Hoàng Tuấn - Chuyện tào lao về Nông Thông Đổi Mới

Tối qua, 4/8, xem thời sự trên VTV3 với phóng sự về Nông thôn
đổi mới nhân chuyện gần đây, người ta đang bàn về Tư duy
đổi mới nông thôn. Phóng sự về nông thôn đổi mới lấy
bối cảnh là xã Thanh Thủy.

Xem và sửng sốt vì đây là phóng sự có "đầu tư" tư duy và
hệ thống lý luận của một kênh truyền hình trung ương quan
trọng. Xem và sửng sốt vì nhân vật chính trong phóng sự này
không phải là nông dân và bối cảnh cũng chẳng phải cảnh
nhà nông đổi mới mà là ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng
Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ NN&PTNT và bối cảnh quanh đi
quẩn lại về "sự nghiệp đổi mới" ở đây là trụ sở Ủy
ban nhân dân xã và một vài hạng mục được xây bằng... kinh
phí nhà nước. Tịnh không có người dân nào nói gì về đời
sống cũng chẳng lấy nổi một lần lia ống kính trượt qua
mấy cái công trình nho nhỏ xây từ tiền nhân dân đóng góp.

Vậy mà nó định nói về nông thôn đổi mới ở xã Thanh
Thủy.

Nhưng cái đích của phóng sự này lại ở chỗ khác. Nó có hai
cái đích. Một là việc đưa ra hình ảnh tiền "nhân dân" đầu
tư cho các công trình phục vụ cán bộ thì giải ngân nhanh (và
có vẻ ám chỉ nông thôn mới dễ thực hiện theo cách này)
trong khi phê phán người dân không chịu đổi mới tư duy để
làm nông thôn mới. Bằng chứng phê phán là khi người ta xây
dựng kế hoạch "đổi mới" cho cái xã nghèo kiết xác này thì
có hai nguồn kinh phí được vẽ ra: Một là kinh phí lấy từ
tiền đóng thuế của người dân - gọi là tiền ngân sách và
Hai là nguồn huy động từ những hộ dân nghèo kiết xác này
những... 9 tỉ đồng! Người ta phải phê bình các hộ dân vì
sau khi vẽ ra cái kế hoạch trên trời này thì chẳng thấy dân
bán nhà bán đất đi để góp cho đủ 9 tỉ đồng theo như
những nhà chuyên vẽ Dự án và Kế hoạch đã phác thảo. Dân
chỉ đóng vỏn vẹn được có trên 800 triệu đồng. Tức là
không bằng nổi 1/10 sự vẽ vời của người lập dự án. Thế
nên, người ta mời VTV3 về làm cái việc "phê bình" nhân dân
vì không chịu đóng góp đủ. Phải đóng góp cho đủ 9 tỉ
đồng thì dân mới được coi là "chịu khó đổi mới tư duy"
theo chủ trương Nông thôn đổi mới.

Tiền từ ngân sách thì tiêu cho các công trình phục vụ cán
bộ hết rồi. Vốn đối ứng từ nhân dân thì chẳng bõ bèn
gì. Khâu đầu tiên của Kế hoạch Nông thôn đổi mới ở xã
nghèo Thanh Thủy coi như đã thành công vì mục tiêu giải ngân
tiền nhà nước đã trọn vẹn. Để cho đỡ "lố" người ta
lôi dân nghèo ra phê bình vì không chịu đóng góp. Ấy gọi là
vừa được "ăn" lại vừa được "mắng".

Một tư duy "đổi mới" đầy mẹo mực. Và thủ đoạn.

Cách đây chưa lâu, khi mình còn phải thường xuyên làm việc
với Bộ NN&PTNT thì cái tiếng của anh Viện trưởng Đặng Kim
Sơn nghe cứ như ngọn núi trí tuệ bên tai mỗi khi có vấn đề
gì cần chất vấn hơi "chuyên môn sâu" với Bộ này. Và tất
nhiên, trong cái mục tiêu, nhiệm vụ đổi mới đời sống nông
thôn thì cái Bộ này phải là Bộ chịu trách nhiệm thực hiện
chính. Và vì thế, về trách nhiệm, có vẻ anh Viện trưởng
Sơn lên tiếng phê bình dân không chịu đổi mới tư duy để
thực hiện nông thôn đổi mới là hợp lý. Bằng chứng là
tiền nhà nước (do dân đóng góp) đã dồn vào xây trụ sở cho
cán bộ xong hết rồi, tức là dân đã bỏ tiền ra xây chỗ
làm việc cho cán bộ rất ngon rồi, thế mà còn 9 tỉ đồng
"đối ứng" cần phải xì ra để làm một số việc gọi là
"cho dân" mà mãi chẳng thu đủ. Lạ. Anh này "phê bình" lạ
lùng. Mình thì tưởng là phải khen đức hi sinh của nhân dân
ở đây chứ nhỉ. Nghèo. Kiết xác. Thế mà bỏ tiền ra xây
trụ sở cho cán bộ nhưng lại chẳng chịu bỏ thêm tiền ra
xây dựng, cải tạo hạ tầng cho chính mình. Đức hi sinh lớn
lao. Hi sinh kiểu này thì không đúng ý của Bộ NN&PTNT. Vì đáng
ra, sau khi xây cho cán bộ xong, dân phải bỏ thêm tiền ra để
làm nốt những công việc còn lại chứ. Đằng này lại làm có
mỗi một nửa, là phục vụ cho mỗi cán bộ thôi. Nửa còn
lại của công cuộc đổi mới cho chính mình thì không chịu
làm. Mà theo cái chiều "tư duy đổi mới" này thì chẳng hóa,
nhân dân, nông dân phải làm công cuộc "đổi mới" từ A đến
Z hay sao. Cán bộ thì làm gì trong cuộc đổi mới mấy công
trình trụ sở ở xã Thanh Thủy này? Họ ung dung ngồi rung đùi
sau mỗi cái bàn làm việc mới được trang bị trong một trụ
sở mới được dân xây dựng. Nếu có chênh lệch nào giữa
hóa đơn xây dựng, đầu tư các hạng mục thì chắc dân không
được nhận bàn giao lại. Nó đi vào túi các cán bộ hoặc
không thì cũng ra hết ngoài hàng bia thịt chó rồi.

Ôi, đổi mới tư duy nông thông mới ở Thanh Thủy. Giá mà dân
giàu hơn thì đã phải làm nốt việc tự xây dựng cho chính
mình. Nhưng nghèo quá, mới làm được một việc là "đầu tư"
cho cán bộ. Vậy mà anh Viện trưởng Sơn lại không chịu thông
cảm với dân nghèo. Anh ấy trách. Trách dân thụ động. Làm
đổi mới mà chỉ làm có từ A đến L mà chẳng chịu làm nốt
đến Z cho ... cán bộ tiện thể báo cáo với cấp trên.

Đổi mới nông thôn là việc dễ hay khó hả anh Đặng Kim Sơn?
Chắc nói theo Nghị quyết và chủ trương thì anh sẽ bảo là
việc Khó, cần cả hệ thống chính trị vào cuộc. Nói như
sách. Ấy thế mà cái phóng sự trên VTV3 về xã nghèo Thanh
Thủy lại chẳng thấy ai bảo là Khó, cũng không dẫn ra việc
cụ thể về phương hướng, sách lược, từng phần việc cụ
thể cần làm và làm theo lộ trình thế nào của cái hệ thống
chính quyền ở xã Thanh Thủy, ở cấp huyện, cấp tỉnh. Chỉ
thấy mỗi tiền thuế của dân đã chuyển qua thành trụ sợ,
công trình và... thế thôi. Mọi việc vẫn còn ì ạch và dang
dở. Không thấy ông xã nào ra phát biểu rằng cán bộ xã sẽ
làm gì, sẽ nghĩ gì, sẽ chỉ đạo cụ thể cái gì cho sự
nghiệp ở xã mình sớm thành hiện thực sau khi đã có thể dung
đùi, ấm cật ngồi trong trụ sở mới.

Một việc khó đến thế và cả hệ thống đang còn tranh luận,
bàn ngược bàn xuôi xem làm thế nào mới hiệu quả cho nông
dân thực sự được đổi mới, ấy thế mà ông Sơn quay ra
trách người dân rằng chẳng chịu đổi mới. Đổi mới dễ
thế à? Dễ thế cần gì các ông phải lập chiến lược cả
mười năm nay mới xong và khi xong, sản phẩm trí tuệ của cả
một Bộ đầu ngành, đầu lĩnh vực ấy vẫn bị giới trí
thức chê, sửa lên chữa xuống.

Tôi thấy ý chính của phóng sự đổi mới nông thôn ở Thanh
Thủy trên VTV3 vừa rồi là cơ hội để ông Sơn đá quả bóng
khó khăn và nặng nề vào vai nông dân. Nếu cái đà nông thôn
mới của các ông soạn thảo mà nó đi không nhanh được chắc
sẽ không do các ông mà là do dân... không chịu làm luôn từ A
tới Z cho nó rồi.

Chiến lược đổi mới nông thôn là một trong ít Đại chiến
lược của cả Đảng, Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính
trị đang vào cuộc.

Tạm rời chuyện nông thôn để quay ra một cuộc cách mạng
khác trong nước là cách mạng Quy hoạch và xây dựng đô thị.
Không thấy ai làm phóng sự về người dân thành phố, đô thị
lớn trong cả nước phải bỏ tiền ra làm quy hoạch, phải
"đổi mới tư duy" để đẩy nhanh việc quy hoạch và triển khai
các Đại đô thị trăm tầng với Villa, biệt thự, nhà vườn.
Toàn thấy tiền ODA và tiền mà các doanh nghiệp khéo léo rút
từ nông dân qua việc chuyển đổi đất 3 xu thành đất ngàn
vàng.

Ở thành thị lằm của nhiều tiền hơn nông thôn, ấy thế mà
người dân không bị chỉ trích rằng chẳng chịu đổi mới tư
duy từ A đến Z để cho các Đại dự án quy hoạch được
đẩy nhanh tiến độ. Vậy mà người ta lại quay ra đổ lỗi
cho nông dân nghèo rằng chẳng chịu đổi mới tư duy để quá
trình nông thôn đổi mới sớm thành hiện thực. Đổi mới có
nghĩa rằng, dân phải làm từ A đến Z.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5947), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét