được tiên đoán trước. Việc Obama mất uy tín kéo theo việc
mất quyền kiểm soát hạ viện hiện nay là điều dễ hiểu.
Ông ta đã cầm quyền được gần 2 năm, hứa hẹn tạo việc
làm nhưng thất nghiệp vẫn ở mức rất cao, 9,6 % so với 10 %
trước đây, tức là không có gì thay đổi đáng kể. Số
người thất nghiệp hiện nay là 15 triệu, và tháng 10 vừa qua
có tạo ra khoảng 150 000 việc làm. Nếu kinh tế chỉ tiến như
thế thì nước Mỹ sẽ cần tới 6 năm để giảm thất nghiệp
xuống 3 %. Điều này quả thật là u ám.
Đành rằng Obama phải tập trung vào việc cứu nguy nền kinh tế
để tránh cho cuộc khủng hoảng vừa qua biến thành một cuộc
đại khủng hoảng như năm 1933. Nhưng người ta chỉ cần biết
là sau hai năm, thất nghiệp vẫn hoàn thất nghiệp mà trợ cấp
thất nghiệp thì đã chấm dứt. Người ta không cần biết
đến nguyên nhân đổ vỡ là do chính sách của Clinton và Bush
mở cửa cho tư bản tài chính tha hồ thao túng nền kinh tế mà
không có một kiềm chế nào. Đối với đa số dân chúng Mỹ,
Obama đã là kẻ nói mà không làm được điều mình nói. Thậm
chí người ta còn thấy các hành động cứu nguy của Obama
dường như chỉ nhằm trợ giúp các đại gia, những người gây
ra cuộc khủng hoảng, khỏi phá sản. Còn dân chúng có mất
việc, mất nhà cũng bị bỏ mặc. Những hành động này làm
dân chúng tức giận. Họ lại tức giận thêm là với tình
trạng sống nhờ nhà nước như thế, các đại gia trong một
số ngân hàng và công ty tài chính vẫn phân chia tiền thưởng
cho nhau ở mức vài chục triệu và khi kinh tế mới khá lên thì
tiền thưởng lên tới vài trăm triệu trong khi nợ nhà nước
vẫn chưa trả hết.
Obama, ngoài chính sách lấy tiền nhà nước cứu các đại gia
tài chính, còn tập trung đẩy mạnh luật tăng cường thêm số
người được bảo hiểm y tế. Với ý đồ tốt và nằm trong
lời hứa khi tranh cử, nhưng do phải có đủ phiếu thông qua,
bộ luật mới này đã không tìm phương thức giải quyết chi
phí ngân sách phải bỏ ra để tài trợ chính sách trên. Điều
này làm dân chúng lo sợ cho việc phải đóng thêm thuế trong
tương lai. Obama nói rằng chỉ tăng thuế người giầu có mức
thu nhập trên $ 250 000 một năm. Nhưng ai cũng biết tăng thuế
thu như thế sẽ không đủ vì người người có thu nhập như
trên không phải là đại đa số dân chúng. Thuế sẽ phải đổ
vào đầu giai cấp trung lưu. Để lấy đủ phiếu ở Quốc
hội, Obama lại phải thỏa hiệp; việc này cũng làm phe tả
tức giận.
Những lời hứa trong lúc tranh cử bao giờ cũng đẹp, nhưng
việc thực hiện được hay không còn tùy thuộc vào sự hợp
tác của Quốc hội. Quốc hội Mỹ hiện nay ngày càng trở
thành một mớ hổ lốn, chia phe, phá thối lẫn nhau và chờ
được " mua " phiếu, tức là đòi quyền lợi đặc biệt cho
phe nhóm và địa phương họ đại diện khi sử dụng lá phiếu,
hơn là hợp tác vì quyền lợi của nước Mỹ.
Có người Việt Nam quan tâm đến tranh chấp ở Đông Nam Á
đặt ra là khi Obama yếu thế như thế liệu Trung Quốc có thể
tăng cường các hành động thách thức một Tổng thống yếu
thế không?
Thứ nhất có thể nói việc Tổng thống và Đảng cầm quyền
mất quyền kiểm soát cả hai viện không phải là hiếm. Điều
này đã xảy ra thời các Tổng thống mạnh như D. Eisenhower,
Richard Nixon, và Bill Clinton. Và ngay cả Tổng thống mạnh như R.
Reagan cũng chỉ kiểm soát được một viện trong thời gian 6
năm của 2 nhiệm kỳ kéo dài 8 năm. Như thế, không hẳn việc
không kiểm soát được hai viện sẽ làm Tổng Thống mất khả
năng điều hành chính sách. Ngược lại có những người kiểm
soát được cả hai viện như Jimmy Carter thì bị coi là yếu
kém, chỉ trụ được một nhiệm kỳ.
Obama hiện nay còn ở thế tốt hơn là Bill Clinton, là Tổng
thống mất việc kiểm soát hai viện sau 2 năm ngồi ghế Tổng
thống. Bill Clinton được coi là Tổng thống hành xử hiệu
quả.
Liên quan đến hoạt động ngoại giao và quân sự, Hiến pháp
Mỹ giao đặc quyền hành động cho Tổng thống. Tổng thống có
thể trực tiếp ra lệnh thực hiện các hành động chiến
trạnh, không cần xin phép Quốc hội trước và chỉ bị đòi
hỏi thông qua Quốc hội sau đó nếu đó là tuyên chiến. Các
hoạt động ngoại giao hoàn toàn nằm trong tay Tổng thống trừ
khi đó là Hiệp định có tính bắt buộc. Cho nên việc mất
quyền kiểm soát dù cả ở hai viện cũng không có khả năng bó
tay Tổng thống. Đối với Obama, việc mất khả năng hành
động đối với những vấn đề đối nội càng cho phép ông ta
có thì giờ tập trung vào đối ngoại, vì chính ở đó ông ta
có thể lưu lại dấu ấn cuộc đời Tổng thống của mình.
Và đây chính là việc Tổng thống Reagan đã làm khi ông tuyên
chiến với " đế quốc của cái ác " (the evil empire) bằng
cuộc chạy đua vũ khí chiến tranh cho đến khi Liên Xô bị suy
sụp. Tình hình kinh tế trong nước Mỹ trong vài năm đầu
dưới triều đại Regan cũng rất khó khăn. Nhưng nhờ sản
xuất cho Chiến Tranh Lạnh làm cho Liên Xô kiệt quệ trước, Hoa
Kỳ đã phục hồi kinh tế lẫn uy tín trong và ngoài nước.
Hiện nay tuy Mỹ vẫn còn kẹt chân tại Trung Đông và Trung Á,
và cả hai nơi đều không được sự ủng hộ của đa số
quần chúng Mỹ vì hút quá nhiều tiền trong nước ra ngoài,
nhưng nếu có một nước lớn nào đó thách đố Mỹ một cách
rõ ràng thì quần chúng Mỹ sẽ ủng hộ một chính sách mạnh
mẽ và cương quyết của tổng thống họ. Người Mỹ thích có
một tổng thống mạnh, không thích những người thông minh và
thiếu quả quyết như Tổng thống Carter. Đó là bí quyết của
sự thành công của Tổng Thống Reagan và kể cả của Bush trong
6 năm đầu.
VŨ QUANG VIỆT
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/6966), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét