phải tham nhũng mục ruỗng từ trên xuống</em>". Đây là lời
giải thích của tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền về
con số 30,9% các hành vi tham nhũng được xử lý là ở cấp
phường, xã, chỉ có 0,3% là ở cấp trung ương?
Nhìn hai con số này mới thấy thú vị làm sao về thành tựu
quyết tâm chống tham nhũng của đảng và câu nói để đời
của vị công bộc, người được xem như thần giữ của nhân
dân, được giao trong trách phát hiện các hành vi bòn rút, tư
túi của các vị có điều kiện tiếp cận với vấn đề tham
nhũng và nhận hối lộ.
Việc tham nhũng chỉ phát hiện và xử lý ở cấp phường, xã
chiếm đại đa số nói lên điều gì? Phải chăng các vị quan
chức cấp xã, phường thường là những vị dẫu gì ít có ô
dù và quan hệ dích dắc nhất. Nên việc nhà nước ra tay chống
tham nhũng là hình thức con tốt thí với mục đích chủ yếu
lừa mị là chính? Hơn nữa dù gì xử lý các vị này cũng ít
khi sợ đụng chạm? Thành ra nói tham nhũng ở VN được xem như
là tham nhũng vặt cũng không sai. Hơn nữa hành vi tham nhũng của
các quan cấp xã thường là đất đai, chôm ít tiền ngân sách
xã, chôm tiền cứu trợ, tiền chính sách,... mà thông thường
những khoản này chỉ là cò con và rất dễ phát hiện nhúng
chàm.
Các vị quan chức cấp xã, phường đa phần học hành
cũng không cao lắm, nên việc che dấu và ngụy tạo hành vi tham
nhũng thường vụng về, không tinh vi như các quan chức cấp cao?
Và điều quan trọng nhất là các vị thường là quan cấp thấp
nên nếu có tác động, hay che chắn gì cũng không đủ sức,
không đủ mạnh. Phần nữa là các quan thanh tra nếu nghe dư
luận về hành vi tham nhũng của các quan bé này, họ dễ làm
tới nơi tới chốn. Thứ nhất là số tiền ăn của các vị
không lớn, mà phần lớn những khoản tiền tham nhũng nếu có
này cũng đâu còn của ăn của để gì cho cam, nhậu nhẹt, bia
ôm, lô đề, em út cũng sạch rồi, nếu có chi hối lộ các quan
thanh tra thì cũng không bỏ bèn gì. Vả lại các quan thanh tra
chả dại gì ăn ít và nhỏ, người ta dễ nghĩ mình ăn dơ,
không đủ nhét kẽ răng, vừa được cái tiếng thơm thanh liêm,
vừa được tiếng làm nghiêm túc!
Thứ hai là các quan bé thường thì quan hệ
không rộng nên có chạy chọt gì cũng khó. Một khi đã bị
phát hiện, họ như cá nằm trên thớt cho các vị quan thanh tra
có cái mà báo cáo thành tích nữa chứ!
Ngược lại với con số 30,9% "vĩ đại" trên là
con số 0,3% nhỏ nhoi những hành vi tham nhũng được phát hiện
xử lý ở cấp trung ương. Như thừa nhận của ông tổng thanh
tra chính phủ là tham nhũng càng lên cấp cao càng khó phát hiện
xử lý? Không khó sao được khi mà chỉ trong vòng có 4 năm
Vinashin làm ăn thế nào mà lỗ lã những 130,000 ngàn tỉ? Thanh
tra lên, thanh tra xuống năm lần bảy lượt mà có thấy gì
đâu? Rồi thì vụ tham nhũng trong in tiền Polyme ở Securency bên
Úc, vụ chính phủ Mỹ xử hành vi hối lộ của công ty Nexus cho
các quan chức cao cấp của VN,... dư luận ầm ĩ là vậy còn
chính phủ thì im hơi lặng tiếng. Nói đâu xa vụ tham nhũng ở
PMU18 nhà nước cứ ngâm tôm hoài từ đó đến nay. Nguyễn
Việt Tiến có vai trò to là thế mà bổng nhiên được trong
sạch, phục hồi chức vụ, thậm chí chuẩn bị kiện ngược
lại báo chí. Có lẽ vì thấy dơ quá nên nhà nước chỉ đạo
dừng kiện, cho về vườn hưởng thành quả tích cóp trong mấy
năm làm quan mà ngậm miệng! Chứ không thì còn biết bao nhiêu
điều thú vị!
Thật sự không hiểu nổi nhà nước VN quyết tâm chống tham
nhũng kiểu gì, mà càng chống thì chỉ số cảm nhận tham nhũng
vẫn giữ nguyên, xếp hạng tham nhũng vẫn cứ luôn ở mức
đội sổ, 116/178. Còn nói tham nhũng ở ta không phải rỗng
ruột từ trên xuống cũng đúng nốt. Bởi vì có còn ruột đâu
mà rỗng nữa. Nói như anh Bút Bi bên báo tuổi trẻ chống tham
nhũng kiểu nhà nước mà dân uất quá thì mệt lắm đây. Nói
thật, giờ dân đâu thèm uất nữa mà coi như con... cxx ấy!
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/6874), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét