theo cả tờ báo bị lao đao khi cho in trên Văn Nghệ truyện
ngắn "<a href="http://www.thienlybuutoa.org/Misc/LinhNghiem.htm"><span
class="underlined-text">Linh nghiệm</span></a>" với câu đối thoại
nhớ đời: – Tìm cái gi? – Tìm cái này! Thời đó tôi cho
rằng, nếu chỉ đọc câu chuyện với ý nghĩa nghệ thuật thì
nó cũng không phải là cái truyện dở. Rồi mọi việc cũng qua
đi. Nhưng cái tính khái quát hóa thì cứ như là bản chất bẩm
sinh của các nhà văn lớn. Và bây giờ tôi đọc bài nhàn đàm
này của anh, thấy anh vẫn sắc sảo như xưa. Đọc mà suy ngẫm
thấy vừa đắng vừa khâm phục. Bài này tôi lấy từ
trannhuong.com xin giới thiệu cùng bạn đọc thân mến.</em>
<h2>TRẦN HUY QUANG - CÁI ĐUÔI VÀ CON CHUỘT</h2>
<div class="boxright220"><img
src="http://danluan.org/files/u1/chuotsachinhgao-223x300.jpg" width="223"
height="300" alt="chuotsachinhgao-223x300.jpg" /></div>Không hiểu sao tôi
thích nhất các truyện mà có biến hóa, như con hồ li tinh chớp
mắt đã biến thành một cô gái tuyệt thế giai nhân, một công
chúa cành vàng lá ngọc, một quan đại thần đức cao vọng
trọng, vân vân… Thế nhưng có cái điều oái oăm là thành
cái gì thì thành, hoàng đế hay thảo dân được cả, mà không
thể biến hóa hết, khéo đến mấy, thành công đến mấy, vẫn
còn cái đuôi. Tôn Ngộ không cũng vậy, phù một cái thành
đại vương này đại vương khác, song cứ vậy, vẫn còn cái
đuôi. Con mèo đã biến thành tiểu thư Jupite, xinh đẹp, đài
các, kiêu sa, trong vũ hội, nghĩ rằng đã thành đến 99,99 phần
trăm là người của giới quí tộc nhưng vẫn còn một phần
ngàn có tý hơi băn khoăn. Các vị thần muốn cho chắc ăn liền
nghĩ đến phép thử, họ bèn cho một con chuột chạy ra. Jupite
đã là một tiểu thư quí tộc hay còn là mèo là lúc này. Nhưng
thoáng thấy bóng chuột, Jupite liền tung người vồ ngay bỏ vào
mồm cắn xé máu me nhoe nhoét dính ra cả xiêm y lỗng lẫy…
Hóa ra tất cả các phép biến hóa cuối cùng đều thất bại.
Tôi chợt nghĩ đến các phép biến hóa thời nay. Rất nhiều
người được nhà nước và nhân dân cho một cuộc biến hóa
(như cơ cấu chẳng hạn) từ một người bình thường, người
được học hành có người mới học bổ túc vài năm bỗng
chốc trở thành người quan trọng (VIP), leo dần lên, đến khi
trong tay tập trung bao nhiêu quyền hành, bao nhiêu ngân sách, bao
nhiêu địa giới hành chính hoặc là ngành nghề, nhân lực. Ăn
nói có gang có thép. Một quyết định của họ có thể ảnh
hưởng (xấu hoặc tốt) đến một sinh mạng hoặc hàng chục
triệu sinh mạng con người. Hàng chục năm lên xe xuống ngựa,
da dẻ ở tuổi năm mươi sáu mươi mà vẫn nõn nà trắng bóng
vì ăn uống đủ chất, sức khỏe được chăm sóc cực kỳ chu
đáo, nếu gan trời cần ăn cũng mua được, giao tiếp họp hành
trong nước ngoài nước, với toàn những người quan trọng và
giải quyết cũng toàn những vấn đề quan trọng của ngành,
của địa phương hoặc của quốc gia. Nghĩ rằng phép biến hóa
như thế cũng đã hoàn tất, đạt đến độ tuyệt hảo, nhân
dân đã làm được một phép thần thông.
Nhưng lại không phải.
Nhiều người và rất nhiều người, mới chỉ biến hóa được
bề ngoài, sang trọng bề ngoài, ăn nói hùng hồn đó nhưng lại
ăn bẩn, tham nhũng, làm sai không chịu nhận trách nhiệm, không
có tiết tháo và lòng tự trọng để từ chức khi thấy mình
bất tài vô hạnh, ăn lộc của dân mà làm hại đất nước.
Đó là vì còn cái cốt hạ lưu của gốc gác không biến hóa
được, là cái đuôi của con hồ ly tinh.
Có nhiều ngài thứ trưởng, tỉnh trưởng, vụ trưởng, tổng
giám đốc, chủ tịch Hội đông quản trị tập đoàn nhà
nước, vân vân… quyền cao chức trọng, ô tô nhà lầu, vẫn
tham nhũng và chơi điếm, đó cũng là vì cái cốt hạ đẳng
của tổ tông chưa biến hóa kip, mà cũng có thể là không biến
hóa được.
Có những kẻ đã rất giàu có nhưng kinh doanh thì chụp giật,
lừa đảo, có quyền thì vòi tiền, làm bậy, cậy quyền coi
thường dân, – đó cũng là vì cái đuôi lưu manh hạ lưu chưa
biến hóa được, nó cứ lòi ra, không lúc này thì lúc khác.
Tôi nghĩ ngày nay muốn xem ai tử tế, mọi người hãy đem con
chuột "Dự án" như Vinashin chẳng hạn, ra làm phép thử thì
biết. Con chuột Vinashin liền bị các nàng Jupite lộng lẫy vồ
một phát, dân mất một trăm mười ngàn tỷ đồng, thiệt hại
bằng mười trận lũ miền Trung.
Cho nên, người xưa nói, phú quí giả trang được, bần hàn
giả trang được, quần áo giả trang được nhưng cốt cách
không giả trang được. Cái cốt cách con người là cái gien,
cái đuôi con hồ ly tinh, ai sao thì vẫn thế. Cho dù biến hóa
khéo đến mấy, ví dụ như học hàm học vị rồi địa vị cao
chót vót thì một lúc nào đó có cơ hội là cái đuôi lưu manh
hạ đẳng, nó lộ ra ngay. Con mèo đã thành tiểu thư lộng lẫy
bao nhiêu năm tưởng đã thành người quí tộc nhưng chỉ cần
thoáng thấy bóng chuột liền ăn tươi nuốt sống. Cho nên con
số thất thoát đưa ra là 30 đến 45 phần trăm của bất kỳ
lĩnh vực đầu tư nào, nó chứng minh sự tồn tại "cái
đuôi"... Mà rất phổ biến, ngành nào cũng có: hàng không,
tàu biển, đường bộ, dầu khí, ngân hàng, tài chính, tư pháp,
hành pháp, giáo dục, công nghiệp, nông nghiệp, vân vân…
Nguồn: trannhuong.com
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7038), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét