của Lã Thị Kim Oanh phóng đại gấp 1.000 lần"; Quyết liệt
truy trách nhiệm vụ Vinashin; Kiến nghị thành lập Ủy ban
điều tra vụ Vinashin... Đây là những hàng tít lớn trên các
báo buổi trưa nay, 1-11, sau phiên họp toàn thể thảo luận kinh
tế xã hội tại nghị trường.
"<em>Vụ Vinashin đã trút lên vai đồng bào mình món nợ không
dưới 100.000 tỷ đồng, món nợ mà một tỉnh có thu khoảng
1.000 tỷ đồng một năm phải làm quần quật không mua sắm,
không ăn uống, xây dựng gì trong suốt một thế kỷ mới có
thể trả được. Còn với đồng bào nhiều nơi, nhất là tỉnh
nghèo thì để trả món nợ này có nghĩa là chậm làm đường,
xây cầu, công trình, xây trường học, bệnh viện</em>" Đại
biểu QH Nguyễn Minh Thuyết là người mở đầu và ông nói cực
kỳ thẳng thắn, không chút khoan nhượng. 100.000 tỷ đồng.
Không rõ là có bao nhiêu số không. Và con số dài nửa gang tay
này lại là kết quả của chỉ vài năm hoạt động sau khi
Vinashin "lên đời" tập đoàn.
Nhắc lại vụ án Lã Thị Kim Oanh vì thất thoát 100 tỷ đồng
mà một vị Bộ trưởng đang rất được lòng dân đã phải xin
từ chức và hai Thứ trưởng đã phải ra trước vành móng
ngựa, ông Thuyết kết luận: "<em>Vinashin là một kiểu Lã Thị
Kim Oanh như vậy nhưng phóng đại gấp 1.000 lần</em>". Ủy ban
Tư pháp nói có dấu hiệu bao che, nhưng ai bao che, bao che thế
nào, nhằm mục đích gì và phải chịu trách nhiệm gì thì Ủy
ban chưa có điều kiện kết luận. Nếu QH không làm rõ được
điều này thì không hoàn thành trách nhiệm trước Đảng,
trước dân. "<em>Căn cứ Hiến pháp và Luật Tổ chức QH, tôi
trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ QH biểu quyết để QH
lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm thành viên Chính
phủ khi để xảy ra sai phạm ở Vinashin. Cuối kỳ họp QH sẽ
bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên Chính phủ liên quan. Để
tạo điều kiện cho công tác của Ủy ban lâm thời, tôi đề
nghị QH tạm đình chỉ chức vụ các vị có liên quan</em>".
ĐB QH Lê Văn Cuông, một chuyên gia chất vấn đề tham nhũng và
tổ chức cán bộ ngay sau đó bồi thêm rằng: Mỗi người dân
Việt Nam phải gánh cho Vinashin 1,5 triệu đồng trả nợ.
"<em>Mọi chuyện phải được giải quyết dứt điểm ngay kỳ
họp QH này</em>"- Ông nói.
Tại sao lại có con số nợ nần lên đến 100.000 tỷ? Có thể
những người điều hành trực tiếp tại Vinashin đã làm sai,
và họ đã bị bắt giữ. Có thể cơ chế dành cho Vinashin nói
riêng và các Tập đoàn kinh tế là chưa đúng. Có thể cả hai.
Vì vậy, để "chữa bệnh" cho Vinashin thì xem ra việc bắt giữ,
dù đến 3-4 vị lãnh đạo tại đây chưa phải là chữa trị
tận gốc căn bệnh đang được gọi rất nhẹ nhàng là "thiếu
hiệu quả" của các Tập đoàn kinh tế. Một Ủy ban lâm thời
của cơ quan đại biểu dân cử để điều tra trách nhiệm các
thành viên của Chính phủ là cần thiết, nhưng cần thiết hơn
là cần có một ủy ban, cũng độc lập như thế, tìm hiểu, xem
xét, đánh giá, thậm chí điều tra lại cơ chế và hiệu quả
của cơ chế đang được dành cho các tập đoàn, vẫn được
coi là các đầu tàu kinh tế.
Nói một cách cẩn trọng, xin dẫn lời Phó Chủ nhiệm Ủy ban
Tư pháp Lê Thị Nga "<em>Chủ trương của Đảng về lập tập
đoàn là phù hợp quốc tế và bước đi thận trọng. Thí
điểm nên phạm vi hẹp, thành công mới làm diện rộng. Mô
hình tập đoàn rất phức tạp. Những nước lập tập đoàn
không phải nước nào cũng thành công</em>". Nếu như mô hình
tập đoàn được thực hiện một cách cẩn trọng, có sự
kiểm tra giám sát không chỉ của Chính phủ thì có lẽ chúng ta
sẽ không phải nghe những lý do lãng nhách tưởng không thể
xảy ra. Chẳng hạn việc thí điểm không hề được thể chế
bằng các quy định về mô hình tổ chức, địa vị pháp lý;
Hoặc sau khi các tập đoàn, nắm giữ hầu hết nguồn lực
quốc gia, hoạt động đến 4-5 năm, Chính phủ mới ban hành
nghị định hướng dẫn...hoạt động cho chúng. "<em>Nhiều
luật gia cho rằng, việc thí điểm liên quan đến hàng trăm
ngàn tỷ đồng vốn nhà nước mà về mặt pháp luật, ngay từ
đầu không ràng buộc trách nhiệm QH với thiết chế quyền
lực nhà nước cao nhất để chia sẻ trách nhiệm mà chỉ đặt
trách nhiệm quá nặng nề lên vai Chính phủ là chưa thật sự
hợp lý</em>", bà Nga nói.
Báo Thanh Niên dẫn lời các vị đại biểu QH đặt câu hỏi:
Vinashin được coi là "con cưng" của nền kinh tế, nhưng vụ
"vỡ nợ" trên thì thử hỏi vai trò đầu tàu của tập
đoàn nhà nước ở đâu?
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt gọi những đứa "con cưng",
những "đầu tàu" này là những con khủng long. "<em>Tôi cho
rằng, tập đoàn kinh tế là cấu trúc tham vọng của ý nguyện
chính trị, nó không sống tự nhiên mà sống nhân tạo, và trong
điều kiện kinh tế hiện nay thì các tập đoàn kinh tế không
thể tồn tại như một thực thể kinh tế đích thực được.
Không phải do cách điều hành, bởi vì nếu đổ lỗi cho
điều hành thì ít ra 9 đến 10 tập đoàn hiện nay cũng phải
có ít nhất 1 tập đoàn làm ăn có lời chứ. Với 9 cách thức
điều hành của 9 tập đoàn thì phải có cách thức đưa đến
sự có lợi, hay sự phá sản. Do đó không phải vì lý do cá
nhân. Nguyên nhân chính là do sự mất cân đối giữa con người
đang có và nhiệm vụ của mình giao cho nó. Tôi xin lỗi nếu
giao cho Chủ tịch nước điều hành tập đoàn thì cũng sẽ
gặp khó khăn</em>"- ông nói.
Còn TS Nguyễn Quang A thì phát biểu: Nếu xếp hạng các doanh
nghiệp theo 3 loại: nhà nước, đầu tư nước ngoài, tư nhân.
Đánh giá chúng theo các tiêu chuẩn về nguồn lực mà chúng sử
dụng (đất đai, tài nguyên, vốn đầu tư), thì doanh nghiệp
nhà nước luôn ở vị trí số 1, tức là sử dụng nhiều
nguồn lực nhất. Về thành tích (doanh thu, số lao động, lợi
nhuận/vốn,…) các doanh nghiệp nhà nước lại luôn ở vị trí
hạng "bét". Chỉ có 1 tiêu chí là "nộp ngân sách" thì
ở vị trí thứ 2 hay thứ nhất, nhưng lưu ý rằng "nộp ngân
sách" hoặc là doanh nghiệp nộp hộ người tiêu dùng (thí
dụ, uống ly bia hơi 10 ngàn đồng thì người dân nộp khoảng
4,5 ngàn đồng thuế cho nhà nước, song công ty bia thu hộ và
nhận "khoản thuế mà người dân đóng" là "khoản nộp
ngân sách" của mình) hoặc là một phần tiền bán tài nguyên
của đất nước (dầu thô, than, khoáng sản). Khoản nộp thật
của doanh nghiệp cho ngân sách là thuế thu nhập doanh nghiệp,
đấy mới là số đo thành tích. Về tiêu chí này các doanh
nghiệp nhà nước cũng đội sổ. Đấy là xếp hạng dựa vào
số liệu chính thức của nhà nước do Tổng cục thống kê
công bố. Các con số do nhà nước công bố nói lên tất cả và
phủ định một cách đầy thuyết phục ý kiến của một số
người cho rằng chúng hoạt động hiệu quả.
Tại phiên thảo luận sáng nay, Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng có
phát biểu rất trúng rằng: "<em>Đây là một điển hình trong
quản lý, sản xuất kinh doanh yếu kém của tập đoàn kinh tế
Nhà nước... Việc giải quyết hậu quả của Vinashin không chỉ
là tái cơ cấu, bổ nhiệm các vị trí, trả nợ... mà quan
trọng hơn là cần phải xây dựng lại một mô hình Vinashin
mới, điển hình cho cơ chế quản lý và hoạt động mới của
doanh nghiệp Nhà nước</em>".
Nếu như không có một đánh giá độc lập về hiệu quả của
mô hình thì rõ ràng không thể nhìn thấy, chứ chưa nói là
sửa chữa những khiếm khuyết của nó. Và như vậy, rõ ràng
việc bắt giữ một vài viên thuyền trưởng, dù họ lái đúng
hay sai hướng, thậm chí hỏi đến trách nhiệm của các thành
viên Chính phủ, như là những chủ tàu, cũng vẫn không làm
những con tàu Vinashin thôi đắm.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/6882), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét