Trần Minh Quân - Tài sản quốc gia: Khi lãng phí, lúc tận thu

<center><img
src="http://danluan.org/files/u1/164564_184118828285109_116002965096696_503331_501275_n.jpg"
width="425" height="321"
alt="164564_184118828285109_116002965096696_503331_501275_n.jpg" /></center>
<center><em>Dầu thô đang được khai thác...</em></center>
<em><strong>Khi một số tài sản quốc gia đang bị sử dụng một
cách quá lãng phí, chưa có những giải pháp căn cơ, lâu dài
thì ngược lại, một số tài sản có giá trị tinh thần cũng
đã bị tận thu quá mức, thiếu tính bền vững, không tuân
thủ các quy luật tự nhiên và thiếu tính khoa học.</strong></em>

Chúng ta đang làm gì với với tài sản quốc gia? Tài sản quốc
gia đang bị đối xử như thế nào? Đất nước sẽ ra sao nếu
một ngày nào đó các tài sản quốc gia không còn nữa... Đó
là những câu hỏi cần được xem xét đúng mức, cần tìm câu
trả lời chính xác trước và cấp bách hơn bao giờ hết.

<h2>Tài sản quốc gia là những gì?</h2>

Hiện nay, định nghĩa về tài sản quốc gia vẫn còn nhiều mơ
hồ, chưa thực sự thống nhất. Cùng với sự thay đổi rất
nhanh của xã hội, của tiến bộ khoa học kỹ thuật, của các
giá trị văn hóa, tinh thần... quan điểm về tài sản quốc gia
cũng đã thay đổi theo thời gian.

Theo PGS.TS. Đặng Văn Thanh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài
chính - Ngân sách của Quốc hội thì có thể hiểu tài sản
quốc gia là toàn bộ nguồn lực vật chất và tinh thần của
một đất nước hiện có.

Đó là:

1) Nguồn lực có tính vật chất như tài nguyên, của cải qua
nhiều thế hệ.

2) Tài sản mang giá trị tinh thần, văn hóa, tâm linh của dân
tộc, đất nước, của cộng đồng (có thể là vô giá hoặc
mang giá trị ước lệ).

3) Tài sản hữu hình và vô hình được tạo lập hình thành do
đầu tư từ ngân quỹ Nhà nước, từ sự đóng góp của cộng
đồng dân cư đã và đang được đưa vào khai thác sử dụng
(cầu cảng, sân bay, vỉa hè, lòng đường, trụ sở làm việc
của các cơ quan nhà nước...).

4) Tài sản là nguồn ngân quỹ quốc gia, tiền thật (vàng,
bạc, đá quý...) chứ không phải tiền giấy hay dấu hiệu
tiền tệ, kể cả nguồn ngân quỹ trong dự trữ, ký cược
trong và ngoài nước...

Tuy vậy, nếu như trước đây, khi nói đến tài sản quốc gia,
mọi người hay nghĩ đến những tài sản hữu hình dưới dạng
tài nguyên thiên nhiên. Đó là những thứ tài sản mang giá trị
vật chất bao gồm: Tài nguyên đất, tài nguyên nước, rừng,
dầu mỏ, than đá, các loại quặng bô xít, titan, tần số phát
sóng, nguồn số điện thoại di động... <span
class="underlined-text">Trong khi một số loại tài sản khác mang
giá trị tinh thần, tâm linh thì ít nhận được sự quan tâm do
tính chất vô hình, biểu hiện mơ hồ và khó khăn trong việc
xác định giá trị của nó.</span>

<div class="boxleft320"><img
src="http://danluan.org/files/u1/tai-san-quoc-gia.jpg" width="320"
height="240" alt="tai-san-quoc-gia.jpg" /><div class="textholder">Cụ Rùa
Hồ Gươm cũng là một tài sản quốc gia</div></div>
Đó là những tài sản dù được sở hữu của cá nhân, tập
thể hay được sở hữu dưới bất kỳ hình thức nào khác
vẫn được xem là tài sản quốc gia như: Nguồn nhân lực, nhân
tài, vận động viên thể thao, các giá trị văn hóa vật thể
hay phi vật thể, Voi ở Tây Nguyên, Cụ Rùa Hồ Gươm,...

Những tài sản có tính vật chất là những thứ tài nguyên mà
chúng ta có thể dễ dàng cân, đo, đong, đếm được. Các loại
tài nguyên này cũng sẽ dễ dàng được đánh giá về trữ
lượng, chất lượng, mức độ cần thiết, nhu cầu sử
dụng... mà có những phương án khai thác một cách hiệu quả.
Còn tài sản có giá trị tinh thần thì ngược lại. Loại tài
sản này rất khó đánh giá về mức độ cũng như giá trị, do
đó cũng rất khó để quản lý hay kiểm soát một cách toàn
diện và hiệu quả.

Nếu như các loại tài sản có giá trị vật chất luôn tồn
tại ở hai dạng - có thể tái tạo hoặc không tái tạo
được, thì các loại tài sản có giá trị tinh thần đa số
không thể tái tạo được.

Từ trước đến nay, sự nhìn nhận và đánh giá chính xác vai
trò, tính quan trọng của các tài sản mang giá trị tinh thần
chưa được chú tâm đúng mức. Đã có sự "lãng phí" hoặc
"tận thu" quá mức dẫn đến một số tài sản quốc gia có nguy
cơ suy giảm hoặc biến mất trong tương lai. Nếu các tài
sản mang giá trị tinh thần không được bảo tồn và gìn giữ
thì nguy cơ bị mất vĩnh viễn là điều không thể tránh khỏi.

<center><img
src="http://danluan.org/files/u1/167775_184119098285082_116002965096696_503340_1440628_n.jpg"
width="400" height="300"
alt="167775_184119098285082_116002965096696_503340_1440628_n.jpg" /></center>
<center><em>Việt Nam luôn nằm trong Top các nước về số lượng
gạo xuất khẩu (chứ không phải về giá trị kinh
tế!)</em></center>

<center><img
src="http://danluan.org/files/u1/166890_184119731618352_116002965096696_503359_2741380_n.jpg"
width="400" height="270"
alt="166890_184119731618352_116002965096696_503359_2741380_n.jpg" /></center>
<center><em>Quang cảnh một mỏ than tại Quảng Ninh </em></center>

<h2>Khi lãng phí, lúc tận thu</h2>

Trong thời gian qua, để phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau,
vì nguyên nhân chủ quan hay khách quan, chúng ta đã sử dụng các
loại tài sản quốc gia một cách rất lãng phí. Trong đó nổi
bật là các nguồn tài nguyên như quỹ đất, tài nguyên rừng
đã được sử dụng bừa bãi, không hiệu quả. Bên cạnh đó,
các tài nguyên như dầu khí, than đá, các loại khoáng sản...
đang được khai thác quá nhanh, thiếu tính bền vững. Đa số
các loại tài nguyên này đang được khai thác dưới dạng "bán
lúa non", tức là dưới dạng nguyên liệu thô, mang lại giá
trị kinh tế thấp.

Trong khi đó, các tài sản có giá trị tinh thần như nguồn nhân
lực quốc gia cũng bị lãng phí không kém. Ai cũng biết rằng
nhân tài là tài sản vô cùng quan trọng cho sự phát triển của
một quốc gia. Tuy nhiên, nhân tài hiện nay đang được đối
xử một cách không công bằng, không nhận được sự trọng
dụng cần thiết.

Hiện tượng chảy máu chất xám vẫn thường xuyên xảy ra.
Hàng loạt du học sinh Việt Nam đã không về nước mà đều ở
lại nước sở tại. Hoặc rất nhiều những người được xem
là có tài, đang công tác tại các cơ quan Nhà nước, lần
lượt quay sang làm việc cho các công ty nước ngoài. Họ đã
gặp những cơ hội phát huy trí tuệ, được làm việc trong môi
trường khoa học tiên tiến, được xã hội trọng dụng, và
tất nhiên là được đãi ngộ xứng đáng.

<div class="boxright300"><img
src="http://danluan.org/files/u1/167729_184119541618371_116002965096696_503353_2036742_n.jpg"
width="300" height="168"
alt="167729_184119541618371_116002965096696_503353_2036742_n.jpg" /><div
class="textholder">Khai thác Thủy sản có đi liền với công tác
gây giống - nuôi trồng bền vững?!</div></div>
Khi một số tài sản quốc gia đang bị sử dụng một cách quá
lãng phí, chưa có những giải pháp căn cơ, lâu dài thì ngược
lại, một số tài sản có giá trị tinh thần cũng đã bị tận
thu quá mức, thiếu tính bền vững, không tuân thủ các quy
luật tự nhiên và thiếu tính khoa học.

Điển hình là trong lĩnh vực thể dục thể thao. Hiện tượng
các vận động viên quốc gia đang bị vắt kiệt sức với
lịch thi đấu dày đặc của các giải đấu trong nước và
quốc tế trong một khoảng thời gian ngắn, hay thi đấu ở các
nội dung không thuộc sở trường đã không còn chuyện hiếm.

Vào những ngày cuối năm 2010, đã có những ồn ào tại Đại
hội TDTT toàn quốc lần thứ 6 xung quanh câu chuyện 2 cô gái
vàng Vũ Thị Hương và Trương Thanh Hằng. Đáng lý ra với sở
trường của mình, Trương Thanh Hằng thích hợp và có thể
đạt được thành tích cao ở những cự ly trung bình, tức là
từ trên 400m đến 1.500m. Tuy nhiên Hằng lại được đoàn thể
thao Ninh Bình xếp vào đội hình thi đấu 10.000m, một cự ly
không phải là thế mạnh của mình. Tương tự, Vũ Thị Hương
vừa trải qua một kỳ Asiad căng thẳng thì đến đại hội TDTT
toàn quốc lại phải chạy ở tất cả các nội dung từ 100m,
200m cá nhân lẫn tiếp sức.

Tương tự như trên. Mới đây, cái chết thảm thương của chú
voi Păk Cú một lần nữa khiến dư luận hết sức quan tâm và
phẫn nộ. Hiện tượng voi ở Đắc Lắc đã chết thảm sau khi
bị chủ nhân và những người làm du lịch ở Tây Nguyên "khai
thác" một cách vô tội vạ có phải là cá biệt?

Voi ở Buôn Đôn - Đắc Lắc nói riêng và ở Tây Nguyên nói
chung, từ lâu đã tạo nên những nét văn hóa đặc sắc của
núi rừng Tây Nguyên, cũng là một nét văn hóa độc đáo của
Việt Nam. Tuy nhiên, vì cái lợi trước mắt, người ta đã bắt
chúng "làm việc như một chiếc xe máy" cả khi "nước mắt voi
đã chảy, người ta vẫn đánh voi đi kiếm tiền cả ngày lẫn
đêm, bất chấp luật tục của ông bà". Để rồi dẫn đến
những cái chết đáng tiếc trong khi đáng lý ra chúng cần
được thương yêu, chăm sóc và bảo vệ.

Và hiện nay, dư luận đang rất quan tâm đến sức khỏe và sự
tồn vong của Cụ Rùa Hồ Gươm.

Đã có ít nhất hai cụ rùa tại Hồ Gươm đã chết, và cụ
rùa duy nhất còn lại cũng đang mang trên mình những vết lở
loét và đang bị đám sinh vật ngoại lai là rùa tai đỏ nguy
hại ngày đêm bám trên lưng.

Trong khi chúng ta luôn xem Cụ Rùa Hồ Gươm là báu vật linh
thiêng của quốc gia, là nơi "lắng hồn núi sông", thì chúng ta
lại đang thờ ơ, bất lực trước sự sống còn của chính sinh
linh được cho là "thiêng liêng" ấy?

<center><img
src="http://danluan.org/files/u1/167501_184119928284999_116002965096696_503362_2461705_n.jpg"
width="400" height="296"
alt="167501_184119928284999_116002965096696_503362_2461705_n.jpg" /></center>
<center><em>Chúng ta không còn nhiều những cánh rừng
vàng!</em></center>

Rất may mắn đối với vận động viên Trương Thanh Hằng, khi
mà HLV Hồ Thị Từ Tâm (Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia
3 tại Đà Nẵng) đã cương quyết đấu tranh với đoàn Ninh
Bình để rút tên Hằng ra khỏi danh sách thi đấu nội dung
chạy 10.000m.

Còn số phận của chú voi Păk Cú và Cụ Rùa Hồ Gươm thì ra
sao? Hay những người có trách nhiệm đều đang im lặng và
tránh né câu hỏi của dư luận xã hội?

Tài sản quốc gia là những tài sản quý hiếm, không là của
riêng của bất cứ ai. Do đó, khi khai thác cần phải được
đảm bảo rằng các tài sản này được sử dụng đúng mục
đích, có hiệu quả và nhất thiết phải được bảo tồn, gìn
giữ cho mai sau.

Những hành vi "lãng phí" hay "tận thu" tài sản quốc gia đều
rất cần được lên án và ngăn chặn kịp thời trước khi quá
muộn!

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7647), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét