Từ Hà Tĩnh xin gửi món quà “6 chữ” đến những bạn trẻ yêu nước Việt Nam

Những ngày qua nghe và thấy những dòng chữ Hoàng Sa – Trường
Sa các bạn đã kẻ vẽ trên khắp quê hương Việt Nam. Chúng
tôi những người đàn ông tóc đã hoa râm sắp được làm ông,
bỗng thấy rào rạt cảm xúc như đang tuổi thanh niên. Trước
kia đều trải qua quân đội, bạn tôi chiến đấu ở biên
giới Tây Nam tổ quốc, còn tôi thì cùng lứa với những chiến
sĩ hải quân đã hy sinh tại đảo Gạc Ma – Trường Sa năm
1988. Chúng tôi rất đau lòng trước cảnh ngư dân Việt Nam bị
giết hại bởi quân Trung Quốc. Tuy năm tháng cầm súng đã qua
lâu với chúng tôi, nhưng nghĩ đến cảnh quân Trung Quốc tàn
sát chiến sĩ Việt Nam trên đảo Gạc Ma làm chúng tôi uất
nghẹn.

Trong chuyến đi công chuyện làm ăn từ phía Nam về, trên xe
gồm 4 người chúng tôi có dừng lại Kỳ Anh – Hà Tĩnh ăn
cơm. Tại đây chúng tôi sững người nghe bàn bên có mấy
người có vẻ quan chức nói chuyện với nhau.

- Này hôm nọ bọn nào dán giấy Trường Sa, Hoàng Sa ở Hà Tĩnh
mình. Thằng em mình làm công an, tụi nó bị xếp gọi lên nói
đi bắt bọn dán chữ ấy.

Mấy thằng lính hỏi:

- Sao lại bắt, thế Trường Sa, Hoàng Sa giờ không phải của
mình a anh?

Xếp nó bảo:

- Ừ thì vẫn của mình, nhưng bọn này nó làm thế là do bị
kích động, không ngăn thì nó làm loạn.

Thằng em tôi nó kể, bọn nó đi cứ thấy dán giấy ở đâu là
bóc về nộp lấy công. Chúng nó nói chả hơi đâu đi bắt
thằng dán cho nó mệt.

Ở bàn bên chúng tôi im lặng lắng nghe, câu chuyện chúng tôi
vừa nói trên xe không ngờ cũng lại thấy đề cập đến ở
quán ăn sang trọng này.

Ra khỏi quán lên xe, chúng tôi nói chuyện:

- Có lẽ bọn lính nó không muốn làm, không muốn bắt bọn dán
chữ các ông ạ.

Người khác nói:

- Bắt cái gì, làm gì sai mà bắt.

Anh bạn chiến đấu ở Tây Nam hồi năm 78 nói:

- Bọn đó nó dán chữ, chứ mình mà sơn lên tường thì đố ai
bóc nổi.

Anh bạn đang cầm vô lăng nói:

- Tí xem chỗ nào bán sơn, dừng mẹ lại mua, cứ đường quốc
lộ ta sơn xem ai làm được gì.

Thế là chúng tôi dừng mua sơn.

Chúng tôi thấy bên đường có nhà dân bức tường lồ lộ,
định xuống sơn thì có bạn ngăn:

- Thôi sơn nhà dân nó nói, thành ra việc tốt lại mang tiếng,
ta cứ gặp cây cầu nào như mấy cái cầu ban nãy, có thành xi
măng mà sơn.

<center><img src="http://danluan.org/files/u1/image002-article.jpg"
width="450" height="337" alt="image002-article.jpg" /></center>

<center><img src="http://danluan.org/files/u1/image004-article.jpg"
width="450" height="337" alt="image004-article.jpg" /></center>

<center><img src="http://danluan.org/files/u1/image013-article1.jpg"
width="450" height="337" alt="image013-article1.jpg" /></center>

<center><img src="http://danluan.org/files/u1/image006-article.jpg"
width="450" height="337" alt="image006-article.jpg" /></center>

<center><img src="http://danluan.org/files/u1/image008-article.jpg"
width="450" height="337" alt="image008-article.jpg" /></center>

<center><img src="http://danluan.org/files/u1/image010.jpg" width="449"
height="337" alt="image010.jpg" /></center>

Chúng tôi đi suốt từ Kỳ Anh đến Hồng Lĩnh, trên đoạn
đường khoảng 70km, gặp cây cầu nào tiện là xuống sơn. Vừa
sơn vừa cãi nhau thằng này sơn không đẹp, thằng kia sơn ẩu.
Dân đi qua thấy mấy lão trung niên tóc hoa râm, đi xe ô tô mà
người sơn chữ, người chụp ảnh, người thì chỉ trỏ vẽ
chỗ này, vẽ chỗ kia mà chả hiểu chúng tôi làm gì. Thậm chí
lúc đang sơn ở Thạch Kiên – Hà Tĩnh có anh công an đi xe máy
qua nhìn mà chả buồn giảm ga xem chúng tôi làm gì.

Sơn hơn chục cái cầu thì hết lọ sơn. Cả hội lại bàn nhau
là phải mua mấy loại sơn, chỗ nào nền xanh thì sơn trắng,
nền vàng sơn đỏ, nền đỏ sơn đen cứ bàn tán đến chiều
tối. Ăn cơm xong thì chả tìm được hàng bán sơn, trời thì
lại mưa. Lúc đó còn bao nhiêu khoảng trống ngon lành dễ nhìn
mà tiếc quá không còn sơn. Ông bạn sơn nói ông mua sơn:

- Ai cắt rốn cho ông mà ông keo kiệt thế, sao không mua chục
hộp sơn từ đây về nhà mình luôn.

Mấy thằng bọn tôi tuy già nhưng hay nói móc mỉa nhau như vậy,
nhưng chúng tôi chơi với nhau đã lâu, chả tự ái vì quá hiểu
nhau. Ông mua sơn thì cũng chả nghĩ mua nhiều chứ không phải
ông ấy tiếc gì tiền. Ông kia biết thế nhưng vẫn hỏi trêu
vậy. Ai ngờ ông mua sơn nói:

- Mẹ kiếp, mình mua thế, sơn thế cho bọn nhà nước nó biết.
Lần sau nó cho cán bộ đi mà sơn, chứ mình làm hộ chúng nó
mãi à ?

Thế là hẹn nhau lần sau đi đâu làm tiếp như thế để ủng
hộ hành động các cháu thanh niên. Cho các cháu biết bọn chú
tuy già nhưng cũng không ngại ngần chuyện gì dù là chuyện
nhỏ để sát cánh với các cháu trên tinh thần yêu nước của
người Việt ta.

Các chú hứa sẽ làm tất cả những gì có thể để cùng các
cháu vực dậy tinh thần dân tộc đang bị suy yếu trước lối
sống chạy theo vật chất ngày nay trong xã hội ta. Lối sống
và suy nghĩ đang khiến dân tộc ta không những mất nước mà
còn mất đi cả những giá trị nhân bản trong giao tiếp hàng
ngày của con người. Như vậy chúng ta sẽ dần mất cả dân
tộc, cả đất nước. Mặc dù các chú là những người kinh
doanh, có người đứng đầu doanh nghiệp, đều khá giả nhưng
với dòng máu của những người lính khi xưa thì vật chất
không thể làm mai một những dòng máu mà các bạn chú đã ngã
xuống vì đất nước.

<em>Vĩnh Bảo và các bạn bô lão Hà Tĩnh.</em>

<center><img src="http://danluan.org/files/u1/image011-article.jpg"
width="450" height="337" alt="image011-article.jpg" /></center>

<center><img src="http://danluan.org/files/u1/image015-article.jpg"
width="450" height="600" alt="image015-article.jpg" /></center>


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5961), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét