinh doanh đều làm
thế cả, gửi Ngân hàng lấy tiền lãi không kỳ hạn rất
thấp nhưng Ngân hàng phải hoa hồng riêng cho ngừoi có quyền
quyết định gửi tiền ở NH đó. Việc này cả hai bên cho và
bên nhận đều dấu kín, đều có lợi cho cả hai bên (nhà
nước và dân thiệt mà thôi) và không bên nào dám lộ ra vì
đều vi phạm pháp luật. Chuyện này ngành ngân hàng ai cũng
biết, nhưng lấy chứng cứ thì cực kỳ khó.
- Về chuyện thư bảo lãnh của Agribank (bên bảo lãnh), Công ty
tài chính ALC2 (bên được bảo lãnh) và BHXHVN (bên nhận bảo
lãnh): Các bên đều sai trái hoàn toàn, nhưng bên Ngân hàng lợi
dụng sự "ngu ngốc" của BHXHVN để làm sai, cụ thể cái ngu
đó như sau (tôi khẳng định đó là ngu, nếu không thì là cố
ý làm trái, làm ngơ vì mục đích gì đó):
a. Lúc Agribank phát hành thư bảo lãnh lần thứ ba chỉ còn 400
tỷ đồng, mà BHXHVN đã giải ngân cho ALC2 480 tỷ đồng! Cái
này sai hoàn toàn về mặt pháp luật. Nếu chưa có bảo lãnh,
<span class="underlined-text">sao lại dám giải ngân</span>? rồi thay
vì không phải bảo lãnh 480 tỉ mà chỉ có 100 tỉ, hay thậm
chí không đồng ý bảo lãnh nữa thì sao? BHXHVN có thể tự
biện hộ rằng số tiền 480 tỉ đã là số dư còn lại của
những thư bảo lãnh trước đó đã hết hạn bảo lãnh chứ
không phải giải ngân mới. Biện hộ thế cũng sai hoàn toàn.
Trong nguyên tắc bảo lãnh, sắp đến hết thời hạn bảo lãnh
mà còn dư nợ (480 tỉ) thì ngay lập tức bên nhận bảo lãnh
ALC2 phải yêu cầu có thư bảo lãnh mới thay thế ngay TRƯỚC
KHI thư bảo lãnh cũ hết hiệu lực, nếu không thì phải YÊU
CẦU bằng văn bản BÊN BẢO LÃNH LÀ AGRIBANK PHẢI TRẢ NGAY SỐ
DƯ NỢ ĐANG BẢO LÃNH trước khi thư bảo lãnh hết hiệu lực.
Đàng này, BHXHVN đã không yêu cầu có thư bảo lãnh kịp thời,
không claim nợ đang bảo lãnh... mà sau đó khi có thư bảo lãnh
mới (chỉ 400 tỉ), thay vì phải là 480 tỉ, hoặc nhiều hơn cho
phù hợp dư nợ thực tế… mà BHXH VN không hề có ý kiến,
hoặc thưa kiện ra Tòa, hoặc bất kỳ hành vi pháp lý nào khác
để giải quyết quyền lợi cho mình, để đến khi đổ bể
tùm lum thì mới lên tiếng! HAY LÀ HÁ MIỆNG MẮC QUAI VÌ ĐÃ
LỠ QUAN HỆ TRÊN MỨC TÌNH CẢM QUÁ NHIỀU rồi như tôi đã nói
ở phần đầu.
b. Một điều cực kỳ sai trái, sai trái hơn điều nói trên, là
BHXHVN tuyên bố là đã làm thất lạc thư bảo lãnh. Nếu đúng
như vậy xảy ra, thì bên bảo lãnh Agribank hoàn toàn có quyền
từ chối bảo lãnh và không trả nợ thế cho ALC2. Theo tập
quán ngân hàng quốc tế và luật pháp qui định về bảo lãnh
ở VN, thư bảo lãnh chỉ có duy nhất 1 bản gốc có giá trị,
bất kể bản sao y công chứng… Nếu mất thư bảo lãnh thì
bên bảo lãnh phủi tay nói không, chẳng ai có thể làm gì cả.
Việc BHXHVN nhận thư bảo lãnh mới không đúng hạn (sau khi đã
giải ngân, sau khi thời hạn bảo lãnh trước đã kết thúc),
số tiền bảo lãnh không khớp với thực tế (chỉ có 400 tỉ),
mất thư bảo lãnh (thật không?), chấp nhận thư bảo lãnh với
nội dung bất lợi (thay thế những thư bảo lãnh trước đó…)
là những việc làm hoàn toàn sai trái, thậm chí có thể nói là
không biết chút nào về quản lý tài chính, tiền tệ của một
cơ quan cấp nhà nước như BHXHVN. Việc này nếu Kiểm toán Nhà
Nước, hay Thanh Tra Bộ Tài Chính, TTNN vào cuộc thật sự (tôi
xin nhấn mạnh là "thật sự") thì dễ dàng thấy những sai
phạm lộ liễu trên.
Trong vụ này ngoài lãnh đạo ALC2 (công ty cho thuê TC2 của Ngân
hàng Agribank) phải bị truy tố hình sự; thì Agribank cũng phải
có trách nhiệm rất lớn về mặt dân sự, vì quản lý kém
không kiểm soát đơn vị thành viên; và BHXH VN cũng có trách
nhiệm rất lớn vì đã cố ý làm trái gây thiệt hại nghiêm
trọng đến tài sản của nguời dân, tiền đóng BHXH.
P/S: tôi không tin sớm nhất là cuối tháng 5/2011 BHXHVN sẽ
được trả tiếp 200 tỉ đồng từ tiền thanh lý tài sản của
ALC2 (thủ tục thanh lý này ít nhất 6 tháng nữa mới xong).
Đặc biệt tôi hoàn toàn không tin Agribank sẽ trả giùm ALC2 số
nợ còn lại 600 tỉ , vì hoàn toàn không có cơ sở pháp lý,
họ đâu có bảo lãnh hết số đó, hơn nữa thư bảo lãnh
không còn… Trừ phi, cấp "trên" đồng ý sẽ làm kiểu túi
này bỏ sang túi kia cho yên chuyện, anh nào cũng là doanh nghiệp
nhà nước (cho đến hiện nay)! Chán thật, đọc nhiều chuyệm
mất mát tài sản nhà nước, tài sản dân… vài ngàn tỉ như
chuyện đùa. Hôm trước thì chuyện Vinaline Tổng CT HHVN phải
bồi thường 800.000 đô la cũng vì ngu không biết luật!
Chắc có lẽ Cao bồi lương thiện nên đổi nick là Cao bồi gian
manh rồi đi lừa mấy ông Nhà Nước kiếm sống khỏe re, không
phải đi chăn bò hàng ngày cực khổ như thế này.
Nguồn:
http://anhbasam.wordpress.com/2011/04/20/tin-th%E1%BB%A9-t%C6%B0-20-4-2011/
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5824), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét