phải lui bước tự do hoá kinh tế.</strong></em>
Việt Nam đôi khi có được lòng yêu mến của các nhà đầu tư
quốc tế, và giờ đây, sự lãng mạn không thường xuyên ấy
có vẻ trở lại lần nữa. Tuy nhiên, duy trì được điều đó
sẽ là một vấn đề khác. Tất cả đều không tốt, khi nước
này nếm trải tình trạng bong bóng tín dụng đang loang rộng và
lạm phát ngày một gia tăng. Nó làm tăng nguy cơ, rằng tại
Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản diễn ra tháng 1, Hà
Nội có thể phải rút lui khỏi những cải cách thị trường.
"Câu chuyện" với các nhà đầu tư quốc tế bao gồm tốc
độ tăng trưởng cao đi đôi với một con số người dân hoạt
động kinh doanh. Đầu tư nước ngoài đổ vào các tiện ích,
sản xuất và bất động sản với hy vọng phục vụ tầng lớp
trung lưu đang phát triển của Việt Nam. Đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong năm nay là 12,2 tỉ USD khi nước này đang dần
dần thu hút lại các nhà đầu tư mà họ để mất trong cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, câu chuyện tăng trưởng này đi kèm với những cảnh
báo. Rõ ràng nhất là lạm phát. Ước tính tỉ giá hiện tại
năm nay tăng lên gần 9% so với năm trước, sau khi tiêu dùng ở
Việt Nam đã được phục hồi từ mức lạm phát tới 27% vào
cuối năm 2008. Tại hai thành phố lớn nhất, Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh, giá cả tăng tới 1% chỉ riêng trong tháng 9.
Vấn đề cơ bản là Hà Nội đã cố gắng sử dụng tín dụng
ngân hàng siêu rẻ để kích thích tăng trưởng, một chiến
lược làm bùng nổ lạm phát. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã
giữ các tỉ lệ lãi suất thực tế trong phạm vi âm bằng cách
thiết lập tỉ lệ tái cấp vốn ở mức 8% và tỉ lệ chiết
khấu là 6%. Trong khi đó, tín dụng mới lên tới 37% GDP năm
2007, 20% năm 2008 và 35% năm ngoái. Chính phủ đặt mục tiêu mở
rộng tín dụng với tỉ lệ khác là 25% GDP năm nay trong nỗ
lực kích thích tăng trưởng.
Tự do hoá không đủ nhanh chóng để tạo ra lợi nhuận mới cho
việc sử dụng tiền mặt. Thay vào đó, rất nhiều tiền đổ
vào các doanh nghiệp nhà nước lớn và không hiệu quả. Các
chủ doanh nghiệp nhỏ thường than phiền về việc không thể
có được những khoản vay từ các ngân hàng thương mại Việt
Nam. Ngân hàng thay vào đó đã mở rộng số lượng tín dụng
cho những công ty như Vinashin, một tập đoàn đóng tàu gần phá
sản và cũng là một trong những doanh nghiệp nhà nước lớn
nhất của Việt Nam. Công ty này ước tính gánh một khoản nợ
tới 4,7 tỉ USD và là một con nợ lớn nhất với rất nhiều
ngân hàng Việt Nam.
Một hậu quả của chính sách mở rộng tín dụng là toàn bộ
dòng tiền mới không được cung cấp cho đầu tư sản xuất,
mà thay vào đó là tạo ra mức lạm phát nhanh chóng. Hậu quả
khác là các ngân hàng đã tự lâm vào tình trạng khấu hao cực
lớn do hoá đơn tổng của Vinashin đáo hạn. Khi Fitch hạ mức
đánh giá tỉ lệ tín dụng của Việt Nam xuống BB- từ B+ trong
tháng 7, họ nhấn mạnh rằng, nếu các ngân hàng Việt Nam sử
dụng các quy chuẩn kế toán quốc tế, tỉ lệ nợ xấu sẽ cao
gấp 3-5 lần so với những gì được báo cáo theo quy chuẩn
của Việt Nam. Văn phòng Thanh tra Chính phủ tuần trước đã
phát hiện ra rằng, năm ngân hàng thương mại đã vi phạm các
thủ tục bằng cách cấp các khoản vay ngắn hạn mà họ không
nên có.
Các vấn đề còn bị làm cho tồi tệ hơn, ở đây là nguy cơ
rình rập của một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán. Tháng
trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế thông báo, dự trữ ngoại tệ
của Việt Nam trong nửa đầu năm nay đã giảm xuống chỉ còn
bằng giá trị của bảy tuần xuất khẩu, thấp hơn mức ba
tháng theo chỉ dẫn được đề nghị để tránh một cuộc
khủng hoảng cán cân thanh toán.
Một lượng lớn ngoại tệ từ giao dịch quốc tế và tiền
chuyển từ nước ngoài đổ vào kinh tế Việt Nam, nhưng có
một dòng tiền lớn và không nhận biết được không kết thúc
trong hệ thống ngân hàng. Các chủ doanh nghiệp Việt Nam, những
người tồn tại qua thời kỳ chiến tranh, đói khổ và siêu
lạm phát, đã trở nên quen thuộc hơn với việc nắm giữ đô
la và vàng hơn là tiền đồng bất ổn định. Không chắc là
cảm tình với tiền đồng có đủ để thay đổi hành vi từ
tích trữ đô la sang bán đô la cho các ngân hàng.
Ngân hàng trung ương không phải không nhận thấy tất cả
những nguy cơ này. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nguyễn Văn Giàu đã cố gắng kiềm chế lạm phát bằng cách
thắt chặt chính sách tiền tệ. Trong tháng này, ông đã nâng
tỷ lệ an toàn vốn lên 9% từ mức 8% trong một nỗ lực buộc
các ngân hàng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn trong các mảng cân
đối của họ thay vì cho vay.
Nhưng ở đây, những yếu tố chính trị đã bước vào cuộc
chơi này, và đặc biệt là sự xô đẩy tìm kiếm vị trí
trước kỳ Đại hội tháng 1. Các nhà quản lý điều hành các
doanh nghiệp nhà nước lớn của Việt Nam liên quan tới chính
trị nắm giữ ảnh hưởng đáng kể trong Quốc hội sắp tới,
nên các quan chức đảng tham vọng đã phớt lờ nhu cầu tín
dụng giá rẻ vào thời điểm nguy hiểm của chính họ. Kết
quả là, không một quan chức chính phủ nào đặt ra yêu cầu
nâng tỉ lệ vốn sớm hơn ông Giàu để ép ngân hàng trung
ương đưa ra mức lãi suất cho vay thấp hơn nữa. Ông Giàu sẽ
dường như không có toàn quyền hành động để chế ngự lạm
phát cho tới sau tháng 1.
Thay vào đó, các quan chức đảng dường như bắt đầu gia tăng
quy kết cho tất cả những lo lắng không phải vì sự quản lý
kinh tế yếu kém của họ, hay vì không thực hiện những cải
cách sâu hơn, mà là vì chính những cải cách họ đã làm. Một
dấu hiệu là chính phủ đã dùng đến các biện pháp kiểm
soát giá kiểu cũ hơn là dựa trên cơ chế thị trường như
điều chỉnh lãi suất để cố gắng kiểm soát lạm phát.
Đó là kết quả tồi tệ nhất. Việt Nam cần cải tổ nhiều
hơn theo định hướng thị trường, chứ không phải ít hơn,
để tạo các kênh sản xuất đầu tư vốn dài hạn. Nó bao
gồm việc tạo ra quy mô lớn hơn để các ngân hàng cho các
công ty, doanh nghiệp nhỏ vay vốn. Nó cũng có nghĩa là tránh
các biện pháp như kiểm soát giá cả làm cản trở các nhà
đầu tư nước ngoài dài hạn, trong khi lại khuyến khích đầu
cơ ngắn hạn – những người đặt cược vào động thái
chính sách hơn là tăng trưởng dài hạn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được coi là một nhà cải
cách thị trường, nhưng ngày càng rõ ràng là người bảo thủ
đến cùng các thói quen mệnh lệnh và kiểm soát. Các nhà đầu
tư sẽ theo dõi sát sao Đại hội tháng 1 để xem liệu Hà Nội
vẫn hiểu tự do hoá là con đường dẫn tới tăng trưởng hay
Việt Nam sẽ trở lại những con đường cũ của mình.
<em>Ông Phan là một nhà nghiên cứu kinh tế tại New York.</em>
<em>Người dịch: Phạm Hữu</em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/6802), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét