Việt Nam. Bạn đi đúng lề đường, đúng tốc độ. Đột
nhiên một chiếc xe ô tô từ đằng sau, mất lái, mất phanh rồ
lên lao vào bạn. Cuộc đời tươi trẻ của bạn đột ngột
chấm dứt. Bạn để lại đằng sau mình mẹ già, vài đứa con
thơ. Thủ phạm bồi thường cho gia đình bạn vài chục triệu
VND để lo ma chay.
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=179989
http://tiengtrung.vn/diendan/khac/4688-oto-oediena-dam-chet-tham-2-phu-nu.html
http://forum.duytan.edu.vn/sites/index.aspx?p=forum_thread&forum=391&thread=14144#p0
Một ngày nào đó, bạn nghe tin con em mình đi sinh nhật, hôn
bạn gái. Người khác họ ngứa mắt về mang dao đến băm con em
bạn đến chết.
http://bee.net.vn/channel/1987/201101/dam-chet-nguoi-vi-nhin-thay-ghet-1786973/
Bạn va chạm giao thông nhỏ, chỉ cái nhìn, câu nói người ta
có thể dễ dàng rút dao kết liễu cuộc đời của bạn hay
của ai đó là người thân của bạn.
Bạn thường xuyên mua đồ ăn có chứa chất độc, người bán
họ không biết. Và dù họ có biết cũng vẫn cứ bán cho bạn
như thường.
Một ngày cuối năm, bận rộn có lúc nào bạn ngồi lại ngẫm
xem. Trên đất nước Việt Nam này cái chết đến nhanh và đơn
giản biết bao. Có lẽ bạn sẽ dựa vào báo chí Việt Nam để
an ủi mình rằng ở các nước khác người ta cũng giết nhau
dễ dàng như thế. Bọn đầu trọc, phân biệt chủng tộc nhìn
thấy người khác chủng tộc, chúng có thể đâm chết bạn.
Thế là bạn ừ, ở đâu cũng thế thôi.
Câu chuyện có lẽ chỉ đến đó là dứt dòng suy nghĩ của
bạn.
Thế nhưng nếu là con, em bạn đang tuổi thanh xuân phơi phới
là nạn nhân của vụ nhìn đểu, vụ quệt xe còn chưa xước
sơn mà phải nhận những nhát dao đâm vào người. Bạn sẽ
nghĩ gì, số phận ư? Số phận nào mà ngiệt ngã vậy. Chỉ
một chút rượu vào leo lên xe, kẻ kia dễ dàng tước đi mạng
sống người khác, hay chỉ một cái nhìn là kẻ nọ xọc dao
vào người con em bạn. Không cho nạn nhân được phân trần,
thanh minh.
Bạn có bao giờ điểm lại năm qua, có bao nhiều người Việt
đã chết trong những trường hợp lãng nhách như vậy? Để rút
ra câu hỏi tại sao sự việc vẫn được lặp đi lặp lại,
nếu sự việc được lặp lại nhiều lần ắt nó phải có
một điểm chung, một quy luật. Nó không phải là số phận, may
rủi, bất ngờ được. Và ai đó phải có trách nhiệm về
việc này.
Đôi khi người ta giải thích nguyên nhân, đó là ý thức công
dân, ý thức con người. Đại khái là lỗi của người dân
không chịu tu dưỡng đạo đức, không chịu thấm nhuần ý
thức pháp luật.
Có lẽ cuộc sống bộn bề, khi nghe trả lời vậy bạn không
phân vân nữa mà nghĩ đến ngày mai mình làm gi để kiếm tiền
cho bản thân và gia đình mình.
Câu chuyện những cái chết đến đây chấm dứt, lúc nào rảnh
bạn mở trang web của các báo Việt Nam thấy vụ chết người
tương tự bạn và đồng nghiệp bình phẩm về người chết
mặc đồ gì, kẻ giết người lĩnh án bao năm. Có vài người
sẽ hỏi tuổi người chết để đánh số đề. Hoặc bạn soi
xem hôm nay ngôi sao, người mẫu nào sẽ lộ vú (vòng 1) lộ
quần chíp.
Trên báo chí không có bài giáo dục đạo đức nhiều, những
bài có có chút nhân văn là những bài kêu gọi tình thương
để quyên góp cho một số phận nào đó. Người ta sẵn sàng
bỏ tiền ra ngay để cứu giúp, con số không nhỏ. Chứng tỏ
lòng tốt ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều.
Nhưng những cái chết lãng xẹt cũng vẫn đến nhiều?
Chúng ta có được tư cách đạo đức Hồ Chí Minh, có cuộc
học tập sâu rộng, quy mô về đạo đức của lãnh tụ. Từ
cách thăm hỏi, cách sống, cư xử với mọi người.
Đạo đức của HCM có làm giảm được những ý giết người
lãng nhách ở Việt Nam ta hiện nay không? Để chứng mình thì
cơ bản là có, kiểu gì cũng có thể chứng minh là giảm
được. Sẽ có hàng trăm tiến sĩ lý luận sẵn sàng nhảy vào
cuộc để chứng minh là có. Nhưng duy có điều trước câu hỏi
thực tế đang diễn ra bao nhiêu người chết, câu kết luận
của những nhà lý luận này lại quay về mốc ban đầu, tức
là tại dân trí, tại ý thức kém, không tiếp thu.
Vậy cái gì sẽ tác động cho người Việt đừng tước mạng
sống của nhau giản đơn như vậy?
Bạn và tôi, và chẳng ai trên đất nước này có trách nhiệm
đi tìm câu trả lời này. Chúng ta sống như một bầy gà,
người ta vồ con nào con đấy chịu. Số phận đổ lên đầu
gia đình nào, gia đình đó chịu. Chưa phải gia đình mình, mà
có phải gia đình mình thì chúng ta tự nhủ là nhiều nhà khác
còn bị như vậy.
Một ngày Việt Nam trung bình có 38 người chết vì tai nạn giao
thông, những vụ ẩu đả vì những lý do đâu đâu tước đi
thêm chục mạng nữa. Những vụ do oán thù thâm sâu thật ngạc
nhiên lại rất ít, năm có vài ba vụ. Thế mới biết là giết
người, một tội nghiệm trọng, án phạt nặng nề lại được
ít cân nhắc nhất khi thực hiện.
Người ta định hướng dân trí thế nào, xin hãy xem truyền
hình hàng ngày và báo chí, đếm thời lượng phát hình và
đếm các bài báo. Bạn sẽ thấy vấn đề ý thức con người
chiếm khiêm tốn bao nhiêu giữa những tin tức về hoa hậu, trò
ăn chơi, tin lá cải, giật gân.
Thế đấy, chúng ta có bộ văn hóa, ban tuyên huấn, ban tuyên
giáo, ban tuyên truyền... hằng hà đa số những nơi để phục
vụ tâm linh, tín ngưỡng con người. Thế nhưng dường như
chuyện dân trí, ý thức chưa hề được cải thiện, nếu không
nói là đang xấu đi.
Lỗi do những cá nhân.
Đó là cách giải thích mà những nhà chuyên môn sẽ nói vậy
để giải thích cho những câu chuyện buồn này.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7648), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét