href="http://sgtt.vn/Kinh-te/131765/Chay-long-vong-do-thua-hoa-thieu.html">tiết
lộ</a>" số liệu mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương
mại trên địa bàn TPHCM do NHNN tổng kết (tiếc là không có
số liệu cho cả nước). Theo bài báo này, trong 9 tháng đầu
năm 2010 các ngân hàng ở TPHCM đã mua vào $44.7, tỷ trong khi bán
ra $45.4 tỷ. Như vậy các ngân hàng này bị thâm hụt 0.7 tỷ
trong vòng 9 tháng, kể cả sau khi đã được NHNN trợ giúp $1.3
tỷ (trong khi NHNN tuyên bố vẫn <a
href="http://vneconomy.vn/2010100810463955P0C6/ngan-hang-nha-nuoc-van-mua-rong-ngoai-te.htm">mua
ròng ngoại tệ</a>). Hiển nhiên việc bị thâm hụt như vậy là
áp lực lên cán cân cung-cầu ngoại tệ và gây sức ép mất
giá cho VNĐ, chẳng ngân hàng nào muốn trạng thái ngoại tệ
của mình xấu đi.
Phân tích thêm những con số trong bài báo của SGTT có thể
thấy gần một nửa (47%) lượng ngoại tệ mua được là từ
thị trường liên ngân hàng. Tương tự như vậy 45% số ngoại
tệ được các ngân hàng bán ra trên thị trường này, có nghĩa
là gần nửa lượng giao dịch ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu
liquidity của các ngân hàng chứ không phải phục vụ trực
tiếp cho hoạt động xuất nhập khẩu. Những kẻ xấu miệng
có thể nói giới ngân hàng, với đặc quyền được mua bán
ngoại tệ, đã lợi dụng mua đi bán lại loanh quanh với nhau
để kiếm lời chứ không chịu phục vụ cho doanh nghiệp.
Thực tế số ngoại tệ ngân hàng bán cho các doanh nghiệp chỉ
chiếm 48% (21.8 tỷ) trong tổng số ngoại tệ được bán ra,
ngược lại 40% (17.9 tỷ) mua vào có nguồn gốc từ doanh
nghiệp. Đây mới thực sự phản ánh cung cầu ngoại tệ từ
nền kinh tế thực (từ hoạt động xuất nhập khẩu và đầu
tư nước ngoài). Hai con số này cho thấy lượng ngoại tệ bị
thâm hụt vào khoảng 16.6% số bán ra, cao hơn nhiều nếu so với
tổng mua-bán đề cập bên trên (gộp cả mua bán trên thị
trường liên ngân hàng và các nguồn khác). Nghĩa là cán cân
cung-cầu ngoại tệ từ nền kinh tế thực căng thẳng hơn
nhiều so với sức ép thâm hụt trạng thái ngoại tệ của các
ngân hàng thương mại, ít nhất trên thị trường TPHCM.
Điều này có thể kiểm chứng được bằng số liệu XNK từ
website của TCTK. <a
href="http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=383&idmid=2&ItemID=10508">Tài
liệu này</a> cho biết trong 9 tháng đầu năm TPHCM có kim ngạch
xuất khẩu là $14.1 tỷ trong khi nhập khẩu $22.5 tỷ. Như vậy
các ngân hàng ở TPHCM đã mua được số ngoại tệ từ các
doanh nghiệp (17.9 tỷ) nhiều hơn kim ngạch xuất khẩu, có lẽ
còn từ các nguồn đầu tư nước ngoài giải ngân trên địa
bàn thành phố. Tuy nhiên ở phía bán ra họ chỉ đáp ứng
được 97% cho các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ (bao gồm
doanh nghiệp nhập khẩu), có lẽ các doanh nghiệp này phải mua
thêm ngoại tệ từ các địa phương khác và/hoặc từ thị
trường chợ đen (xem thêm bài của SGTT). Chả trách giá USD chợ
đen trong tháng 10 tăng phi mã.
Một điểm nữa, cũng theo <a
href="http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=09/2010">TCTK</a>,
trong 9 tháng đầu năm cả nước nhập khẩu $60 tỷ tăng 22% so
với cùng kỳ năm 2009. Riêng TPHCM nhập $22.5 tỷ, tăng 15.6% so
với cùng kỳ. Điều này có nghĩa là loại trừ TPHCM, phần còn
lại của VN đã nhập khẩu $37.5 tỷ và tăng 25.8% so với cùng
kỳ năm 2009. Không rõ bao nhiêu phần trăm tăng nhập khẩu đó
là hàng hóa dịch vụ phục vụ cho Đại lễ.
<div class="special_quote">Thanh Niên: <a
href="http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201044/20101029030645.aspx">94,000
tỷ cho Đại lễ</a>: bài phỏng vấn ông Hồ Quang Lợi, thành
viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về đại lễ, của phóng viên
(Nguyễn?) Việt Chiến. Ông Lợi thẳng thừng bác bỏ con số 94
nghìn tỷ nhưng vẫn chối quanh không biết số chính thức là
bao nhiêu. Tôi tin ông Lợi không biết thật, và đó là điều
đáng buồn cho VN. Mấy hôm trước tôi cho rằng dù chi phí có
nhỏ hơn con số đó, một lượng tiền lớn của ngân sách đổ
ra trong một thời gian ngắn như vậy là một gói kích cầu rất
mạnh, có thể là nguyên nhân gây ra lạm phát tăng cao. Ông Lợi
nói rằng có nhiều công trình hạ tầng được xây dựng nhân
dịp này đằng nào cũng để phục vụ cho nhân dân HN lâu dài
nên không cần tính vào chi phí cho Đại lễ. Điều này không
hoàn toàn đúng, việc cấp tập xây dựng nhiều công trình hạ
tầng để chào mừng Đại lễ đẩy kế hoạch chi tiêu công
của HN nhanh lên, vừa tạo gánh nặng cho ngân sách, vừa gây
sức ép cho lạm phát như tôi nói ở trên. Cho nên khi đánh giá
tác động kinh tế của việc tổ chức Đại lễ thì chi phí cho
các công trình hạ tầng này vẫn phải tính vào chi phí cho
Đại lễ, giống như các nước khi tổ chức Olympics vẫn phải
tính chi phí các công trình hạ tầng, sân vận động vào chi
phí cho Olympics dù những công trình đó cũng được sử dụng
lâu dài sau này.
<em>Trích từ entry "<a
href="http://kinhtetaichinh.blogspot.com/2010/09/links_30.html">Links</a>"</em></div>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/6884), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét