Nguyễn Quang Lập - Ăn theo mụ Thanh Chung

<div class="boxleft300"><img
src="http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/10/vn-jan-2010-032.jpg?w=300&h=268"
/><div class="textholder">Chèn tiêu đề của ảnh vào
đây</div></div>Mụ Thanh Chung là bạn của tui, quen nhau từ năm
một nghìn chín trăm cà cuống. Nhân đây cũng nói luôn cho bà
con hiểu, quê tui con gái đang nhỏ thì gọi bằng con, lớn tuổi
gọi bằng chị, ai trên bốn chục tuổi chồng con đề huề thì
lên chức mụ, giống chức ông bên đàn ông khi họ đến tuổi
50. Bà con đừng nghĩ tui gọi bằng mụ là xược, tại cái
tục quê tui như rứa.

Mụ Thanh Chung sống ở nước đế quốc sài lang nhưng là
người Việt gốc Việt cán bộ Việt. Mụ có cái blog tên là
Vì ta cần có nhau, nghe hơi sên sến nhưng mà đúng. Tui cũng vì
ta cần có nhau mới cạy cục giữ blog đến giờ, không thì tui
dẹp blog từ tám hoánh vì mất thời giờ kinh khủng. Hôm ni vô
blog mụ đọc bài "Ý Đảng lòng dân" thấy hay quá, chỉ
một nét chấm phá mụ đã gọi đúng tên sự việc. Bây chừ
bà con đọc bài ni, rồi nghe tui bình loạn sau:

<div class="special_quote">Theo đánh giá của Chủ tịch UBND Hà Nội
Nguyễn Thế Thảo, đại lễ kỷ niệm nghìn năm đã thành công
tốt đẹp, đạt mục tiêu trang trọng, hoàng tráng. Mỗi sự
kiện đều có hàng chục nghìn người dân tham gia rất tích
cực, vui vẻ.

Trao đổi với báo chí, bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó chủ tịch
UBND thành phố cho biết, ủy ban đã có báo cáo nhanh gửi Thủ
tướng, theo đó, đại lễ đã tổ chức an toàn, tiết kiệm,
có sự góp mặt của đông đảo người dân.

"Sự kiện đã nâng cao uy tín của thủ đô trước các bạn
bè thế giới", bà Hằng nhìn nhận.

Về sự cố ùn tắc giao thông tối 10/10, lãnh đạo thành phố
nhận định, đó là do công tác dự báo, thành phố không đánh
giá hết lượng người đến sân vận động Mỹ Đình đông
như vậy nên ứng phó không kịp thời.

Về số tiền dành để tổ chức Đại Lễ, ông Hồ Quang Lợi,
Trưởng Tiểu ban Tuyên truyền 1000 năm Thăng Long cho hay, chi phí
cho các sự kiện đại lễ sử dụng từ nhiều nguồn: trung
ương, ngân sách địa phương, đóng góp của các doanh nghiệp
theo hình thức xã hội hóa. Hiện các đơn vị chức năng vẫn
chưa hoàn tất thống kê. "Con số hàng chục nghìn tỷ đồng
chi cho đại lễ mà nhiều người nói là không chính xác", ông
Lợi khẳng định.

Dưới đây là kết quả thăm dò ý kiến bạn đọc của Báo
Dân trí vào lúc 3 giờ sáng ngày 20 tháng 10 (giờ HN)

Qua 10 ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, theo bạn các
sự kiện diễn ra:1. Xuất sắc? 2. Đạt yêu cầu? 3. Phô trương
hình thức.

Kết quả thăm dò hồi 9 giờ 37 phút sáng 21 tháng 10 (giờ HN):

Xuất sắc: 781 (5%)
http://dantri3.vcmedia.vn/App_Themes/Default/Images/vote.gif

Đạt yêu cầu: 2.126 (13%)
http://dantri3.vcmedia.vn/App_Themes/Default/Images/vote.gif

Phô trương hình thức: 13.174 (82%)
http://dantri3.vcmedia.vn/App_Themes/Default/Images/vote.gif

(Hết trích dẫn)</div>

Đọc xong tui cứ cười tủm tỉm, nghĩ bụng cái mụ Việt
cộng ni khôn gớm, cứ bày hết khách quan ra không một lời
bình. Nhưng mà hơi tiêng tiếc, giá mụ nói thêm về cái vụ
thăm dò ý dân cho sáng rõ ra lại càng hay.

Cái câu ý Đảng lòng dân nói mãi rồi, bây giờ hễ ai hồn
nhiên nhắc lại thì nghe vừa sáo vừa quê, thực ra nó là vấn
đề cốt lõi của cuộc sống Việt đương thời, khi không còn
cách nào khác hu hu. Xưa nay nếu việc gì ý Đảng cũng hợp
lòng dân thì bây giờ không phải ngồi bàn ba chuyện ni, có mà
dở hơi rỗi việc! Ai cũng biết nguyên nhân căn bệnh chủ quan
duy ý chí là chỉ vì cái tội xa dân, coi thường dân. Biết
rồi khổ quá nói mãi. Biết khi mô hết nói được hè?

Nói "Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm
chủ" tui nhất trí cái rụp, không thắc mắc chi. Nhưng Đảng
lãnh đạo làm sao, nhà nước quản lý thế nào khi không biết
bụng ông chủ đang nghĩ chi? Nhưng hiểu được bụng dân cũng
chẳng dễ. Lòng dân cũng có năm bảy loại, có lòng dân ngoài
mặt, lòng dân trong bụng; có lòng dân thói quen, lòng dân
chuộng lạ; có lòng dân ấu trĩ, lòng dân đổi mới;… tùm lum
tùm la cả. Cho nên mở các cuộc thăm dò ý dân là việc rất
nên làm, nói trắng ra là việc cần phải làm nếu thực bụng
coi dân là gốc.

Việc mở các cuộc thăm dò ngày nay rất dễ, thế giới mạng
thật tuyệt vời, muốn mần chi cũng dễ. Rứa thì Đảng, Nhà
nước trước khi ra các quyết sách lớn cần phải hỏi ý dân.
Ví dụ một câu trong Dự thảo cương lĩnh: "Đi lên chủ nghĩa
xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng
đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh" người bảo nói phét, người bảo hoàn toàn chính xác.
Muốn biết nói phét hay chính xác thì cứ mở thăm dò cái là
biết ngay, cứ để tù mù vậy rồi cãi nhau tối ngày vẫn
chẳng xong.

Thôi, chuyện đó to lớn lại hơi bị nhạy cảm, tui không dám
bàn sâu. Nhưng cái chuyện Bauxite ở Tây Nguyên có thể mạnh
mồm nói được. Quốc hội bàn một trận không xong, kì này
bàn thêm một trận nữa chắc cũng sẽ không xong. Rứa thì răng
không thăm dò ý ông chủ hè. Cứ đặt ba câu: 1. Nên tiếp
tục làm? 2. Chỉ làm ở qui mô nhỏ? 3. Đình chỉ hoàn toàn?
Rứa thôi, có chi mô mà không làm hè!

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/6807), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét