Bút Lông - Từ chuyện con cá nghĩ đến “thương hiệu quốc gia”

<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>

<ul>
<li><a
href="http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/521105/WWF-Viet-Nam-khong-duoc-tham-van.html">Cá
tra vào danh mục đỏ: WWF Việt Nam không được tham vấn</a></li>
<li><a
href="http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/521000/WWF-hoan-toan-thieu-co-so-khoa-hoc.html">"WWF
hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học"</a></li>
</ul></div>

Cuối cùng thì cuộc họp báo chính thức phản ứng việc WWF
xếp cá tra có xuất xứ VN vào diện hạn chế sử dụng ở Âu
châu cũng được tổ chức vào chiều 7-12.

Tuy nhiên, tình tiết bất lợi liên quan đến con tôm (có thông
tin nói cũng bị WWF khuyến cáo hạn chế sử dụng) thì lại
chưa rõ.

Thật tình không ai muốn đề cập tới sơ hở khi còn đang
phải đấu tranh nhưng tình hình hiện nay không chuẩn bị, phòng
ngừa sớm không được. Bởi sau cá tra, con tôm, rất có thể
nhiều mặt hàng thủy, hải, nông, thổ sản… khác mà VN có
thế mạnh sẽ rơi vào tình cảnh bị cạnh tranh không lành
mạnh, nhất là khi các mặt hàng này đã vượt mốc xuất khẩu
1 tỉ USD. Thuế chống bán phá giá, dư lượng hóa chất, chất
tẩm ướp, thức ăn, quy trình sản xuất v.v… nói chung là bất
cứ "vũ khí" gì có thể giúp chiếm lĩnh thị trường, các
đối thủ của VN đều muốn tận dụng.

Trong khi đó, doanh nghiệp (DN) Việt cũng như bà con nông dân
lại chưa có sự chuẩn bị, mà điển hình là việc chưa chuyên
nghiệp trong cách thức phản ứng lại WWF. Đơn giản như tại
sao phải đợi đến khi WWF khuyến cáo thì chúng ta mới trần
tình với dư luận về quy trình nuôi, phương thức chế biến
một sản phẩm xuất khẩu chủ lực? Tại sao các mặt hàng
xuất khẩu khác cũng không chủ động xây dựng một chiến
lược truyền thông bài bản có tính chất quốc gia?

Thực ra ngót 10 năm nay Bộ Thương mại (cũ) có triển khai rầm
rộ một chương trình mang tên "Thương hiệu quốc gia" với
giá trị cả ngàn tỉ đồng. Năm 2010, chương trình này cũng
đã chọn được 43 tên tuổi (trong số 572 DN nộp đầy đủ
hồ sơ) để hỗ trợ xúc tiến thương mại. Ngót 10 năm,
chương trình tiêu tốn khá nhiều tiền vào triển lãm, hội
chợ, trao thưởng song mới chỉ nhằm vào các nhãn hiệu hàng
hóa của số ít DN cụ thể.

Chưa có một "thương hiệu quốc gia" đúng nghĩa dành cho các
mặt hàng mà VN có thế mạnh!

Có một chuyên gia đã lý giải rất hay về việc gạo Thái Lan
luôn bán được giá cao hơn gạo VN chỉ bởi cách quảng cáo
hình ảnh của họ luôn nhấn mạnh đến quy trình nghiêm ngặt
để ra sản phẩm chất lượng cao; đồng thời minh họa cảnh
tiêu dùng bằng hình ảnh "đại gia" trong khung cảnh sang
trọng. Trong khi đó, VN lại luôn "khoe" rằng gạo bán cho
châu Phi, châu Á… là những vùng nghèo đói, bệnh tật, nên
luôn bị đánh giá thấp hơn.

Dĩ nhiên, xây dựng "thương hiệu quốc gia" là việc lớn và
không thể chỉ mình hiệp hội hoặc DN gánh vác!

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7235), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét