<ul>
<li><a
href="http://tintuc.xalo.vn/001757601902/tre_mau_giao_hoc_them_den_7_gio_toi.html">Trẻ
mẫu giáo học thêm đến 7 giờ tối</a></li>
<li><a
href="http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/Giao-duc/2010/07/3BA1D8C9/">Xếp hàng
trắng đêm xin học mầm non</a></li>
<li><a
href="http://tintuc.xalo.vn/00-1540714768/xep_hang_tu_12_gio_dem_xin_cho_con_vao_lop_1.html">Xếp
hàng từ 12 giờ đêm xin cho con vào lớp 1</a></li>
<li><a href="http://blog.tamtay.vn/LUONGGIANG/blog/entry/168805">Xin cho con
vào lớp 6: Xếp hàng từ nửa đêm</a></li>
<li><a
href="http://vietbao.vn/Tuyen-sinh/Nua-dem-xep-hang-dang-ky-vao-lop-10/20718179/290/">Nửa
đêm, xếp hàng đăng ký vào lớp 10</a></li>
</ul></div>
<div class="boxleft300"><img
src="http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/ED/BF/tt1.jpg" /><div
class="textholder">Ảnh minh họa: Corbis.</div></div>
<em>Ở Australia, mỗi khi gặp khó khăn, con tôi đều có thể chia
sẻ với cô giáo như là với mẹ thứ hai của nó vậy. Điều
này thật xa xỉ ở Việt Nam.</em>
Tôi cũng là người trong cuộc như Bảo Trân nên hiểu 100% sự
thật bạn chia sẻ. Nhiều bạn phản đối (có lẽ các bạn
đang sống tại Việt Nam). Tôi cũng chỉ đến Australia được
hơn hai năm thôi, khi còn ở Việt Nam tôi rất ghét đọc những
bài viết nói xấu về Việt Nam, nên tôi cũng thông cảm các
bạn.
Khi còn ở Việt Nam tôi làm cho các công ty nước ngoài, nên
chuyện tôi đã sống ở nước ngoài một tuần hoặc nửa tháng
là chuyện bình thường. Lương tôi (chưa kể thu nhập thêm) đã
là 1.000 USD/tháng. Vợ chồng tôi và hai nhóc cũng khá thoải mái
với cuộc sống tại Việt Nam.
Khi ông xã tôi được cử đi công tác tại Australia bốn năm và
muốn đem các con qua bên này học, tôi cũng hết sức đắn đo
khi từ bỏ công việc tại Việt Nam để đi theo chăm sóc các
con. Cuộc sống không được thoải mái như khi ở Việt Nam về
tiền bạc thôi, tuy nhiên bù lại các con tôi được hưởng
một nền giáo dục tuyệt vời.
Chúng tôi không phải chạy đua với thành tích của các trường
học tại Việt Nam, chúng tôi không bị vòi vĩnh khi đến cửa
quan. Chúng tôi không bị cảnh chen lấn hay nghe những từ ngữ
tục tĩu khắp nơi. Chúng tôi cũng không phải suốt ngày lo sợ
mình để hở thứ gì ra là có kẻ lấy mất, cũng không chịu
cảnh cúp điện, cúp nước không cần báo trước, không còn
chịu cảnh hít khói xe, tiếng bấm còi inh ỏi, chen lấn vì
kẹt xe khắp nơi. Tôi không còn cảnh chờ chồng đi nhậu đến
11-12 h đêm với lý do tiếp sếp. Ngay cả rau cũng không cần
rửa có thể ăn mà chẳng sợ gì cả...
Tóm lại, dù chúng tôi có cực khổ thế nào nơi xứ người,
cũng chỉ mong cho con cái mình có được một nền tảng giáo
dục. Ngoài sự mẫu mực từ gia đình, chúng cũng hưởng
được sự công minh tối thiểu nơi xã hội, trường học. Các
con tôi được học và trang bị tất cả các kỹ năng để có
thể tự phục vụ mình và phục vụ cho cộng đồng ngay từ khi
bé học mẫu giáo. Các bài học ở trường mang tính tính ứng
dụng sâu sắc.
Thầy cô giáo yêu thương học sinh lắm các bạn ạ. Con cái tôi
đã chuyển hai trường học từ ngày qua đây, nhưng trường nào
chúng cũng nhận được tình cảm yêu quý của các cô và thầy.
Khi gặp bất cứ khó khăn nào chúng đều có thể chia sẻ, tâm
sự với cô như người mẹ thứ hai vậy. Điều này thật xa
xỉ khi ở Việt Nam. Họ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho con
bạn phát huy hết khả năng của chúng, mình có cảm giác công
việc của giáo viên ở đây là phát hiện tài năng, tìm cách
trau dồi chúng, họ chỉ đóng vai trò hướng dẫn học sinh trong
việc học, nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu để bổ sung cho
vấn đề mới chúng vừa được cung cấp hôm nay, và mỗi ngày
chúng đến trường đều là những ngày tuyệt vời trong cuộc
đời tuổi thơ chúng, ngày nào chúng cũng khao khát khám phá
thế giới xung quanh.
Và đó chính là câu trả lời cho các bạn thắc mắc: đâu ai
bắt sống cực khổ ở nước ngoài?
<em>Nammeo</em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5958), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét